Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Mục tiêu:

Giúp HS ôn tập, ôn củng cố hoặc tự kiểm tra về:

- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số.

- Giải bài toán liên quan đến tìm 1 trong 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

- Tính diện tích hình bình hành.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện tập:

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mắt: chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước. + Cái mỏ: Màu nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ mọc ngăn ngắn đằng trước. + Cái đầu: Xinh xinh vàng nuột. + Hai cái chân: lủn chủn, bé tí. ? Những câu miêu tả em cho là hay HS: Tự nêu. * Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài. - Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó. VD: + Bộ lông: Hung hung có màu sắc vằn đo đỏ. + Cái đầu: Tròn tròn. + Hai tai: Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy. + Đôi mắt: Hiền lành, ban đêm sáng long lanh. + Bộ ria: Vểnh lên có vẻ oai vệ lắm. + Bốn chân: Thon thon, bước đi êm, nhẹ lướt đất. + Cái đuôi: Dài thướt tha duyên dáng. * Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở - GV và cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết hay. - Nối tiếp nhau nói bài của mình. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn chỉnh lại bài viết. ------------------------------------------------------------ Đạo đức bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: 1. Hiểu: Con người cần phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch. 2. Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch. 3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng: SGK, tấm bìa màu, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Đọc SGK và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: + Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói. + Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết, nhiễm bệnh. + Rừng bị thu hẹp: Lượng nước giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra => Rút ra ghi nhớ (SGK). HS: 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ và giải thích nội dung. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài 1 SGK). - GV giao nhiệm vụ cho HS. HS: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. - Bày tỏ ý kiến đánh giá. - 1 số HS giải thích. - GV kết luận: + Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, d, g. + Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). + Giết mổ gia súc gần nguồn nước ô nhiễm nguồn nước e, d, h * Liên hệ thực tế. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Luyện tập câu cảm I- Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu cho HS: 1. Cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm 2. Rèn kĩ năng sử dụng câu cảm II- Đồ dùng dạy học: -VBT trang 82 - Bảng lớp viết sẵn câu cảm ở bài tập 1 III- Các hoạt động dạy học: *HD HS làm bài tập Bài tập 1: Ghi vào chỗ trống các câu kể sau khi đã chuyển thành câu cảm - GV chôt câu trả lời đúng Bài tập 2: Đặt câu cảm cho các tình huống sau - GV khen ngợi những em đặt đúng Bài tập 3: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì? - GV chốt câu trả lời đúng: a. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ (hôm nay cả lớp em đi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nóng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy bạn Nam từ xa đi lại, bèn kêu lên) b. Bộc lộ cảm xúc thán phục c. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ (em xem một trích đoạn phim kinh dị thấy một con vật quái dị em thốt lên) 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ - Hát Kết hợp - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - HS suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập - 1 HS lên bảng chữa bài - lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu - cả lớp suy nghĩ đặt câu - HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt - lớp nhận xét đúng, sai - 1 HS đọc yêu cầu, 1HS đọc các câu cảm - cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến - 1 vài HS lấy ví dụ các tình huống tương tự ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2008 Kĩ thuật Lắp ô tô tải I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải. II. Đồ dùng: - Mẫu ô tô tải đã lắp. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV cho HS quan sát mẫu ô tô tải đã lắp ráp. HS: Quan sát kỹ từng bộ phận và trả lời câu hỏi. ? Để lắp được ô tô tải cần có bao nhiêu bộ phận - Có 3 bộ phận. ? Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế - Chở hàng hóa 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết: HS: Gọi tên, số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng, đủ. - Xếp các chi tiết vào nắp hộp. b. Lắp từng bộphận: - Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H2 SGK). - Lắp ca bin (H3 SGK). HS: Quan sát H3 và trả lời câu hỏi. ? Hãy nêu các bước lắp ca bin - Có 4 bước theo SGK. - Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (H4, H5 SGK). c. Lắp ráp xe ô tô tải: HS: Lắp ráp theo các bước trong SGK. d. Hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp. HS: Tháo từng bộ phận rồi để vào hộp. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. - Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên đọc đoạn văn đã chữa ở bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK. - GV treo tờ phiếu phôtô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND. - Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục. - GV phát phiếu cho từng HS. HS: Làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu. - Tiếp nối nhau đọc tờ khai, đọc rõ ràng, rành mạch để các bạn và thầy cô nhận xét. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Toán Thực hành I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây. - Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (Bằng cách dóng thẳng hàng các cọc tiêu). II. Đồ dùng dạy học: - Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét. - Cọc tiêu. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn thực hành tại lớp: - GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK. HS: Cả lớp vừa đọc SGK, vừa nghe GV hướng dẫn để biết đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất. 3. Thực hành ngoài lớp: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em 1 nhóm). - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau. + Bài 1: Thực hành đo độ dài. HS: Dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. - GV giao việc: 1 nhóm đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường. HS: Các nhóm thực hành đo. - Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK. - GV hướng dẫn, kiểm tra, ghi nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm. + Bài 2: Tập ước lượng độ dài. HS: 2 em thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập đo cho quen. ------------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phát huy và khắc phục. II. Nội dung: 1. GV nhận xét chung: a. Ưu điểm: - Nhìn chung các em đa số các em thực hiện tốt nề nếp của lớp, đi học đúng giờ, khăn quàng guốc dép đầy đủ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. - ý thức học tập tương đối tốt. - Chữ viết đã có nhiều tiến bộ rõ rệt b. Nhược điểm: - Một số em ý thức học tập chưa tốt - Ăn mặc chưa gọn gàng sạch sẽ 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm đã có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại để đưa phong trào lớp đi lên. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) Lắp ô tô tải I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải. II. Đồ dùng: - Mẫu ô tô tải đã lắp. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: 4. Hoạt động 3: Thực hành lắp ô tô tải. a. Chọn các chi tiết: HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận: HS: 1 em đọc phần ghi nhớ. - Quan sát kỹ hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp. - GV nhắc các em lưu ý 1 số điểm: + Khi lắp sàn ca bin cần chú ý vị trí của tấm chữ L. + Chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c, 3d. - GV luôn theo dõi các nhóm lắp ráp và sửa chữa cho những nhóm còn lúng túng. HS: Các nhóm thực hành lắp. 5. Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. --------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan30.doc
Giáo án liên quan