-Hs đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
-Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc bài “Con sẻ” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
46 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 29 môn Tập đọc: Tập đọc: Đường đi Sa Pa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc.
+Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Gv trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Qung Trung.
-HS chú ý nghe để hiểu thêm .
3.Củng cố và dặn dò:
-Học bài và chuẩn bị bài sau
-Giáo viên nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
*************************************
Toán
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tt)
SGK / 157,158 -TG: 35phút
A. Mục tiêu:
Giúp HS : Từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm bài tập.
C. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 2,VBT.
Giáo viên nhận xét.
2 .Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Giới thiệu bài toán 1:
-Gv cho HS tự tìm hiểu đề toán : Độ dài thật (khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường) là bao nhiêu mét ? (20m). Trên bản đồ có tỉ lệ nào ? (1 : 500). Phải tính độ dài nào ? (tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ). Theo đơn vị nào ? (xăng-ti-mét).
-Gv gợi ý để HS thấy vì sao cần phải đổi đơn vị đo của độ dài thật ra xăng-ti-mét.
-HS nêu cách giải, Gv nhận xét ghi bảng.
20m = 2000cm
Khoảng cách AB trên bản đồ là:
2000 : 500 = 4 (cm)
*Gv nói thêm cho HS hiểu: Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 2000 : 500 = 4 (cm) trên bản đồ.
c.Giới thiệu bài toán 2:
-Hướng dẫn tương tự bài toán 1.
-Lưu ý : Đổi 41km = 41 000 000mm ;
Với phép chia 41 000 000 : 1 000 000 = 41 cần thực hiện tính nhẩm (41 triệu chia cho 1triệu được 41 hoặc có thể cùng xoá bỏ sáu chữ số 0 ở số bị chia và số chia).
-HS làm bài theo nhóm và trình bày kết quả.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
d.Thực hành
Bài 1: Hs đọc đề bài.
-HS làm vào VBT- 2hs làm vào giấy
-HS cùng Gv nhận xét
Bài 2 : HS đọc đề bài.
-HS làm bài vào VBT, 1HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
Bài giải:
12km = 1 200 000cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là:
1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)
Đáp số : 12cm.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài .
-HS làm bài vào VBT – HS đọc bài làm của mình .
-GV nhận xét và chốt ý đúng.
3. Củng cố dặn dò.
-Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 3 / 158, Sgk .
D.Phần bổ sung:
..
***************************************
Tập làm văn
Điền vào giấy tờ in sẵn.
Sgk trang122 - TGDK:40 phút
A. Mục tiêu:
-Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
-Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
B. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
C.Các hoạt đông dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của. con mèo ( chó) đã viết.
-Gv nậhn xét.
2.Bài mới :
a.GTB: Gv nêu yêu cầu của tiết học.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài và nội dung phiếu.
-Gv treo tờ phiếu lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt : CMND (chứng minh nhân dân).
-Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
-HS viết vào VBT, 2HS viết vào phiếu.
-HS tiếp nối nhau đọc tờ khai - đọc rõ ràng, rành mạch.
-Gv nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS suy nghĩ và trả lời miệng câu hỏi.
-Gv nhận xét, kết luận : Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
4.Củng cố - dặn dò
-Học và chuẩn bị bài sau .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung:
*******************************
Toán
Thực hành.
SGK/ 158,159- TG :40phút
A. Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng ( khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường,
-Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất ( bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
B. Đồ dùng dạy học:
-Thước dây có ghi dấu từng mét và một số cọc mốc.
- Cọc tiêu.
C. Các hoạt động DH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT3 / 158, Sgk.
- Gv kiểm tra một số vở của hs
- Gv nhận xét
2.Bài mới:
a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Hướng dẫn thực hành tạI lớp:
-Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba diểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK.
c.Thực hành ngoài lớp:
-Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ (4HS một nhóm)
-Gv giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
Bài 1: Yêu cầu : HS dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ trong SGK) để đo độ dài giữa hai điểm cho trước.
