I. MUC TIÊU:
- Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn tự sự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu Thăm ghi tên các bài Tập đọc
- HS: VBT TV 4
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 28 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hốt kết quả đúng.
Câu 2: Vẽ lại sơ đồ sau ( SGK ) vào vở rồi điền các từ cho trước( SGK ) vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS vẽ sơ đồ vào vở
- HS đứng tại chỗ giải thích và đọc các từ vừa điền.
- Lớp nhận xét, GV kết luận.
Câu 3: Tại sao khi gõ tay xuống bàn người ta nghe thấy tiếng gõ?
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, GV chốt câu trả lời đúng.
VI. Củng cố - dặn dò . - Nhận xét tiết học. Dăn HS về chuẩn bị tiết 2.
Mỹ Thuật
Vẽ trang trí : Trang trí lọ hoa.
I. Mục tiêu:
- Hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa.
- Biết cách vẽ trangẻtí lọ hoa.
- Vẽ trang trí được lọ hoa theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài lọ hoa có hình dáng và trang trí khác nhau.
- Một lọ hoa không trang trí
- Bài vẽ của học sinh năm trước,
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
2- Học sinh: - Giấy vẽ,
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ:
Bài mới :
- Giới thiệu bài.
*HĐ1: Quan sát NX.
- Giáo viên giới thiệu một số lọ hoa gợi ý để học sinh nhận biết
+ Hình dáng các lọ hoa
+ Các bộ phận của lọ hoa,
+ Cách trang trí trên lọ hoa
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ
+ Cách trang trí và vẽ màu
- Học sinh quan sát HS giỏi nhận xét HS TB nhắc lại.
* HĐ2: Cách trang trí .
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
+ Cách sắp xếp hoạ tiết( có rất nhiều cách trang trí)
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích,
- Giáo viên có thể vẽ trực tiếp lên bảng để học sinh quan sát.
- HS quan sát cách vẽ và nêu, HS TB nhắc lại.
*HĐ 3: Thực hành
- Cho học sinh quan sát một số bài của học sinh
- Gợi ý và hướng dẫn bổ sung để học sinh hoàn thành bài tại lớp
- Học sinh quan sát và có thể thực hành theo nhóm.
*HĐ 4: Nhận xét đánh giá:
- Chọn một số bài treo bảng.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng
- Giáo viên tóm tắt và đánh giá.
Củng cố - Dặn dò :
Khen ngợi những học sinh có bài làm tốt. Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra Định kì giữa kỳ II ( Tiết 8 )
( kiểm tra theo phiếu )
âm nhạc
học : thiếu nhi thế giới liên hoan
I . Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Gv chuẩn bị :
- Nhạc cụ gõ .
- Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung tiết học .
2. Phần hoạt động :
Hoạt động 1 : Dạy BH: Thiếu nhi thế giới liên hoan
- Giới thiệu bài .
- Hs chú ý lắng nghe .
- Hát mẫu BH .
- Cho hs đọc lời ca
- Gv giải thích “khôn ngăn” nghĩa là “không ngăn được” ; “cơn chiến chinh” nghĩa là “cuộc chiến tranh”.
- Dạy bài hát từng câu theo lối móc xích đến - Học hát theo h/d . hết bài .
- Tập xong cho hs luyện hát nhiều lần theo tổ nhóm .
Hoạt động 2 : Củng cố BH
- Hướng dẫn hs tập trình bày BH theo cách hát đối đáp và hoà giọng .
+ Hát đối đáp : Đoạn 1 .
+ Hoà giọng : Đoạn 2 .
- Chia lớp thành các tổ , mỗi tổ trình bày cách hát trên một lần .
- Hs thực hiện .
3. Phần kết thúc :
- Cho hs hát lại BH vừa học .
- Dặn các em về học thuộc lời BH .
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. đồ dùng dạy học:
- HS: VBT
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
- 1 HS lên bảng làm BT: Tổng của hai số là 333. Tỉ số của hai số đó là 2 / 7. Tìm hai số đó.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Giải toán
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài cá nhân và nêu kết quả.
- 1 HS TB lên bảng chữa bài.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần )
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21 ( m )
Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 ( m )
Đáp số: Đoạn 1: 21 m
Đoạn 2: 7 m
Bài 2: Giải toán ( Dành cho HS K, G)
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS khá nêu các bước giải.
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm số bạn trai, bạn gái
- HS làm BT vào vở nháp
- GV kết luận đúng, sai.
Bài 3: Giải toán.
- HS đọc yêu cầu BT
- Làm bài vào vở nháp
- 1 HS TB lên bảng làm bài. Lớp, GV chốt lời giải đúng:
VI. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài.
Thể dục
môn tự chọn trò chơi: “trao tín gậy”
i. mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. Biết cách thực hiện động tác dùng bàn tay đập bóng nảy liên tục xuống mặt đất. Biết cách trao nhận tín gậy khi chơi trò chơi.
ii. địa điểm-phương tiện:
- Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
- Dây nhảy 28 chiếc. Bóng số 4.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, HS khởi động
+ Xoay các khớp.
+ Bài thể dục.
Cán sự điều hành HS k/động.
