TẬP ĐỌC
ĂNG – CÔ - VÁT
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng – co – vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Ảnh khu đền Ăng – co – vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
- 2 – 3 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
21 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 31 (2 buổi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n HS luyện tập:
+ Bài 1:
- Cho HS tự làm vở và chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
Giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số bé là:
(35 : 5) x 2 = 14
Số lớn là:
35 – 14 = 21
Đáp số: Số bé: 14
Số lớn: 21.
+ Bài 2:
- Cho hs tóm tắt và nêu các bước giải bài tập.
- GV chữa bài và chấm bài cho HS.
- Đọc yêu cầu, làm và chữa bài.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 1 = 2 (phần)
Số thứ hai là:
30 : 2 = 15
Số thứ nhất là:
30 + 15 = 45
Đáp số: Số thứ nhất: 45
Số thứ hai: 15.
+ Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------
Khoa học
động vật cần gì để sống ?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 124, 125 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Đọc mục quan sát trang 124 SGK xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
- Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
- Đánh dấu vào phiếu để theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Làm việc theo nhóm.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
- Làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
* Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm nhắc lại công việc đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng (SGK).
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Thảo luận nhóm:
- Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước? Tại sao?
- Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- Kể ra những yếu tố cần để 1 con chuột sống và phát triển bình thường.
* Thảo luận cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng (SGV).
- Kết luận: như mục “Bạn cần biết” trang 125 SGK.
- 3 em đọc lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010.
kĩ thuật
lắp ghép mô hình tự chọn (tiếp)
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác.
II. Đồ dùng:
- Mẫu ô tô tải, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
1. Giới thiệu và nêu mục đích của bài học:
2. Hoạt động 1: GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát xe đã lắp.
- Cả lớp quan sát.
- Hướng dẫn HS quan sát kỹ và trả lời từng câu hỏi.
- Quan sát trả lời:
- Để lắp được ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận
- Cần 5 bộ phận.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
- Chọn các chi tiết.
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận:
- Lắp tay kéo (H2 SGK).
- Lắp giá đỡ trục bánh xe (H3 SGK).
- Lắp thanh đỡ giá trục bánh xe (H4 SGK)
- Lắp thành xe với mui xe (H5 SGK).
- Lắp trục bánh xe (H6 SGK).
c. Lắp ráp ô tô tải:
- GV lắp ráp ô tô theo quy trình trong SGK.
- Kiểm tra sự chuyển động của bánh xe.
d. GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Tháo và xếp các chi tiết vào hộp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
- HD học sinh hiểu yêu cầu bài.
- Đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- GV gọi HS lên phát biểu.
- Nhận xét, chốt lời giải:
Đoạn 1: Từ đầu phân vân.
Đoạn 2: Còn lại.
ý chính: tả ngoại hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ.
- Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào vở bài tập.
- Một HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải:
+ Bài 3:
- 1 em đọc nội dung bài.
- GV nhắc HS mỗi em phải viết 1 đoạn có câu mở đoạn cho sẵn.
- GV dán tranh, ảnh gà trống lên bảng.
- Nhìn tranh viết đoạn văn.
- 1 số em đọc lại đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà chuẩn bị trước cho bài học sau.
----------------------------------------------------------------
Toán
ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính cộng trừ (Đặt tính, thực hiện phép tính)
- Tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
+ Bài 2:
- Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hỏi HS về tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
+ Bài 3: Củng cố tính chất của phép cộng, trừ, củng cố về biểu thức chứa chữ.
- Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
- Khi chữa bài, GV có thể cho HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ.
+ Bài 4: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a) 1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600
= 1868
+ Bài 5:
- Cho hs làm và chữa bài.
- Đọc bài toán và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
- GV chấm bài cho HS.
Giải:
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn thiện bài trong Vở bài tập.
--------------------------------------------------------------
Địa lí
Bdhs: ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Đà Nẵng.
- Vở BT Địa lí 4.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu bài học và trả lời câu hỏi bài cũ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Đà Nẵng – thành phố cảng:
- GV yêu cầu tìm hiểu và trả lời câu hỏi của bài:
- Quan sát lược đồ và nêu được:
+ Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Kết luận bổ sung
- Trình bày bài 1 vào vở.
3. Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp:
- Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng.
- ô tô, máy móc, thiết bị hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt.
- Vật liệu xây dựng.
- Đá mĩ nghệ, vải may quần áo.
- Hải sản đông lạnh.
4. Đà Nẵng - địa điểm du lịch:
- GV yêu cầu HS quan sát và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu
- Bãi tắm, chùa, bảo tàng,
- Thường nằm ở ven biển.
- GV kết luận.
- 3 – 5 em đọc ghi nhớ.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------
Tiếng việt
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hành động của con vật.
II. Đồ dùng:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK, tranh ảnh chó, mèo
Vở BT Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS quan sát:
* Bài 1, 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc nội dung bài 1, 2 và trả lời câu hỏi.
- Gạch dưới các bộ phận được quan sát và miêu tả để trả lời.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Hình dáng: Tròn nho nhỏ
+ Bộ lông: Vàng như tơ
+ Đôi mắt:tròn đen láy
+ Cái mỏ: như cục thịt nhỏ màu cam.
+ Cái đầu: như đầu ngón tay cái.
+ Hai cái chân: nhỏ xíu, đỏ hồng.
- Những câu miêu tả em cho là hay
- Tự nêu ý kiến và giải thích.
* Bài 3:
- HD hs hiểu yêu cầu bài tập.
- Cho hs làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó.
VD:
+ Bộ lông: Vàng mượt, có thêm vài vệt trắng.
+ Cái đầu: Tròn tròn.
+ Hai tai: Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy.
+ Đôi mắt: Hiền lành, đen láy.
+ Bốn chân: Thon thon, bước đi êm, nhẹ nhàng và uyển chuyển.
+ Cái đuôi: ngắn, luông ngoe nguẩy.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu
- Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị
Nội dung:
+ Sơ kết tuần học 31
+ Kế hoạch tuần 32
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Sơ kết công tác tuần trước.
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. Nêu kế hoạch tuần 31
- Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần sau.
- Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.
File đính kèm:
- GA 4 tuan 31 du 2 buoi.doc