*Giao việc:
Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách hai cây ở sân trường,
-Các nhóm ghi kết quả đo được theo nội dung bài 1 VBT.
*Gv hướng dẫn, kiểm tra ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.
Bài 2: Tập ước lượng độ dài.
-HS thực hiện như bài 2 trong VBT ( mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét rồi dùng thước đo kiểm tra lại).
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Về nhà thực hành đo sân nhà em,
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
Sgk trang 120,121- TG:35 phút
A.Mục tiêu: Sau bài học , HS biết:
-Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
-HS nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
B. Đồ dùng dạy học
-Hình sgk /120,121.
-Phiếu học tập cho HS.
C.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên nêu phần ghi nhớ Sgk .
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ .
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
*Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
-Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
*Cách tiến hành :
-Gv nêu câu hỏi :
+Không khí có những thành phần nào ?
+Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật ?
-HS thảo luận để trả lời các câu hỏi.
-Gv yêu cầu HS quan sát hình 1,2 / 120,121, SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo cặp :
+Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
+Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
+Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ?
+Quá trình hô hấp xảy ra khi nào ?
+Điều xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng ?
-Đại diện vài nhóm trình bày kết quả.
-Gv kết luận : Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cấy cũng không sống được.
c.Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế và nhu cầu không khí của thực vật.
*Mục tiêu : HS nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
*Cách tiến hành :
-Gv nêu vấn đề : Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó ?
-HS thảo luận và nêu miệng – Gv nhận xét bổ sung thêm.
-Gv đưa ra các câu hỏi cho HS trả lời :
+Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật ?
+Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ôxi của thực vật?
-HS dựa vào mục bạn cần biết để trả lời.
-Gv kết luận : Biết được nhu cầu không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như : bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
3. Củng cố - dặn dò :
-HS học bài và chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
*********************************
Kỹ Thuật
Lắp xe nôi
Sgk / -TG: 30phút
A. Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kỹ thuật ,qui trình .
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
B. Đồ dùng dạy học:
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
2.Bài mới:
a.GTB: Gv ghi bảng
b.Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
-Gv cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Gv hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
+Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận ?
-Gv nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế : Hằng ngày chúng ta thường thấy các em bé nằm hoặc ngồi trong xe nôi và ngườI lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi.
c.Hoạt động 2: Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a).Gv hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
-Gv cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b).Lắp từng bộ phận
-HS lắp tay kéo hình 2, SGK.
-HS quan sát hình 2 SGK và trả lời câu hỏi : Để lắp được tay kéo, em cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu ?
-Gv tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
*Lắp giá đỡ trục bánh xe
-HS quan sát hình 3 SGK, gọi 1 HS lên lắp, HS còn lại nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
-HS quan sát hình 1SGK, để trả lời câu hỏi trong SGK.
-GV thực hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
*Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe.
-Gọi 1HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe.
-Gv gọi 1,2HS lên lắp bộ phận này và trả lời câu hỏi SGK.
-Gv và HS nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
*Lắp thành xe với mui xe.
-Gv lắp theo các bước trong SGK. Trong khi lắp, Gv nêu rõ: Khi lắp thành xe vớI mui xe, cẩn chú ý đến vị trí tấm nhỏ nằm trong tấm chữ u .
*Lắp trục bánh xe
-HS trả lời câu hỏi SGK, GV nhận xét bổ sung.
-GV gọi 2 HS lắp trục bánh xe theo thứ tự các chi tiết như hình 6 SGK.
c).Lắp ráp xe nôi
-Gv lắp ráp xe nôi theo quy trình SGK.
-Gọi 2 HS lên lắp thử.
-Sau khi lắp ráp xong, Gv kiểm tra sự chuyển động của xe.
d).Gv hướng dẫn HS tháo rờI các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
-HS xếp các chi tiết vào hộp theo thứ tự.
3.Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của hs
-Chuẩn bị bài sau
D. Phần bổ sung:
..
****************************************
File đính kèm:
- GiaoAn Lop 4 Tuan 2930.doc