Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Mục tiêu:

- Giúp HS rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ.

- Thực hành lập biểu đồ.

II. Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ bài 3.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

GV gọi HS lên bảng chữa bài về nhà.

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. b. Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp. HS: 1 - 2 em lần lượt lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. - Trao đổi về bài chữa trên bảng. - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu. - Chép bài vào vở. 4. Hướng dẫn HS học tập những đoạn thư, những lá thư hay: GV đọc những đoạn thư, những lá thư hay của HS. HS: Trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn thư, lá thư. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét về tiết học. - Biểu dương những HS viết thư đạt điểm cao. ****************** Đạo đức biết bày tỏ ý kiến (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. II. Đồ dùng: Tranh ảnh, đồ dùng hoá trang, III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 1 - 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu - ghi đầu bài: 2. Các hoạt động; *HĐ1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”. a. HS đóng tiểu phẩm: HS: Xem tiểu phẩm do 1 số bạn trong lớp đóng. Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa. b. Cho HS thảo luận: ? Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không ? Nếu là Hoa, em sẽ giải quyết thế nào HS: Tự trả lời. => GV kết luận. *HĐ2: Trò chơi “Phóng viên”. HS: 1 số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3 SGK. - GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. * HĐ3: HS: Trình bày các bài viết, tranh vẽ (bài tập 4 SGK). - GV kết luận chung: + Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến. + ý kiến của trẻ cần được tôn trọng. + Trẻ em cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm theo những điều đã học. ****************** Thể dục(*) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi: “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, khéo léo, chính xác. II. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung. HS: Xoay cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai, - Chạy nhẹ nhàng. - Chơi trò chơi “Thi đua xếp hàng”. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ: - Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. HS: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. - Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương. - Tập cả lớp do GV điều khiển. b. Trò chơi vận động: GV phổ biến trò chơi, cách chơi và luật chơi. HS: 1 nhóm HS chơi thử. Cả lớp cùng chơi. - GV quan sát, biểu dương HS tích cực trong khi chơi. 3. Phần kết thúc: - Cho HS tập 1 số động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay theo nhịp. - Trò chơi “Diệt các con vật có hại”. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ****************** Tiếng Việt Ôn bài Mở rộng vốn từ: trung thực - tự trọng I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực - tự trọng. - Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong SGK và sách nâng cao. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở, 1 số em làm bài vào phiếu học tập. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Một lòng một dạ gắn bó - Trước sau như một không gì lay - Ăn ở nhân hậu, thành thật, - Ngay thẳng thật thà là ... à Trung thành. à Trung kiên. à Trung nghĩa. à Trung thực. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm. - GV chốt lại lời giải đúng: a) Trung thu, trung bình, trung tâm. b) Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên. + Bài 4: Đặt câu. HS: Mỗi em nối tiếp nhau đặt câu với các từ ở bài trên. - VD1: Lan là học sinh trung bình của lớp. - Các chiến sĩ luôn trung thành với Tổ quốc. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. ******************ự****************** Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2008 Kĩ thuật Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường I.Mục tiêu: - HS biết khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - Vải, kim khâu, chỉ khâu, III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới: * HĐ1: Thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - GV gọi HS nêu lại quy trình khâu ghép 2 mép vải. HS: Nêu lại quy trình khâu. - B1: Vạch dấu đường khâu. - B2: Khâu lược - B3: Khâu ghép 2 mép vải. - Cho HS thực hành khâu. HS: Thực hành khâu. - GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. * HĐ2: Đánh giá kết quả. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm HS: Trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn để đánh giá. HS: Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt. - Dặn về nhà chuẩn bị bài để giờ sau học. ****************** Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Mục tiêu: 1. Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu” phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: - Sáu tranh minh họa truyện, phiếu học tập, III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc lại nội dung phần ghi nhớ trong tiết trước. - 1 HS làm bài tập phần luyện tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: - GV dán lên bảng 6 tranh minh họa truyện và nói: Đây là câu chuyện “Ba lưỡi rìu” gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa. Mỗi tranh kể 1 sự việc. HS: Quan sát tranh, đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi bức tranh. Đọc giải nghĩa từ “tiều phu”. - Cả lớp đọc thầm câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để nắm sơ lược cốt truyện và trả lời câu hỏi: ? Truyện có mấy nhân vật - Có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và ông tiên. ? Nội dung truyện nói về điều gì - Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. HS: 6 HS mỗi em nhìn vào 1 tranh đọc câu dẫn giải ở dưới tranh. 2 HS nhìn vào tranh thi kể lại câu chuyện. - GV nhận xét, bổ sung. + Bài 2: HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn học sinh làm mẫu theo tranh 1. Cả lớp quan sát kỹ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo gợi ý a và b. HS: Phát biểu ý kiến, ghi vào phiếu và dán lên bảng lớp. - GV chốt lại lời giải đúng: ? Nhân vật làm gì - Chàng tiều phu đang đốn củi thì chiếc rìu bị văng xuống sông. ? Nhân vật nói gì - “Cả nhà ta chỉ trông chờ vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây.” ? Ngoại hình nhân vật - Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu. ? Lưỡi rìu sắt - Lưỡi rìu bóng loáng. HS: 1 - 2 em giỏi nhìn phiếu tập xây dựng đoạn . HS: Thực hành phát triển ý xây dựng đoạn văn kể chuyện. - Kể chuyện theo cặp. - Đại diện các nhóm lên thi kể. - GV nghe và bổ sung. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm lại bài. ****************** Toán Phép trừ I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về cách thức thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ). - Kỹ năng làm tính trừ. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Củng cố cách thực hiện phép trừ: - GV viết bảng 2 phép tính: 865 279 - 450 237 674 253 - 285 749 HS: 2 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp. - GV yêu cầu HS nêu cách làm. HS: Đặt tính Tính trừ phải sang trái. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn. - GV ghi cách tính lên bảng. HS: 2 - 3 em nêu lại. 3. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. + Bài 3: - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm. HS: - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng giải. - Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là: 1730 - 1 315 = 415 (km) Đáp số: 415 km. + Bài 4: HS: Đọc đề bài và tự làm. Bài giải: Năm ngoái trồng được số cây là: 214 800 - 80 600 = 134 200 (cây) Cả hai năm trồng được số cây là: 214 800 + 134 200 = 349 000 (cây) Đáp số: 349 000 cây - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. ****************** Hát nhạc ****************** Hoạt động tập thể ****************** Mĩ thuật(*) ****************** Kĩ thuật(*) ****************** Giáo dục ngoài giờ lên lớp Học và hiểu 5 điều bác Hồ dạy Yêu cầu: - Hiểu được nội dung chính của 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đồng. - Giáo dục tình cảm kính yêu Bác và thực hiện 5 điều Bác dạy. Chuẩn bị: - ảnh Bác, khăn trải bàn, lọ hoa, 5 điều Bác dạy Tiến hành hoạt động: 1. Tổ chức: 1 em lên đọc, viết 5 điều Bác Hồ dạy lên bảng. - Cho 4 nhóm 4 câu hỏi thoả luận. - Cử: Ban giám khảo chấm, người điều khiển chương trình, người phụ trách văn nghệ. 2. Lớp tổ chức các hoạt động như trên: - Hát tập thể, trình bày góp ý - H: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện 5 điều Bác dạy. 3. Kết thúc: Chọn tổ trả lời hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương - Về nhà thực hiện tốt như nội dung trên. ******************************************ựựự******************************************

File đính kèm:

  • docTuan6.doc