1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ vui buồn cùng bạn.
3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc thư.
4. KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo.
31 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trương Thảo Uyên - Trường Tiểu học Tịnh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu em viết thư cho ai?
- Một bạn ở khác trường.
- Đề bài xác định mục đích viết để làm gì?
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
- Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần dùng từ xưng hô như thế nào?
- Xưng hô gần gũi, thân mật – bạn,cậu, mình, tớ.
- Cần thăm hỏi bạn những gì?
- Sức khỏe, việc học hành, tình hình gia đình, sở thích của bạn bè.
- Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hện nay?
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, cô giáo và bạn bè, sở thích của bạn.
- Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
- Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại.
b) HS thực hành viết thư
- Yêu cầu HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- Gọi một số HS dựa theo dàn ý trình bày miệng lá thư.
- 2 đến 3 HS trình bày miệng lá thư.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- Làm việc cá nhân.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS.
- 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
—————————————
Tiết : 03 Âm nhạc
ÔN TẬP : EM YÊU HOÀ BÌNH
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
- Học sinh hát thuộc bài hát và tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
- Học sinh đọc được bài tập cao độ và thực hiện tốt bài tập tiết tấu.
II. CHUẨN BỊ
Bài tập đọc nhạc , thanh phách
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức :
- HS báo cáo sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu vài học sinh hát lại bài hát Em yêu hòa bình
* GV nhận xét chung
3. Dạy bài mới
+ Giới thiệu bài : Ôn tập
+ Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Em yêu hòa bình
- GV yêu cầu học sinh hát lại bài hát.
- Nhận xét , sửa sai cho học sinh
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm, sau đó gọi cá nhân thể hiện.
- Nhận xét , đánh giá
- GV hướng dẫn động tác phụ hoạ.
- GV yêu cầu cả lớp hát kết hợp động tác phụ hoạ
- Yêu cầu cá nhân biểu diễn.
- Nhân xét , tuyên dương
+ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập cao độ và tiết tấu
- GV cho học sinh nêu lại vị trí khóa sol, tên các nốt nhạc trên khuông .
- Luyện tập tiết tấu :
+ GV hướng dẫn học sinh gõ tiết tấu theo nhịp 2/4 và 3/4 , sửa sai cho học sinh .
+ Luyện tập cao độ
- GV cho học sinh đọc gam cdur
- Ghép cao độ vào tiết tấu đã học
- Nhận xét chung.
4. Củng cố
- GV cho học sinh hát lại bài hát Em yêu hòa bình kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận xét , đánh giá
5. Dặn dò
Về nhà luyện hát lại bài hát , chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- Học sinh hát lại bài hát , nhận xét.
- Học sinh thực hiện , cố gắng thực hiện hát đúng cao độ, tiết tấu.
- Học sinh thực hiện theo nhóm , sau đó cá nhân hát trước lớp.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hiện , thể hiện sắc thái , tình cảm.
- Cá nhân biểu diễn trước lớp.
- Học sinh nêu vị trí khóa sol , tên các nốt nhạc trên khuông .
- Học sinh gõ nhịp theo hướng dẫn
- Học sinh thực hiện
- Học sinh ghép cao độ , đọc
- Học sinh thực hiện.
—————————————
Tiết : 03 Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Dựa vào tranh ảnh bằng số liệu để tìm ra kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
Tôn trọng truyền thống văn hóa của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 7 VBT Địa lí.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của dân tộc ít người
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Mục tiêu :
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi trong SGV trang 61.
- Làm việc cá nhân.
Bước 2 :
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như : dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông,
2. Bản làng với nhà sàn
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 62.
- Làm việc theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản và các bản nằm cách xa nhau. Một số dân tộc sống ở nhà sàn. Họ làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 3 trong SGK và tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục, trả lời câu hỏi trong SGV trang 62.
- Làm việc theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Ở Hoàng Liên Sơn có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Gọi HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội, của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- 1, 2 HS trình bày.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
—————————————
Tiết : 06 Khoa học
VAI TRÒ CỦA VI TA MIN,
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
Nói tên và vai trò của thức ăn chứanhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 14, 15 SGK.
Giấy khổ to hoặc bảng phụ ; bút viết và phấn đủ dùng cho các nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 10 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
Mục tiêu :
- Kể tên một số thức ăn chứanhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- Phát 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm và yêu cầu HS trong cùng một thới gian 8 phút. Nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào các cột tương ứng là nhóm thắng cuộc.
- Nhận đồ dùng học tập.
- GV hướng dẫn HS hòan thiện bảng dưới đây vào giấy
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
x
Bước 2 :
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên.
- HS tự làm bài trong nhóm.
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩâm của nhóm mình.
- Nhóm trưởng mang dán bài và tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG, CHẤT XƠ VÀ NƯỚC
Mục tiêu:
Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng chất xơ và nước.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
- GV hỏi :
+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể ?
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm.
Bước 2 : Thảo luận về vai trò của chất khoáng
- GV hỏi :
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm.
Bước 3 : Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
- GV hỏi :
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
+ Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV kết luận.
Kết luận: Như SGV trang 45
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- tuan 3.doc