I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Biết được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sãn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS 1: Sửa bài tập 5/18.
- HS 2: Đọc số sau và nêu giá trị của từng chữ số: 478 124 769 ; 762 200 609
GV nhận xét cho điểm từng HS.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 3 Tiết 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 3 Tiết 14 Môn : Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Biết được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sãn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS 1: Sửa bài tập 5/18.
- HS 2: Đọc số sau và nêu giá trị của từng chữ số: 478 124 769 ; 762 200 609
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Dãy số tự nhiên
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
2
Luyện tập
Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên
- Em hãy kể một vài số đã học
- Yêu cầu HS đọc lại các số vừa kể.
- GV giới thiệu : các số 5, 8, 10, 11, 35, 617, . . . được gọi là các số tự nhiên.
- Kể thêm một số các số tự nhiên khác.
- Em nào có thể viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0?
- GV giới thiệu: các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên.
- GV viết lên bảng một số dãy số và yêu cầu HS nhận biết đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên.
Ví dụ : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, . . .
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, . . .
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, . . .
- GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên.
- Điểm gốc của tia số ứng với số nào?
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì?
- Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào?
- Cuối tia số có dấu gì? thể hiện điều gì?
- GV cho HS vẽ tia số. nhắc các em các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau.
Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào?
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 0?
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được sốâ nào? Số này đứng ở đâu trên dãy số tự nhiên, so với số 1?
+ Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số nào ? số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 101.
- GV giới thiệu: khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất.
+ Vậy khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số nào?
+ Có bớt 1 ở 0 được 0?
+ Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không?
- Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0, số 0 không có số tự nhiên liền trước.
+ 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị? 8 hơn 7 mấy đơn vị?
+ Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3, 4: HS làm vào vở, GV chấm chữa bài
- HS nêu : 5, 8, 10, 11, 35, 617, . .
- HS lần lượt đọc.
- HS nghe giảng
- 4 đến 5 HS kể trước lớp.
- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào giấy nháp 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, . . . 99, 100, 101, . .
- HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát từng dãy số và trả lời.
- HS quan sát hình.
- Số 0.
- Ứng với một số tự nhiên.
- Theo thứ tự số bé đứng trước, số lớn đứng sau.
- Cuối tia có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số 1.
+ Số 1 là số đứng liền sau số 0.
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số 2, số 2 là số liền sau của số 1.
+ Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số 101 là số liền sau của số 100.
+ Khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số liền trước của số đó.
+ Không bớt được 1 ở 0.
+ không có.
- Theo dõi và nhắc lại.
+ 7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị?
+ Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài vào vở
4
Củng cố, dặn dò:
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Có số tự nhiên lớn nhất không?
- Về nhà làm bài tập 4/19. Bài sau :Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 14 T-N.doc