Giáo án lớp 4 tuần 3 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

THƯ THĂM BẠN

(GDMT: mức độ gián tiếp - GDKNS)

I. MỤC TIÊU.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hởi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

* GDKNS: Giao tiếp, Thể hiện sự cảm thông, Xác định giá trị, Tư duy sáng tạo.

- Biết quan tâm, chia sẻ cùng bạn.

 * GDMT: Giáo dục cho HS biết lũ lụt gây nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người (gián tiếp)

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.

 - Tranh minh họa bài đọctrong SGK.

 - Băng giấy viết đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.

 

docx47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 3 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hỏi thăm và kể về tình hình ở lớp và trường. + Xưng hô: bạn – mình hoặc cậu – tớ. + Sức khỏe, việc học hành, gia đình và sở thích của bạn. + Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, cô giáo và bạn bè ; tình hình sắp tới của trường và của lớp. + Chúc bạn khỏe, học giỏi và hẹn gặp lại. - HS suy nghĩ và viết ra nháp những điều cần viết trong thư, sau đó 2 HS đọc thư vừa viết, cả lớp theo dõi. - HS viết thư vào vở. - Gồm có 3 phần: Mở đầu, Phần chính và Phần cuối thư. KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn: 06/09/2011 - Ngày dạy: Thứ sáu – 09/09/2011 - Môn: Toán - Tuần: 3 - Tiết PPCT: 15 - Bài dạy: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU - Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.( BT1; BT2; BT3viết giá trị chữ số5 của 2 số) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi sẵn nd đặc điểm của hệ thập phân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: Dãy số tự nhiên - Yêu cầu HS nêu đặc điểm của dãy STN? Cho VD. - 2 HS sửa bài tập 3/19. - GV nhận xét và chi điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân. Đặc điểm của hệ thập phân. - GV viết bảng bài tập sau và yêu cầu HS hoàn thành: 10 đơn vị = … chục 10 chục = … trăm 10 trăm = … nghìn - Gọi HS nhận xét về mối quan hệ giữa đơn vị, chục, trăm, nghìn. - GV kết luận: Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. Ta gọi đó là hệ thập phân. Cách viết số trong hệ thập phân. - Hỏi: Để viết được các số tự nhiên, ta có những chữ số nào? - GV đọc cho HS viết một vài số như sau: + Chín trăm chín mươi chín. + Hai nghìn một trăm mười. + Sáu trăm hai mươi triệu năm trăm mười hai - GV giới thiệu: Với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên. - Yêu cầu HS nêu giá trị của các chữ số trong số 999. - Hỏi: Vậy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu? - GV kết luận: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó Thực hành. Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS phân tích mẫu. Sau đó cho HS làm bài vào SGK. Sau đó yêu cầu HS kiểm tra chéo và sửa bài. - Hát đầu giờ - 1 HS trả lời câu hỏi. - 2 HS sửa bài, mỗi em 3 ý. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. - 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào nháp và thống nhất kết quả: 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn - HS nêu: Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - HS nghe và nhắc lại. - HS nêu: Ta có 10 chữ số sau: 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9. - HS viết vào bảng con, 1 HS viết bảng lớp: + 999 + 2110 + 620 512 - HS nghe và nhắc lại. - HS nêu: Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9 ; chữ ố 9 ở hàng chục có giá trị là 90 ; chữ ố 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. - HS: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - HS nghe và nhắc lại. Bài 1. - 1 HS đọc - HS dùng bút chì làm bài vào SGK, 1 HS làm bảng phụ. Sau đó sửa bài. Đọc số Viết số Số gồm có Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai 80 712 8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị. Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư 5860 5 nghìn, tám trăm, 6 chục, 4 đơn vị Hai nghìn không trăm hai mươi 2020 2 nghìn, 2 chục Năm mươi lăm nghìn năm trăm 55 500 5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm 9 triệu không nghìn năm trăm linh chín 9 000 509 9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị. - GV chốt: Đọc, viết và phân tích các số có nhiều chữ số. Bài 2. - Cho HS đọc yêu cầu. - Cho HS tự làm bài vào vở, GV chấm bài và sửa bài. - GV chốt: Phân tích các số có nhiều chữ số. Bài 3. (Thực hiện 2 trong 4 số) - Cho HS đọc yêu cầu. - Cho HS tự làm bài vào SGK. Sau đó gọi HS nêu giá trị của chữ số 5 có trong từng số. GV nhận xét và sửa bài. - GV chốt: Củng cố giá trị của chữ số trong các số đã cho. 4. Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Bài 2. - 1 HS đọc: Viết mỗi số sau dưới dạng tổng. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ: 387 = 300 + 80 + 7. 