Giáo án Lớp 4- Tuần 30 Năm 2013-2014

Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:

+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.

* HS khá giỏi lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4- Tuần 30 Năm 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm .). 3.Củng cố - dặn dò: (2p) - GV cho HS lên chỉ vị trí TP Đà nẵng Trên bản đồ hành chính Việt Nam - GV nhận xét tiết học. Đạo đức Bảo vệ môi trường (Tiết 1) I. Mục tiêu - Biết được sự cần thiết phải BV MT và trách nhiệm tham gia BV M - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BV MT. - Tham gia BV MT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. GD KNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. GDMT: Sự cần thiết bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường của học sinh. II. Đồ dùng dạy học Nội dung một số thông tin về môi trường ở Việt Nam và thế giới, các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. III. Hoạt động dạy - học 1.Bài cũ: (5p) - Tại sao chúng ta phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. - GV nhận xét bổ sung. 2.Bài mới: (28p) * Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn. - HS liên hệ việc bảo vệ môi trường lớp học. - HS nêu vệ sinh của lớp. - Giới thiệu bài: GV giới thiệu. * Hoạt động 2: Trao đổi thông tin. - Yêu cầu HS nêu lên những thông tin thu thập được. - Một HS đọc các thông tin đã thu thập được. Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân; khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lý ... vứt rác thải bừa bãi. - Cho HS thảo luận. - GV kết luận. * Hoạt động 3: Đề xuất ý kiến: Dùng phiếu màu để bày tỏ. - Trò chơi: GV phổ biến luật chơi. - HS chơi. GV mời một số HS giải thích. GVKL: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện. * Liên hệ thực tế địa phương .... 3.Củng cố - dặn dò: (2p) - Thực hiện tốt nội dung bài học. - Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 30 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 31 II. Hoạt động dạy - học * Hoạt động 1: Nhận xét tuần 30 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. GV nhận xét bổ sung. + Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài .... + Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội,sao, lao động, tự quản .... + Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. + GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp. * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 31 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: + Về học tập. + Về lao động. + Về hoạt động khác. - Tập trung ôn tập củng cố kiến thức - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. Buổi chiều Tiếng anh Thầy Hòa dạy Luyện viết Dòng sông mặc áo I. Mục tiêu - Luyện cho HS viết đúng, đẹp bài thơ. - Học sinh sửa lối khi đặt các thanh II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hướng dẫn viết (10p) Gọi hai HS đọc bài thơ. Lớp theo dõi. Giáo viên hỏi: Dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày? Vì sao tác giả lại đặt tên là “dòng sông mặc áo” ? - Học sinh trả lời – học sinh nhận xét - Giáo viên nhắc lại nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và thể hiện tình cảm của tác giả đối với con sông. Cho HS tìm những từ ngữ khó viết, luyện viết nháp. GV nêu ra một số từ ngữ: thướt tha, thơ thẩn, áng mây, vầng trăng… HS luyện viết các từ trên. GV nhận xét, sửa sai. Luyện viết (23) GV đọc cho HS viết. HS viết và khảo bài. Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và khảo bài. GV chấm một số vở, sửa sai cho HS. Nêu nhận xét chung. Củng cố, dặn dò (2p)nhận xét tiết học. Luyện tiếng việt Luyện: Câu cảm I. Mục tiêu Ôn về cấu tạo và tác dụng của câu cảm. Chuyển câu kể đã cho thành câu cảm; bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước. Viết đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học Ôn tập (5p) Thế nào là câu cảm? Câu cảm dùng để làm gì? Hai HS trả lời. GV nhận xét. Hướng dẫn HS làm BT (28p) Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm. a) Con gà trống này gáy vang xa. b) Cách giải bài toán này hay. c) Cô giáo đến. - HS đọc và làm bài. - Gọi một số HS trả lời. - Lớp và GV nhận xét. Bài 2: Đặt câu cảm cho các tình huống sau: Khi em thấy một con mèo có bộ lông rất đẹp. Tỏ cảm xúc mừng rỡ khi gặp người bạn thân. Nhằm bộc lộ sự ghê sợ. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn kể về cuộc thi giải toán của các bạn trong lớp trong đó có sử dụng một đến hai câu cảm (Dành cho học sinh khá, giỏi) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, HS tự chọn bài viết. - GV gọi HS đọc bài mình viết. - GV nhận xét - tuyên dương. Củng cố dặn dò (2p): GV chấm một số vở. Nhận xét tiết học. Buổi chiều Tự học Tổ chức câu lạc bộ viết chữ đẹp I. Mục tiêu - Tạo ra phong trào thi đua giữ vở sạch-viết chữ đẹp trong tập thể lớp. II. Đồ dùng dạy học Cuốn Nét chữ, nết người. GV sưu tầm 1 số bài viết đẹp. III. Hoạt động dạy học Phân nhóm, giao nhiệm vụ (5p) Nhóm 1: Những hs thi viết chữ sáng tạo. Nhóm 2: Những hs thi viết chữ đẹp. Nhóm 3: Những hs y/c viết đúng. Tổ chức thực hiện (28p) Nhóm 1: Nhớ - viết đoạn 2 và 3 trong bài Đường đi Sa Pa - HS tự nhớ rồi viết bài. - GV lưu ý hs viết sáng tạo theo nhiều kiểu chữ. - GV bao quát cả nhóm. - Kiểm tra, đánh giá. Nhóm 2: Nhớ - viết đoạn 2 và 3 trong bài Đường đi Sa Pa - 1 hs đọc lại bài viết. GV nhận xét. - HS viết bài vào vở: y/c viết đúng, đẹp, trình bày đúng hai văn. - Viết theo kiểu chữ nét đứng. - Viết xong hs đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá. Nhóm 3: Nhớ - viết đoạn 2 và 3 trong bài Đường đi Sa Pa - 1-2 hs đọc đoạn văn cần viết. - Gv y/c những hs này viết đúng mẫu chữ, đúng độ cao các con chữ, đảm bào khoảng cách giữa accs tiếng, trình bày đúng hai đoạn văn. - HS viết bài vào vở. GV quan sát, nhắc nhở những những lỗi mà các em hay mắc phải. HS nhận xét lẫn nhau. GV kiểm tra, đánh giá. Củng cố, dặn dò (2p) GV tuyên dương 3 đại diện của 3 nhóm. Nhận xét tiết học. Thứ 5 ngày 10 tháng 4 năm 2014 Buổi chiều Tin học Cô Hằng dạy Luyện toán Luyện: ứng dụng tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu Củng cố kiến thức về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ cho học sinh. Học sinh làm được các bài tập ứng dụng. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hướng dẫn HS làm BT (35p) Bài 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 2 500 000, quãng đường thành phố HCM – Quy Nhơn đo được 27cm. Hỏi độ dài thật của quãng đường đó là bao nhiêu? - HS nêu yêu cầu bài toán, nêu cách giải. - GV hỏi: Tỉ lệ 1 : 2 500 000 nghĩa là thế nào? - Học sinh làm bài, 1 học sinh làm bảng phụ Giải: Quãng đường từ thành phố HCM đến Quy Nhơn dài là: 27 x 2 500 000 = 67 500 000 cm = 675 km. Đáp số: 675 km. Bài 2: Một mảnh đất HCN được ghi theo tỉ lệ 1 : 500, kích thước đo được chiều dài 5cm, chiều rộng 2cm. Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh đất. - HS đọc bài toán. - Gọi một HS làm bảng phụ, dưới lớp làm vào vở. Giải: Chiều dài của hình chữ nhật là: 5 x 500 = 2 500 cm. Chiều rộng hình chữ nhật là: 2 x 500 = 1 000 cm. Bài 3: Quãng đường từ A đến B dài 32 km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100000, quãng đường đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét? - Học sinh đọc bài toán. - nêu yêu cầu bài toán, suy nghĩ làm bài. - 1 Học sinh làm bản phụ, học sinh còn lại làm vào vở. - Học sinh, giáo viên nhật xét. Giải 32 km = 3 200 000 cm Quãng đường từ A đến B trên bản đồ dài là: 3 200 000 : 100 000 = (32 cm) Đáp số: 32 Cm * Dành cho học sinh khá, giỏi: Mạnh và Dũng trồng tổng cộng được 105 cây bạch đàn. Biết Mạnh trồng được 4 cây thì Dũng trồng được 3 cây. Hỏi mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây bạch đàn? Hướng dẫn Theo bài ra ta có số cây của Mạnh trồng bằng số cây của Dũng. Tổng số phần bằng nhau là 4 + 3 = 7 (phần) Số cây của Mạnh trồng là: 105 : 7 x 4 = 60 (Cây) Số cây của Dũng trồng là : 105 – 60 = 45 ( cây ) Củng cố, dặn dò(5p): GV nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể Chủ đề: Hoà bình và hữu nghị I. Mục tiêu - HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn. Giáo dục lòng yêu hoà bình, tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hoá của một số quốc gia. Phát triển ở HS kỹ năng giao tiếp, ứng phó nhanh, chính xác. II. Đồ dùng dạy học Tranh, ảnh. III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Viết thư kết bạn với thiếu nhi quốc tế (12p) - GV nêu vấn đề. Giới thiệu cho HS các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư. - Hướng dẫn HS cách viết thư: + Viết thư cá nhân, nhóm hoặc lớp. + Viết thư cho một hoặc nhiều bạn khác nhau. + Viết thư gửi qua đường bưu điện. + GV hướng dẫn sơ lược về nội dung thư. Có thể kèm theo thư là ảnh. - HS viết thư. Gọi một em đọc thử một bức thư. - Hướng dẫn HS gửi thư. GV kết luận. Hoạt động 2: Trò chơi du lịch vòng quanh thế giới (10p) - Mời đại diện các đội lên rút thăm. Trên mỗi thăm đã ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội phải: Xác định được vị trí của quốc gia đó trên bản đồ. Nêu được tên thủ đô. Nêu được tên một di sản thế giới hoặc một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Kể được một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc đó. - Các đội thảo luận, trình bày. - Ban giám khảo cho điểm. - Công bố kết quả cuộc chơi. - Tặng thưởng cho đội có số điểm cao nhất. Hoạt động 3: Kĩ năng sống- Mở bài thu hút (10p) Bài tập : 1. Nếu mũi đinh không sắc nhọn thì cái đinh có xuyên qua được miếng gỗ không ? a. có b. Không 2. Mũi đinh và phần mở bài có đặc điểm gì giống nhau ? a. Sắc nhọn b. Thu hút c. Khai mở 3.Phần mở bài thực hiện tốt giúp gì cho em khi thuyết trình ? a. Thu hút người nghe b. Nói trôi chảy c. Thể hiện sự tự tin - Học sinh đọc nội dung thảo luận - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm 4 - Các nhóm nêu ý kiến - Giáo viên nhận xét Bài học : Lời mở đầu có cánh Đậu lên những trái tim Rung động bao ánh nhìn Mở ra lời thông điệp. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (2p): GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 30.doc
Giáo án liên quan