Giáo án lớp 4 Tuần 3 Tiết 2: Tập đọc: Thư thăm bạn (tiếp)

. MỤC TIÊU

- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

- Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc. Các tranh ảnh về cảnh cứu người trong cơn bão lũ.

- Bảng phụ viết câu dài cần hướng dẫn đọc.

 

doc35 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 3 Tiết 2: Tập đọc: Thư thăm bạn (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thưa gửi. 2. Phần chính - Nêu mục đích, lí do viết thư. - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. - Thông báo tình hình của người viết thư. - Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. 3. Phần cuối thư: - Lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn. - Chữ kí và tên hoặc họ, tên. Buổi chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu (LT) Ôn: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết I- Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu - đoàn kết - Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên. - Có lòng nhân hậu bao dung. II- Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm các bài tập Bài tập 1: Nối tiếng ở bên trái với những tiếng thích hợp ở bên phải để tạo thành từ phức chỉ đức tính con người. tài đức lành Hiền dịu từ thiện chăm Bài tập 2: Tìm 3 từ phức: a) Có tiếng ác đứng trước. b) Có tiếng ác đứng sau. - Yêu cầu HS tự làm - Gọi HS chữa bài. Bài tập 3: Những từ nào gần nghĩa với từ đoàn kết a. Hợp lực b. đồng lòng c. giúp đỡ d. đôn hậu - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm và chữa bài. Bài tập 4: Tìm các thành ngữ nói về: a) Lòng nhân hậu. b) Trái với lòng nhận hậu. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS trả lời. - Nhận xét chữa bài. 3. Củng cố dặn dò - Nhấn mạnh ý nghĩa của nhân hậu và đoàn kết. - Dặn HS xem lại bài. - HS đọc yêu cầu của đầu bài. - HS lên bảng làm. - Dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bài bạn. - HS nắm yêu cầu và tự làm. - HS trả lời. - HS đọc đầu bài và tự làm. - HS trả lời. - HS đọc đầu bài và tự làm. - HS trả lời. Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2008 Toán Tiết3: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân I. Mục tiêu - Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: đặc điểm của hệ thập phân; sử dụng mười kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể - Viết được số trong hệ thập phân - Có tinh thần hợp tác trong học tập, cố gắng học tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 , 3.( SGK) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS làm lại bài 4 trang 19; một số em nêu lại đặc điểm của dãy số tự nhiên. - Nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân. - Trong bài học về các hàng, các lớp các em thấy mỗi hàng viết được mấy chữ số? 10 đơn vị = ? chục 10 chục = ? trăm 10 trăm = ? nghìn - GV kết luận: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đợn vị ở hàng trên tiếp liền nó. - Với mười chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên. - GV nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - GV nêu: Viết số tự nhiên với đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân 3. Thực hành Bài tập 1 : Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS đọc mẫu - GV đọc số - GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài tập 2: GV viết số lên bảng - Yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó. -GV nêu cách viết đúng, yêu cầu HS tự làm. - GV nhận xét và cho điểm. Bài tập 3: Hoạt động cả lớp - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV nhận xét kết luận. 4. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết số trong hệ thập phân. - GVnhận xét tiết học. Dặn làm lại bài 2 - Hai HS lên bảng trả lời. - Theo dõi nhận xét phần trả lời của bạn - HS trả lời. - HS tự viết số tự nhiên bất kì và nêu giá trị của mỗi chữ số trong số vừa viết. - HS viết số vào bảng con. - HS nêu số vừa viết gồm mấy triệu?, mấy nghìn? mấy trăm? mấy chục? mấy đơn vị? - 1 HS lên bảng làm.Cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài bạn. - HS nêu yêu cầu của bài - Một số em trả lời trước lớp - Cả lớp nhận xét Giáo dục tập thể Tiết 4 Sinh hoạt đội I- Mục tiêu: - Đưa hoạt động Đội đến với từng đội viên. Giúp các em làm quen với công tác tổ chức Đội- Sao nhi đồng và các phong trào của Đội. - Rèn kỹ năng tổ chức tham gia hoạt động Đội. - Giáo dục ý thức Đội viên gương mẫu tích cực trong các phong trào Đội. II- Nội dung: Đội viên thực hiện tốt tháng ATGT. 1. Phụ trách Đội phổ biến nội dung ý nghĩa của buổi sinh hoạt Đội. - Chủ điểm sinh hoạt của tháng: Chấp hành luật an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người Đội viên khi tham gia giao thông. 