4738 = 4000 + 700 + 30 + 8 10 834 = 10 000 + 800 + 30 + 4 Bài 3. - 1 HS đọc: Ghi giá trị của chữ số 5 trong … - HS làm bài vào SGK và sửa bài. + Số 5824 giá trị của chữ số 5 là 5000 + Số 5 842 769 giá trị của chữ số 5 là 5000 000 KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn: 06/09/2011 - Ngày dạy: Thứ sáu – 09/09/2011 - Môn: Lịch sử - Tuần: 3 - Tiết PPCT: 3 - Bài dạy: NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khi và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật. - Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay ở địa phương em. - Có ý thức gìn giữ tục lệ xưa. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: Bản đồ (tt) -Nêu vị trí hình dáng nước Việt Nam trên bản đồ địa lí Việt Nam. - Nêu một vài đảo, quần đảo, con sông lớn ở Việt Nam. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới GTB: Các vua Hùng là người đầu tiên gây dựng nên đất nước ta. Nhà nước đầu tiên ấy có tên là gì ; ra đời vào khoảng thời gian nào ; thời điểm đó, nhân dân ta sinh sống thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 1:Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu và vẽ trục thời gian trên bảng. - GV treo lược đồ, yêu cầu HS xác định địa phận nước Văn Lang trên lược đồ đó và xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. -GV hỏi: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào, trên khu vực nào của nước ta. - GV chốt: Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta là nước Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN. HĐ2: Thảo luận nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi sau: Quan sát tranh và đọc trong SGK cho biết: + Người Lạc Việt sản xuất những thứ gì? + Người Lạc Việt ăn uống như thế nào? + Người Lạc Việt ăn mặc, trang điểm như thế nào? + Người Lạc Việt ở nhà gì? Các lễ hội như thế nào? - GV chốt: Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa ; đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Họ ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật. - GV hỏi cả lớp: Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay? 4. Củng cố - dặn dò. - Gọi HS đọc bài học sau bài - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS trả lời. Cả lớp nghe và nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. - HS theo dõi. 700 TCN --I----- --I----------I----------I----- 500 TCN CN Năm 500 - HS lên bảng chỉ vào bản đồ các khu vực sông Hồng, sông Cả, sông Mã ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. - HS trả lời: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. - HS nghe và ghi nhớ. - HS thảo luận và trình bày. Cả lớp thống nhất kết quả: + Sản xuất lúa, khoai, cây ăn quả ; đúc đồ đồng như giáo, mác, lưỡi cày ; nặn đồ đất ; đóng thuyền…. + Ăn cơm, xôi, bánh giầy, bánh chưng ; uống rượu, làm mắm…. + Phụ nữ dùng đồ trang sức, bới tóc, nam cạo trọc đầu. + Họ ở nhà sàn, quây quần thành làng. Có các lễ hội nhảy múa, đua thuyền, đấu vật… - HS nghe và ghi nhớ. - Tục ăn trầu, nhuộm răng, tổ chức lễ hội, làm bánh giầy, bánh chưng…., trồng lúa… SINH HOẠT LỚP- TUẦN 3 I. Nội dung: - Chủ điểm: “Mái trường thân yêu”- Kỉ niệm ngày lễ 2/9 và 5/9. - Kiểm điểm việc học tuần 3 và nêu phương hướng học tập tuần 4. II. Tiến trình: 1. Ổn định: Hát đầu giờ 2. Kiểm điểm công việc trong tuần 3 ( từ 5/9 đến 9/9/2011) - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp. - Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau: a/ Đạo đức b/ Học tập c/ Lao động vệ sinh d/ Phòng chóng TNGT, TNTT. - Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ. - GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp. Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn. 3. Kế hoạch tuần 4. - Chủ điểm: “Mái trường thân yêu”. Kỉ niệm ngày lễ 2/9 và 5/9. - Học chương trình tuần 4 theo PPCT( Từ 12/9 đến 16/09/2011). a/ Đạo đức: + Thực hiện nội quy trường lớp. + Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường. + Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn. + Nói chuyện trong giờ học. + Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp. + Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS. b/ Học tập: + Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ. + Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp. + Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc. c/ Lao động vệ sinh: + Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường. + Tổ trực phải châm nước trầu bà. + Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận. + Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu. + Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh. + Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định. d/ Phòng chóng TNGT, TNTT: + Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường. + Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang. 4. Trò chơi - Tổ chức cho HS thi đố vui giữa các tổ. - GV nhận xét và tuyên dương tinh thần vui chơi lành mạnh và có những câu đố hay. KÍ DUYỆT - TUẦN 3 Tổ trưởng GVCN NGUYỄN NGỌC CẨM LƯU VÂN TIẾN

File đính kèm:

  • docxTUAN 3.docx
Giáo án liên quan