MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
(GDKNS)
I. MỤC TIÊU.
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
* GDKNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân, Tư duy phê phán.
- Biết tôn trọng và kính yêu Tô Hiến Thành vị quan chính trực và thanh liêm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Giấy to viết đoạn văn cần luyện đọc.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 4 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tắt câu chuyện đó.
HĐ1: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Hỏi: Muốn xây dựng cốt truyện, cần chú ý tới điều gì?
- Nhắc HS: Để xây dựng cốt truyện, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Chỉ cần kể vắn tắt các sự việc chính.
HĐ2: Lựa chọn chủ đề xây dựng cốt truyện.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK
- Cho HS nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
HĐ3: Thực hành xây dựng cốt truyện.
- Cho cả lớp đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý hoặc gợi ý 2.
- Gọi HS giỏi làm mẫu: trả lời lần lượt các câu hỏi gợi ý.
- GV chốt: Để xây dựng được cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện – diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
- Cho HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị tem thư, phong bìvà đối tượng em sẽ viết thư để làm bài kiểm tra viết thư.
- Hát đầu giờ
- 1 HS kể, cả lớp nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và 1 bà tiên.
- Chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến và kết thúc câu chuyện.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS đọc, mỗi em 1 ý.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ( câu chuyện về sự hiếu thảo hoặc về tính trung thực).
- HS đọc thầm và làm theo yêu cầu của GV.
- HS làm theo gợi ý:
+ Người mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
- Từng cặp kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn. Sau đó 3 đến 4 HS thi kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn có câu chuyện hấp dẫn nhất.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
- Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN
- GV dạy lớp: 4
- Ngày soạn: 13/09/2011
- Ngày dạy: Thứ sáu – 16/09/2011
- Môn: Toán
- Tuần: 4
- Tiết PPCT: 20
- Bài dạy:
GIÂY – THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU
- Biết đơn vị giây, thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. Biết xác định 1 năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Thêm yêu toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
2. KTBC:Bảng đơn vị đo khối lượng
- Gọi HS sửa bài 2 trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
GTB: Tiết học này giúp các em biết đơn vị giây, thế kỉ, biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
1.Giới thiệu về giây
- GV dùngđồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây: Cho hs quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút
+ Kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
+ Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
- Cho hs nhắc lại: 1 giờ = 60 phút.
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho hs quan sát sự chuyển động của nó và nêu:
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng( trên mặt đồng hồ) là 1 phút tức là 60 giây.
- Gv viết cho hs nhắc lại: 1 phút = 60 giây.
2. Giới thiệu về thế kỉ
- GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ.
- GV viết: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu hs nhắc lại.
- Gv giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ I; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ II; …(như skg) cho hs nhắc lại
- Năm nay là năm 2011 vậy chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ mấy?
- Cho vài hs nhắc lại phần ghi nhớ.
Thực hành
Bài 1.
- Yêu cầu hs nêu đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, GV chấm bài và sửa bài.
- GV chốt: Quan hệ giữa phút và giây; thế kỉ và năm.
Bài 2a, b
- GV hỏi từng ý cho HS trả lời.
- Hướng dẫn HS tính khoảng thời giantừ lúc đó cho tới nay là lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
- GV chốt: Xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
4.Củng cố- dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- Hát đầu giờ
- 2 HS thực hiện, mỗi em 2 phép tính. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát và lên chỉ vào đồng hồ các kim giờ, kim phút
- HS nêu: 1 giờ = 60 phút.
- HS quan sát và lên chỉ vào đồng hồ kim giây.
- HS nêu: 1 phút = 60 giây.
- Vài hs nhắc lại: 1 thế kỉ = 100 năm.
- HS nhắc lại.
- Năm 2011 thuộc thế kỉ thứ XXI
- HS đọc ghi nhớ.
Bài 1.
- HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
HS lài bài:
a/ 1 phút = 60 giây. 2 phút = 120 giây
60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây
b/1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm
100 năm = 1 thế kỉ 9 thế kỉ = 900 năm
phút = 20 giây 1 phút 8 giây = 68 giây
thế kỉ = 50 năm thế kỉ = 20 năm
Bài 2.
a/ BH sinh năm 1890, BH sinh vào thế kỉ thứ XIX.
b/ Năm 1945 thuộc thế kỉ XX.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
- Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN
- GV dạy lớp: 4
- Ngày soạn: 13/09/2011
- Ngày dạy: Thứ sáu – 16/09/2011
- Môn: Lịch sử
- Tuần: 4
- Tiết PPCT: 4
- Bài dạy:
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà đã nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi.
- Nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- Hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, thêm yêu dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Lược đồ nước Âu Lạc, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC: Nước Văn Lang.
- Gọi HS trả lời 3 câu hỏi / SGK / 14.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
GTB: Bài học này giúp các em nắmđược một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
HĐ1:Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập: Tìm
những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt, Âu Việt.
- GV kết luận: Cuộc sống người Âu Việt, Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng. Họ sống hòa hợp nhau.
HĐ2:Làm việc cả lớp:
- Xác định trên lược đồ H1, nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- So sánh sự khác nhau giữa nơi đóng đô của nước Văn Lang và Âu Lạc.
- Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa.
- GV kết luận: Người Âu Lạc đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống, trong đó, thành tựu rực rỡ nhất là bố trí thành Cổ Loa và chế tạo nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần.
HĐ3: Làm việc cả lớp:
- Yêu cầu HS đọc bài trong SGK, kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
-Hỏi: + Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
- GV kết luận: Thời kì đầu, do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau, do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Xem lại bài và Chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi em 1 câu.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi: Sống trên cùng địa bàn. Biết chế tạo đồ đồng, biết rèn sắt. Biết trồng lúa, chăn nuôi. Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
- HS nghe và ghi nhớ.
- Học sinh xác định trên lược đồ.
- Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu- Phú Thọ. Nước Âu Lạc dời đô xuống thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
- Nỏ : một lần bắn ra nhiều phát. Thành Cổ Loa có vòng ốc và có hào.
- HS nghe và ghi nhớ.
- Học sinh kể, bạn theo dõi nhận xét.
+ Vì người dân Âu Lạc đoàn kết, một lòng chống giặc ngoại xâm, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
+ Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh, cho con là Trọng Thủy sang làm rể của An Dương Vương để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
SINH HOẠT LỚP- TUẦN 4
I. Nội dung:
- Chủ điểm: “Mái trường thân yêu”- Kỉ niệm ngày lễ 2/9 và 5/9.
- Kiểm điểm việc học tuần 4 và nêu phương hướng học tập tuần 5.
II. Tiến trình:
1. Ổn định: Hát đầu giờ
2. Kiểm điểm công việc trong tuần 4 ( từ 12/9 đến 16/9/2011)
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp.
- Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau:
a/ Đạo đức
b/ Học tập
c/ Lao động vệ sinh
d/ Phòng chóng TNGT, TNTT.
- Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp.Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn.
3. Kế hoạch tuần 5.
- Chủ điểm: “Mái trường thân yêu”. Kỉ niệm ngày lễ 2/9 và 5/9.
- Học chương trình tuần 5 theo PPCT( Từ 19/9 đến 23/09/2011).
a/ Đạo đức:
+ Thực hiện nội quy trường lớp.
+ Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
+ Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn.
+ Nói chuyện trong giờ học.
+ Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp.
+ Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS.
b/ Học tập:
+ Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ.
+ Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
+ Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc.
c/ Lao động vệ sinh:
+ Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường.
+ Tổ trực phải châm nước trầu bà.
+ Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận.
+ Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu.
+ Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh.
+ Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
d/ Phòng chóng TNGT, TNTT:
+ Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường.
+ Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang.
4. Trò chơi
- Tổ chức cho HS thi đố vui giữa các tổ.
- GV nhận xét và tuyên dương tinh thần vui chơi lành mạnh và có những câu đố hay.
KÍ DUYỆT - TUẦN 4
Tổ trưởng
GVCN
Ngày 12 tháng 09 năm 2011
NGUYỄN NGỌC CẨM
LƯU VÂN TIẾN
File đính kèm:
- TUAN 4.docx