Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách ôn lại cách viết tỉ số của 2 số.

- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

Gọi HS lên chữa bài về nhà.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện tập:

 

doc28 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. - GV chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi. HS: Các nhóm quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo. - Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. - Nếu 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. HS: 1 em điều khiển cuộc chơi. - GV cùng HS đánh giá kết quả. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 3 SGK). - GV chia thành các nhóm. HS: Mỗi nhóm nhận một tình huống tìm cách giải quyết. - Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá kết hợp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận: a) Không tán thành ý kiến của bạn. b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài. c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu gây nguy hiểm và làm hỏng. d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn. đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở luật giao thông. e) Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm. 4. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK). - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. - Các nhóm khác bổ sung, chất vấn. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. => Kết luận chung: SGK. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Mở rộng vốn từ Du lịch- Thám hiểm. Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị I- Mục đích, yêu cầu 1. Luyện cho học sinh mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch- Thám hiểm. - Học sinh hiểu thế nào là giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. 2. Luyện cho học sinh kĩ năng biết một số từ chỉ địa danh, biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự, phù hợp với các tình huống khác nhau. II- Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ chép câu hỏi và đáp bài tập 4 III- Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu 2. Hướng dẫn luyện MRVT: Du lịch- Thám hiểm Bài tập 1 - b) Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh đẹp. Bài tập 2 - c) Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn. Bài tập 3 - Ai chịu khó đi đây đi đó để học hỏi thì mới khôn ngoan, hiểu biết. Bài tập 4 - GV chia lớp thành 2 nhóm - Mỗi nhóm đố 4 câu, giải đố 4 câu. - Đội nào chỉ nêu kết qủa đúng được5 điểm - Đội trả lời hay được cộng2 điểm thưởng 3. Luyện giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị - Cho học sinh làm lại bài tập 1, 2, 3 ( miệng) - GV gợi ý để học sinh nêu những câu lịch sự phù hợp tình huống. Bài tập 4 - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi học sinh đọc câu đã đặt 4. Củng cố, dặn dò - 1 em đọc bài thơ đố ở bài 4(MRVT) - Dặn HS học thuộc bài thơ. - Kiểm tra đồ dùng học tập - Nghe, mở sách - HS đọc thầm yêu cầu bài tập - Suy nghĩ làm miệng - HS đọc thầm yêu cầu bài 2 - Suy nghĩ nêu ý kiến - 1 em đọc bài 3, lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài cá nhân. lần lượt nêu bài làm. - 1 em đọc lại nghĩa đúng - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Chia lớp thành 2 đội chơi - Mỗi nhóm chuẩn bị 4 câu giải đố - Lớp tổng kết trò chơi, biểu đương đội cao điểm hơn. - HS đọc yêu cầu - Làm miệng các bài 1, 2, 3 - Nối tiếp nhau đọc các câu lịch sự đã chọn - 1 em đọc bài 4, làm bài cá nhân - Nối tiếp đọc câu - 1 em đọc bài thơ. ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2008 Kĩ thuật Lắp xe đẩy hàng A. Mục tiêu : - Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp giáp xe đẩy hàng - Lắp giáp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp và tháo các chi tiết của xe đẩy hàng B. Đồ dùng dạy học - Mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật C. Các hoạt động dạy học I- Tổ chức II- Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh III- Dạy bài mới + HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - Cho học sinh quan sát mẫu xe đẩy hàng - Để lắp được xe đẩy hàng cần có mấy bộ phận - Giáo viên nêu tác dụng của xe + HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK - Cho học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết để vào nắp hộp theo từng loại - Cho học sinh đọc sách giáo khoa b) Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H2 - SGK ) - Gọi một học sinh lên lắp mẫu * Lắp tầng trên của xe và giá đỡ (H3- SGK) - Hướng dẫn lắp theo các bước trong SGK * Lắp thành sau xe, càng xe, trục xe ( H4 - sách giáo khoa ) - Cho học sinh quan sát H4 và chọn các chi tiết để lắp c) Lắp giáp xe đẩy hàng - Hướng dẫn lắp theo quy trình SGK và kiểm tra hoạt động của xe - Tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp - Hát - Học sinh tự kiểm tra chéo - Học sinh quan sát mẫu và trả lời - Cần 5 bộ phận : giá đỡ trục bánh xe, tầng trên của xe và giá đỡ, thành sau xe, càng xe, trục bánh xe. - Học sinh thực hành chọn chi tiết lắp ghép và để vào nắp hộp - Vài em đọc sách giáo khoa - Học sinh quan sát H2 và lắp thử - Học sinh quan sát H3 và lắp thử - Học sinh quan sát H4 và lắp thử - Lắp giáp hoàn thiện xe đẩy hàng - Quan sát và làm theo D. Hoạt động nối tiếp : - Nêu lại các bước tiến hành lắp xe đẩy hàng - Chuẩn bị bộ lắp ghép để thực hành ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to ghi dàn ý. - Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến. - GV chốt lại lời giải (SGV). 3. Phần ghi nhớ: HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết. - 1 số HS làm vào giấy khổ to. - Đọc dàn ý của mình cho cả lớp nghe. - GV nhận xét. - Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo. VD: Dàn ý tả con mèo. 1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo. 2) Thân bài: a) Ngoại hình của con mèo: - Bộ lông - Cái đầu - Hai tai - Bốn chân - Cái đuôi - Đôi mắt - Bộ ria b) Hoạt động chính của con mèo: - Hoạt động bắt chuột: + Động tác rình: + Động tác vồ: c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo: 3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo. - GV chấm mẫu 3 - 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà lập dàn ý cho tả con vật khác. ------------------------------------------------------------ Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp. - HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống. - GV gọi 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp nhận xét. + Bài 2: HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất. Số thứ hai: Số thứ nhất: 738 ? ? Ta có sơ đồ: Hiệu số phần bằng nhau là: 10 - 1 = 9 (phần) Số thứ hai là: 738 : 9 = 82 Số thứ nhất là: 738 + 82 = 820 Đáp số: Số thứ nhất: 820. Số thứ hai: 82. + Bài 3: Tương tự. HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. + Bài 4: HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải. Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: (840 : 4) x 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là: 840 - 315 = 525 (m) Đáp số: Đoạn đầu: 315 m. Đoạn sau: 525 m. - GV nhận xét, chấm bài cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm vở bài tập. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) Lắp xe đẩy hàng A. Mục tiêu : - Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp giáp xe đẩy hàng - Lắp giáp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp và tháo các chi tiết của xe đẩy hàng B. Đồ dùng dạy học - Mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật C. Các hoạt động dạy học I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh III- Dạy bài mới: + HĐ3: Thực hành lắp xe đẩy hàng a) Chọn chi tiết - Cho HS chọn các chi tiết như SGK - GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng đủ b) Lắp từng bộ phận - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Để lắp được xe đẩy hàng cần mấy bộ phận - Cho HS thực hành lắp từng bộ phận - GV đến từng bàn để kiểm tra và uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng c) Lắp ráp xe đẩy hàng - Cho HS quan sát hình 1 và mẫu để thực hành lắp đúng - Cho HS thực hành lắp ráp xe - GV quan sát theo dõi để uốn nắn chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng + HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV nêu các tiểu chuẩn đánh giá - Cho HS tự đánh giá - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS - Cho HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp - Hát - HS tự kiểm tra chéo - HS chọn các chi tiết lắp ghép - Vài em đọc ghi nhớ - Cần 5 bộ phận: Giá đỡ trục bánh xe, tầng trên của xe và giá đỡ, thành sau xe, càng xe, trục bánh xe - HS thực hành lắp ráp từng bộ phận - HS quan sát mẫu - Thực hành rắp ráp xe đẩy hàng - HS trưng bày sản phẩm - Tự đánh giá kết quả Tháo các chi tiết cất vào hộp D. Củng cố dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS - Chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài lắp ô tô tải --------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan29.doc