Giáo án lớp 4 tuần 27 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

 - Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Cố gắng học tập sau này giúp ích cho xã hội và gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết nội dung đoạn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

docx43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 27 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i,… b/ Tìm 3 tiếng: Không viết với dấu ngã M: ảnh (không có ãnh),ải, ảo, ảnh, bản, biển, khả, ngoảnh, thổi, thể, sưởi, vểnh, vảy, xỉn, tổ, tổng… Không viết với dấu hỏi M: đũa (không có đủa),cõng, cưỡi, hãy, nghĩa, muỗi, nhiễm, hoãn, nhão, nhiễm, nhiễu, những, giỡn, xẵng,… 2/ Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau: a/ Sa mạc đỏ Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có các mảng màu hồng, màu đỏ xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy. (sa/xa, sen/xen) b/ Thế giới dưới nước Đáy biển cũng có núi non, thung lũng và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực. (biển/biễn, lủng, lũng) Hoạt động nối tiếp - GV thu vở chấm bài. - Nhận xét tiết học. KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn:13/03/2012 - Ngày dạy: Thứ sáu – 16/03/2012 - Môn: Tập làm văn - Tuần: 27 - Tiết PPCT: 54 - Bài dạy: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI. I. MỤC TIÊU - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…) - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - Có ý thức trình bày rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, đủ ý. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. Nhận xét chung về kết quả của cả lớp. - GV viết đề bài lên bảng, nhận xét chung về những ưu điểm chính và những hạn chế. - Thống kê số điểm cả lớp và trả bài viết cho HS. 3. Hướng dẫn HS chữa bài. - Hướng dẫn từng HS chữa lỗi vàoVBT. - Hướng dẫn HS chữa lỗi chung. GV ghi các lỗi mà HS mắc phải lên bảng, gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. 4. Hướng dẫn học tập những bài văn, đoạnvăn hay. - GV chọn những đoạn văn và bài văn hay của HS trong lớp đọc cho cả lớp nghe. Hướng dẫn HS tìm ra cái hay, cái đáng học. 5. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Ôn tập. - Hát đầu giờ - HS nghe GV nhận xét chung. - Xem những nhận xét GV ghi trong bài. - HS sửa các lỗi trong bài làm theo từng loại như VBT. - HS lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp. Sau đó nhận xét bài trên bảng và sửa vào vở. - HS nghe và rút kinh nghiệm cho mình. Sau đó chọn 1 đoạn trong bài văn của mình viết lại cho hay hơn. KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn:13/03/2012 - Ngày dạy: Thứ sáu – 16/03/2012 - Môn: Toán - Tuần: 27 - Tiết PPCT: 135 - Bài dạy: LUYỆN TẬP. I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Tính được diện tích hình thoi.( BT cần làm: 1, 2) - Thêm yêu toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: Diện tích hình thoi. - Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích hình thoi. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Các em đã biết cách tính diện tích hình thoi, trong giờ học này chúng ta cùng vận dụng công thức để giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích hình thoi. HĐ1: Bài 1. - Cho HS đọc đề bài. - Gọi 2 HS làm bài trên bảng,cả lớp làm vào nháp. GV nhận xét và sửa bài. - GV chốt: Củng cố cách tính diện tích hình thoi. HĐ2: Bài 2. - Cho HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài. - GV chốt: Giải bài toán về tính diện tích hình thoi. HĐ3: Bài 3 (Dành cho HS khá giỏi) - Cho HS đọc nội dung yêu cầu. - Yêu cầu HS thực hành gấp và tự kiểm tra theo yêu cầu của bài tập. 4.Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Hát đầu giờ - 2 HS thực hiện theo yêu cầu. Cả lớp nghe và nhận xét. - HS ngh và nhắc lại tựa bài. Bài 1. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: a/ Diện tích hình thoi là : 114 (cm2). b/ Diện tích hình thoi là: 1050 (cm2). Bài 2. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: Giải Diện tích miếng kính là: = 70 (cm2). Đáp số : 70 cm2 Bài 3. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - Mỗi HS tự thực hành gấp và kiểm tra theo nội dung bài. a/ 2cm 3cm b/ Diện tích hình thoi là: 2 x 3 = 6 (cm2) KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn:13/03/2012 - Ngày dạy: Thứ sáu – 16/03/2012 - Môn: Lịch sử - Tuần: 27 - Tiết PPCT: 27 - Bài dạy: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈXVI – XVII. I. MỤC TIÊU - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà cửa, cư dân ngoại quốc,…). - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. - Có ý thức bảo tồn nền văn hoá lâu đời của Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bản đồ Việt Nam. - Phiếu học tập: Mô tả về các đặc điểm của các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học. 1. Ổn định: 2. KTBC:Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. - Gọi HS trả lời 2 câu hỏi sau bài. