Giáo án lớp 4 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối

doc35 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chân, tay, đầu gối, hông, vai. * Một số động tác của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: a. Môn tự chọn: - Đá cầu: 9 – 11 phút. - Ôn tâng cầu bằng đùi, tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn, chữ U. - Ôn chuyển cầu theo nhóm 2 người. - Ném bóng: 9 – 11 phút. - Ôn 1 số động tác bổ trợ. Tập đồng loạt theo 2 – 4 hàng ngang. - Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném đích. b. Nhảy dây: 9 – 11 phút. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Tập đồng loạt theo nhóm hoặc tổ. - Thi vô địch tổ tập luyện. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. - Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - Đứng hát, vỗ tay hoặc chơi trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá tiết học . __________________________________________________________________________ Khoa học Nhu cầu nước của thực vật I. Mục tiêu: - HS biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 116, 117 SGK. - Sưu tầm cây thật sống ở những nơi khô cạn. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau + Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ. HS: Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh hoặc cây thật đã sưu tầm. - Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó. - Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy. + Bước 2: Hoạt động cả lớp. HS: Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. => Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của 1 số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt. - GV nêu yêu cầu và nêu các câu hỏi cho HS: HS: Quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi: ? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước - Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy. ? Tìm thêm ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của nó trong trồng trọt HS: Nêu ví dụ. - Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: Lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng. - Giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn. - Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây chóng lớn. - Khi quả chín cây cần ít nước hơn. + Ngô, mía, cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc. + Vườn rau, hoa tưới đủ nước thường xuyên. => Kết luận: (SGK). HS: 3 – 4 em đọc kết luận. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Kỹ thuật Lắp xe nôi (2 tiết) I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được từng bộ phận và lắp xe nôi đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác. II. Đồ dùng: Mẫu xe nôi, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: Tiết 1 1. Giới thiệu và nêu mục đích của bài học: 2. Hoạt động 1: GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV cho HS quan sát xe đã lắp. HS: Cả lớp quan sát. - Hướng dẫn HS quan sát kỹ và trả lời từng câu hỏi. - Quan sát trả lời: ? Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận - Cần 5 bộ phận. ? Nêu tác dụng xe nôi trong thực tế - Dùng cho các em bé ngồi, nằm 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK. HS: - Chọn các chi tiết. - Xếp các chi tiết vào nắp hộp. b. Lắp từng bộ phận: - Lắp tay kéo (H2 SGK). - Lắp giá đỡ trục bánh xe (H3 SGK). - Lắp thanh đỡ giá trục bánh xe (H4 SGK) - Lắp thành xe với mui xe (H5 SGK). - Lắp trục bánh xe (H6 SGK). c. Lắp ráp xe nôi: - GV lắp ráp xe nôi theo quy trình trong SGK. - Kiểm tra sự chuyển động của bánh xe. d. GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. Tiết 2 4. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi. a. HS chọn chi tiết: HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết như SGK. b. Lắp từng bộ phận: HS: 1 em đọc phần ghi nhớ trước khi lắp. - Thực hành lắp từng bộ phận. c. Lắp ráp xe nôi: HS: Lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép. - Kiểm tra sự chuyển động của bánh xe. 5. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả hoạt động học tập. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình. HS: Trưng bày sản phẩm. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá: + Lắp xe đúng mẫu và đúng quy trình. + Xe lắp chắc chắn không bị xộc xệch. + Xe chuyển động được. HS: Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. HS: Tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài giờ sau học. Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2009 Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to ghi dàn ý. - Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến. - GV chốt lại lời giải (SGV). 3. Phần ghi nhớ: HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết. - 1 số HS làm vào giấy khổ to. - Đọc dàn ý của mình cho cả lớp nghe. - GV nhận xét. - Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo. VD: Dàn ý tả con mèo. 1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo. 2) Thân bài: a) Ngoại hình của con mèo: - Bộ lông - Cái đầu - Hai tai - Bốn chân - Cái đuôi - Đôi mắt - Bộ ria b) Hoạt động chính của con mèo: - Hoạt động bắt chuột: + Động tác rình: + Động tác vồ: c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo: 3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo. - GV chấm mẫu 3 – 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà lập dàn ý cho tả con vật khác. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp. - HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống. - GV gọi 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp nhận xét. + Bài 2: HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất. Số thứ hai: Số thứ nhất: 738 ? ? Ta có sơ đồ: Hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là: 738 : 9 = 82 Số thứ nhất là: 738 + 82 = 820 Đáp số: Số thứ nhất: 820. Số thứ hai: 82. + Bài 3: Tương tự. HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. + Bài 4: HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải. Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: (840 : 4) x 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là: 840 – 315 = 525 (m) Đáp số: Đoạn đầu: 315 m. Đoạn sau: 525 m. - GV nhận xét, chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm vở bài tập. Bài 33: Vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè I- Mục tiêu: - Giúp HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè. - Giúp HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài. - HS biết yêu thích các hoạt động trong ngày hè. II. Chuẩn bị: * GV chuẩn bị: - SGK – SGV. - Tranh ảnh một số hoạt động vui chơi trong ngày hè, - Hình gợi ý cách vẽ tranh. - Tranh của HS lớp trước. * HS chuẩn bị: - Tranh ảnh sưu tầm. - SGK, vở vẽ, chì, màu IiI. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức: - HS chào – Lớp hát - Sĩ số. 2. Kiểm tra đồ dùng HS: - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: vở vẽ, chì, màu... - GV nhận xét nhắc nhở. 3. Bài mới: * GV giới thiệu bài. Hoạt động 1. Tìm, chọn nội dung đề tài: * GV giới thiệu mốt số tranh ảnh . ? Nghỉ hè các em có được đi thăm quan không? * GV bổ xung. - Tuỳ thuộc vào mỗi gia đình các em có thể đi chơi cùng có bố mẹ, anh, chị hoặc về quê thăm gia đình. - Mùa hè có rất nhiều hoạt động vui chơi. ? Em hãy kể những hoạt động vui chơi mà em biết? * GV bổ xung. ? Vậy em thấy xung quanh còn có những hình ảnh nào nữa? ? Em thích hoạt động nào? Hoạt động 2. Cách vẽ tranh. + GV cho HS quan sát tranh. + Gợi ý cho HS một số cách vẽ. + Hoạt động chính ta vẽ ở giữa và làm rõ nội dung. + Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn. + Vẽ màu tươi sáng rõ ràng và đúng với màu sắc mùa hè. Hoạt động 3. Thực hành. - Quan sát hướng dẫn động viên HS vẽ bài. - Gợi ý một số hình ảnh vui chơi gần gũi với HS, - HS nhận xét tranh. - HS kể lại. - Đi thăm quan vườn thú, bảo tàng hoặc thả diều - HS nghe giảng. - Nhà, cây cối, sông, núi, bãi biển, người đi lại - HS lựa chọn nội dung và lựa chọn hình ảnh. - HS vẽ bài. + Nội dung đề tài vui chơi ngày hè. - Tô màu theo ý thích. Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá. + GV chọn một số bài vẽ gợi ý để HS nhận xét về: - Đề tài. - Bố cục. - Hình ảnh. - Màu sắc - Chọn ra bài mình thích. * GV nhận xét bổ xung cho điểm đánh giá. Dặn dò. Chuẩn bị tranh ảnh về đề tài tự chọn. hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng sửa chữa. II. Nội dung: 1. GV nhận xét chung: a. Ưu điểm: - Nhìn chung ý thức đạo đức của lớp tương đối tốt, đi học đúng giờ, khăn quàng guốc dép đầy đủ. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. - ý thức học tập có tiến bộ. Một số em chăm chỉ học tập như em: Thùy, Nhàn. - Chữ viết có nhiều tiến bộ, 1 số em viết chữ tương đối đẹp . b. Nhược điểm: - Hay nghỉ học, cụ thể là em Hoàn. - ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt: Duy, Quảng, Lệ, Duyên,. 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm sẵn có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan29.doc