2. Tiến hành sinh hoạt - Nêu ý nghĩa chủ điểm - Đội viên nêu các công việc, hoạt động cụ thể. - Phụ trách Đội nhấn mạnh các công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng Đội viên. - Yêu cầu đội viên hưởng ứng tháng ATGT và chấp hành Luật ATGT đường bộ. 3. Chương trình văn nghệ. - Đội viên hát những bài hát về ATGT. Buổi chiều tiết 1: Toán (luyện tập) Ôn dãy số tự nhiên; viết số tự nhiên trong hệ thập phân I- mục tiêu - Nắm được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - Biết sử dụng 10 ký hiệu để viết số trong hệ thập phân. II- Hoạt động dạy học 1 Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có các số tự nhiên liên tiếp: a) ..., 9 968,...,...., 9 971. b) 1001,...,....,..., 1 005. c) ...., .....,85 234,....,..... - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét kết luận. Bài tập 2*: Viết một dãy số tự nhiên có 5 số mà cả 5 số đó đều là số có 6 chữ số. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi một số học sinh học khá nêu. - Nhận xét kết luận. Bài tập 3: Viết 5 số tự nhiên: a) Đều có bốn chữ số 5, 2 , 8, 9. b) Đều có 6 chữ số 9 ,3, 7, 9,6. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm . - Gọi một số HS nêu câu trả lời. - Nhận xét, ghi điểm. Bài tập 4: Viết mỗi số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó . 123 687 , 145 500 365. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS nêu miệng. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS xem lại bài. - Cả lớp theo dõi. - Dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bài bạn - Cả lớp theo dõi. - HS nêu. - HS tự làm và chữa bài. - HS làm và chữa bài. Tập làm văn(luyện tập) Ôn: Viết thư đề bài: Em viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe thành tích học tập của em trong năm học qua. I- Mục tiêu - -HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. - Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin - Giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình. II- Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2 Hướng dẫn HS làm bài - Gọi HS đọc đầu bài - Gạch chân dưới những từ:trường khác để thăm hỏi, kể thành tích học tập của em trong năm học qua. - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài - Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét sửa chữa. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS hoàn thiện bài văn. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - Cả lớp theo dõi. Tiết3 Địa lí Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn I. Mục tiêu - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn. - Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. II. Đồ dùng dạy – học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về nhà sàn, lễ hội, trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GVtreo bản đồ tự nhiên. - Gọi HS chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào? - Nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài a. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 SGK trả lời các câu hỏi sau: + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? + Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? + Xếp thứ tự các dân tộc( dân tộc Dao, dân tọc Mông, dân tộc Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. + Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng gì? Vì sao? Bước 2 : HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông... b. Bản làng với nhà sàn Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm Bước 1: Dựa vào mục 2, tranh ảnh về bản làng, nhà sànvà vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: + Bản làng thường nằm ở đâu? + Bản có nhiều nhà hay ít nhà? + Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? + Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? + Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây? Bước 1: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. - GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Dân cư thường sống tập trung thành bản. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm thấp. c. chợ phiên lễ hội trang phục Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp Bước 1 : dựa vào mục 3 SGK các hình và tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu những họat động trong chợ phiên? + Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? + Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? + Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5 và 6 Bước 2: Đại diện các cặp trình bày kết quả làm việc của mình. - GV sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Người dân Hoàng Liên Sơn có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hoá đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao. 3. Củng cố, dặn dò - HS trình bày lại những nét tiểu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội.. của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - GV giới thiệu thêm về phong tục của một số dân tộc. - GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau “ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn” - HS lên bảng chỉ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - HS trả lời. - Cả lớp theo dõi. - Nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu được giao. - HS trả lời. - Cả lớp theo dõi. - Cả lớp theo dõi và nhận xét.

File đính kèm:

  • docTuan 3 lop 4 ca ngay.doc
Giáo án liên quan