Giáo án lớp 4 tuần 4 môn Tập đọc - Một người chính trực (tiết 3)

Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*KNS: - Xác định giá trị.

 - Tự nhận thức về bản thân.

 - Tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

• Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc .

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36, SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc41 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 4 môn Tập đọc - Một người chính trực (tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỤC TIÊU: - Biết đơn vị giây, thế kỉ - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉvà năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. - Học sinh làm bài tập 1, bài 2: a, b – Các bài tập còn lại HS khá giỏi làm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ , phút, giây và có cac vạch chia theo từng phút -GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 32’ 3’ 1.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 19. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ. b.Giới thiệu giây, thế kỉ: * Giới thiệu giây: -GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ. -GV hỏi: Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ? -Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ? -Một giờ bằng bao nhiêu phút ? -GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì ? -GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây. -GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu? -Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. -GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây. * Giới thiệu thế kỉ: -GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài khoảng 100 năm. -GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu: +Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau. +Người ta tính mốc các thế kỉ như sau: ¬Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. ¬Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai. ¬Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba. ¬Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư ¬Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi. -GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi: +Năm 1879 là ở thế kỉ nào ? +Năm 1945 là ở thế kỉ nào ? +Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? +Năm 2005 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ? -GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV. -GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã. c.Luyện tập, thực hành : FBài 1: ( Không làm 3 ý: 7 phút = ...giây; 9 thế kỉ = ...năm; 1/5 thế kỉ = ... năm. ) -GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài. -GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -GV hỏi: Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây ? -Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ? -Hãy nêu cách đổi ½ thế kỉ ra năm ? -GV nhận xét và cho điểm HS. FBài 2: ( câu a, b ) -GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vở. -GV chữa bài và cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe GV giới thiệu bài. -HS quan sát và chỉ theo yêu cầu. -Là 1 giờ. -Là 1 phút. -1 giờ bằng 60 phút. -HS nêu (nếu biết). -HS nghe giảng. -Kim giây chạy được đúng một vòng. -HS đọc: 1 phút = 60 giây. -HS nghe và nhắc lại: 1 thế kỉ = 100 năm. ¬HS theo dõi và nhắc lại. +Thế kỉ thứ mười chín. +Thế kỉ thứ hai mươi. +HS trả lời. +Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100. +HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã. +HS viết: XIX, XX, XXI. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. -Theo dõi và chữa bài. -Vì 1 phút = 60 giây nên 1/3 phút = 60 giây : 3 = 20 giây. -Vì 1 phút = 60 giây Nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây. -1 thế kỉ = 100 năm, vậy 1/2 thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm. -HS làm bài. a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX. b) Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------- Khoa học: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ? I/ MỤC TIÊU: - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hóa hơn đạm của gia súc, gia cầm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Phô- tô phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 29’ 2’ 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi: 1) Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ? 2) Thế nào là một bữa ăn cân đối? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế ? -GV nhận xét cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -GV hỏi: Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu ? -GV giới thiệu: Chất đạm cũng có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Vậy tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết điều đó. Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”. + Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. + Cách tiến hành: -GV tiến hành trò chơi theo các bước: -Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. -Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn. -GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội. -Tuyên dương đội thắng cuộc. -GV chuyển hoạt động: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm đều có nhiều chất bổ dưỡng. Vậy những món ăn nào vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật và chúng ta phải ăn chúng như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? +Mục tiêu: -Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật và vừa cung cấp đạm thực vật. -Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật. + Cách tiến hành: § Bước 1: GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc. § Bước 2: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng. -Chia nhóm HS. -Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: +Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật ? +Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ? +Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ? -Sau 5 đến 7 phút GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng. § Bước 3: GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết. -GV kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá. Chúng ta nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. Hoạt động 3: Cuộc thi: Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. + Mục tiêu: Lập được danh sách những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. + Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm thực vật theo định hướng. -Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị giới thiệu một món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung sau: Tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó ? -Gọi HS trình bày. -GV nhận xét, tuyên dương HS. 3.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em cần cố gắng hơn trong tiết học sau. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt trên báo hoặc tạp chí. -HS trả lời. -Từ động vật và thực vật. -HS thực hiện. -HS lên bảng viết tên các món ăn. -2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo. -HS hoạt động. -Chia nhóm và tiến hành thảo luận. -Câu trả lời đúng: +Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua, +Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau. +Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a-xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. -2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe. +Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được. +Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý. +Trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loại gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp. Vì vậy nên ăn cá. -Hoạt động theo hướng dẫn của GV. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Sinh hoạt lớp I.MỤC TIÊU: - Đại hội chi đội. II. SƠ KẾT CÔNG TÁC TUẦN 4: - Lớp trưởng chủ trì đại hội - GV nhận xét chung. III . TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUẦN 5: - GV hướng dẫn HS đại hội chi đội. - Lớp trưởng cùng BCH chi đội chủ trì đại hội. - Gv tham dự và phát biểu, căn dặn HS công tác học tập, công tác rèn luyện đạo đức,. . .

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4TUAN 4 CKTKN VIP.doc
Giáo án liên quan