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Vào thế kỉ XVI – XVII, nước ta rất phát triển về thương nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ba thành thị phát triển nhất của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII. HĐ1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – 3 thành thị lớn ở thế kỉ XVI - XVII. - GV hỏi: Thành thị là gì? - GV trình bày: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và nông nghiệp phát triển. - Treo bản đồ VN, gọi HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. - Cho HS làm việc theo nhóm: Mô tả về các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII, GV phát phiếu cho từng nhóm yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu. Sau đó cho các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và chốt lại. - Hát đầu giờ - 2 HS trả lời câu hỏi. Cả lớp nghe và nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. - HS trả lời theo ý hiểu. - HS nghe GV trình bày. - 3 HS thực hiện, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS làm việc theo nhóm 4: Điền vào bảng thống kê, sau đó trình bày. Cả lớp nhận xét và bổ sung. Thành thị Dân cư Quy mô thành thị. Hoạt động buôn bán. Thăng Long Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á. Lớn bằng thành thị ở 1 số nước châu Á. Những ngàychợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hóa đến đông không thể tưởng tượng. Buôn bán nhiều mặt hàng như: áo, tơ lụa, vóc, nhiễu,.. Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như: Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở. Là nơi buôn bán tấp nập. Hội An Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. HĐ2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVII. - Hỏi: Theo em, cảnh buôn bán sôi độngở các đô thị nói trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào? - GV chốt lại: Vào thế kỉ XVI – XVII, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó, các ngành tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn sắt, làm giấy,… cũng rất phát triển. 4.Củng cố - dặn dò. - Cho HS đọc nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786). - HS nêu: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - HS nghe và ghi nhớ. - 3 HS đọc trong SGK, cả lớp theo dõi. SINH HOẠT LỚP- TUẦN 27 I. Nội dung: - Chủ điểm: - Kiểm điểm việc học tuần 27 và nêu phương hướng học tập tuần 28. II. Tiến trình: 1. Ổn định: Hát đầu giờ 2. Kiểm điểm công việc trong tuần 27(từ 12/03 đến 16/03/2012) - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp. - Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau: a/ Đạo đức b/ Học tập c/ Lao động vệ sinh d/ Phòng chóng TNGT, TNTT. - Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ. - GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp.Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn. 3. Kế hoạch tuần 28. - Chủ điểm: - Học chương trình tuần 28 theo PPCT(Từ 19/03 đến 23/03/2012). a/ Đạo đức: + Thực hiện nội quy trường lớp. + Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường. + Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn. + Nói chuyện trong giờ học. + Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp. + Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS. b/ Học tập: + Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ. + Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp. + Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc. + Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh. c/ Lao động vệ sinh: + Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường. + Tổ trực phải châm nước trầu bà. + Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận. + Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu. + Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh. + Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định. d/ Phòng chóng TNGT, TNTT: + Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường. + Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang. + Giáo dục môi trường, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua nội dung bài dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp. 4. Trò chơi - Tổ chức cho HS thi đố vui giữa các tổ. - GV nhận xét và tuyên dương tinh thần vui chơi lành mạnh và có những câu đố hay. KÍ DUYỆT - TUẦN 27 Tổ trưởng GVCN Ngày 12 tháng 03 năm 2012 NGUYỄN NGỌC CẨM LƯU VÂN TIẾN

File đính kèm:

  • docxTUAN 27.docx