I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
- Biết cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS phát biểu và viết qui tắc về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Chấm vở bài tập một số em
GV nhận xét cho điểm từng HS.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 Tiết 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
Môn : Toán
Tiết 34 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
- Biết cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS phát biểu và viết qui tắc về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Chấm vở bài tập một số em
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Biểu thức có chứa ba chữ
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
2
Luyện tập
Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
a) Biểu thức có chứa ba chữ
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán ví dụ.
- Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- GV treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá?
- GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.
- Làm tương tự với các trường hợp khác.
- GV nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được là bao nhiêu con?
- GV giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
- GV yêu cầu HS nhận xét về biểu thức có chứa ba chữ.
b) Giá trị của biểu thức chứa hai chữ
- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu?
- GV nói : Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- Khi biết giá trị cụ thể của a, b và c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào?
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì?
Bài 1:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
- Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
- Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- Mọi số nhân với 0 đều bằng gì?
- Mỗi lần thay các chữ a, b và c bằng các số chúng ta tính được gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS đọc phần a.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.
- Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá.
- Theo dõi.
- HS nêu tổng số các của cả ba người trong mỗi trường hợp .
- Cả ba người câu được a + b + c con cá.
- Theo dõi.
- Biểu thức có chứa ba chữ luôn gồm có dấu tính và ba chữ.
- Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- Theo dõi.
- HS tìm giá trị biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.
- Ta thay các số vào chữ a, b và c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức a + b + c.
Nếu a=5, b =7, c = 10 thì a+b +c = 5 +7 +10 = 22
Nếu a =12, b = 15 ,c = 9 thì a + b +c = 12 + 15 + 9 = 36
- Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22
- Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Mọi số nhân với 0 đều bằng 0.
- Tính được một giá trị của biểu thức a b c.
3
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu mỗi HS lấy 1 ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về giá trị của các biểu thức trên.
- Về nhà làm bài tập 3/44.
- Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tiet 34T_N.doc