2. Phần cơ bản
* Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị - ngắm đích - ném (chưa ném bóng đi và có ném vào đích).
+ Động tác: (Như bài 46).
+ Động tác chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng. Khi thực hiện động tác ném, dùng lực của cách tay, cẳng tay ném bóng đi lòng bàn tay hướng ra ngoài, mắt nhìn hướng ném, cổ tay và các ngón tay điều chỉnh hướng bóng đến, các ngón tay miết vào bóng tạo lực. Tay còn lại buông tự nhiên. Sau khi ném bóng song hơi ngã người về trước giữ thăng bằng.
* Trò chơi: “Trao tín gậy”.
- Mục đích: Rèn luyện khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, phân tích kỷ thuật lại.
+ Lần 1: GV điều hành, HS tập đồng loạt (mô phỏng không bóng). GV q/s sữa sai.
+ Lần 2: Chia tổ cán sự điều hành, GV quan sát sữa sai.
+ Lần 3: GV điều hành HS tập với bóng. GV q/s sữa sai.
- (HS K, G bước đầu thực hiện được động tác, HS TB, Y biết cách thực hiện động tác).
- GV nhắc lại cách chơi, gọi 1 HS nhắc lại cách chơi, GV tổ chức chơi.
3. Phần kết thúc
* Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học.
- HS thả lỏng cùng GV nhận xét bài học.
Sinh hoạt tập thể
Địa lí
người dân và hoạt động sản xuất ổ đồng bằng
duyên hảI miền trung
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh biết:trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động KTế như du lịch, công nghiệp ;
- Khai tác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở ĐBDHMT
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người sân nhiều tỉnh MT thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II. Đồ Dùng Dạy Học.
- GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS lên đọc tên các đồng bằng duyên hải MT và chỉ trên lược đồ ?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp
2. Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT
- Giáo viên treo bản đồ lên bảng
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi :
? Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? ( nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch )
- Yêu cầu HS quan sát hình 9, GV giới thiệu bãi biển Nha Trang.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe những bãi biển mà HS đã được đến, hoặc được nhìn thấy, được nghe thấy.
- Yêu cầu HS kể trước lớp
? Điều kiện phất triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với cuộc sống của người sân ? ( HSK,G TRả Lời : ...Có thêm việc làm , tăng thu nhập )
KL: Du lịch ở ĐBDHMT phát triển người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập là cơ hội để nhân dân các vùng đến tham quan và nghỉ ngơi .
- 2 HS TB, yếu nhắc lại
3. Phát triển công nghiẹp
- Giáo viên hỏi HS :
? ở vị trí ven biển ĐBDHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào ? (đường biển )
? Việc đi lại bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
(...ngành đóng tàu và sửa chữa tàu )
- Yêu cầu HS quan sát hình 10, GV giới thiệu xưởng sửa chữa tàu thuyền
- GV giới thiệu: ĐBDHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường
? Kể tên các sản phẩm làm từ mía đường ?
- Yêu cầu HS quan sát H11và cho biết các công việc để sản xuất đường từ mía?
? Qua các hoạt động tìm hiểu trên hãy cho biết: Người dân ở đồng bằng DHMT có những hoạt động sản xuất nào ?
KL: Người dân ở ĐBDHMT có thêm những hoạt động kinh tế mới; phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đóng, sửa chũa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp.
- HSTB, yếu nhắc lại.
4. Lễ hội ở ĐBDHMT
- Yêu cầu HS đọc SGK , vận dụng nhũng hiểu biết của mình kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT ?
KL: Các HĐ lễ hội cũng là dịp để thu hút khách du lịch từ các vùng khác đến tham dự .
VI. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học bài.
Kĩ thuật
Lắp xe nôi
I-Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II-Đồ dùng dạy học:
- G/V và h/s : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- GV : Mẫu xe nôi đã lắp sẵn
III-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: HS thực hành lắp xe nôi
chọn chi tiết
– HS chọn đúng đủ các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại vào nắp hợp
- GV kiểm tra và giúp đỡ hs chọn đúng cà đủ các chi tiết để lắp xe nôi .
b)Lắp từng bộ phận
- 1 hs đọc phần ghi nhớ . hs khác góp ý bổ sung
- HS thực hành lắp . Trong quá trình lắp các em lưu ý nột số điểm sau:
+Vị trí trong ngoài của các thanh .
+Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn .
+Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ Ukhi lắp thành xe và mui xe .
Lắp ráp xe nôi
- Y/c hs lắp theo qui trình trong sgk , chú ý vặn chắc các mối ghép để xe không bị xộc xệch .
- Khi lắp xong phải kiểm tra lại sự chửên động của xe, trong khi thực hành gv giúp đỡ hs còn lúng túng .
*HĐ2: Đánh giá kq học tập của hs
- HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- GV nhận xét , đánh giá kq học tập của hs
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
3/ Củng cố – dặn dò .
- Nhận xét chung tiết học
- Dặn h/s về nhà đọc trước bài mới chuẩn bị học bài lắp xe đẩy hàng .
File đính kèm:
- TUAN 28 - LAN 2010.doc