I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh chân dung Cô- péc- ních, Ga- li- lê trong SGK.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 27 Trường TH-THCS Hoàng Hoa Thám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nghe bài toán.
- HS suy nghĩ để tìm cách ghép hình.
- HS phát biểu ý kiến.
- Diện tích của hai hình bằng nhau.
- HS nêu: AC = m ; AM = .
- Diện tích hình chữ nhật AMNC là m Í .
- Là độ dài hai đường chéo của hình thoi.
- HS nghe và nêu lại cách tính diện tích của hình thoi.
- HS áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi làm bài vào vở..
a. Diện tích hình ABCD là: (3 x 4):2 = 6 (m2)
b. Diện tích hình MNPQ là: (7 x 4): 2 = 14 (m2)
- Nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
a. Diện tích hình thoi là:
(5 x 20): 2 = 50 (dm2)
b. Diện tích hình thoi là:
4 m = 40 dm
(40 x 15): 2 = 300 (dm2)
- HS nêu.
**********************************
Buổi chiều
Tiết 2
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
II. CHUẨN BỊ:
- Ảnh một số cây cối trong SGK, một số tranh ảnh cây cối khác.
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài văn tả cây cối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
- Ở tiết TLV trước, các em đã được dặn chuẩn bị sẵn giấy bút để hôm nay làm bài kiểm tra. Các em cũng đã nghe dặn về nhà quan sát một cây có bóng mát, cây ăn quả hoặc một cây hoa … để hôm nay ta sẽ làm một bài văn trọn vẹn về miêu tả cây cối. Các em lấy giấy, bút ra để ta chuẩn bị kiểm tra.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 5’
* Hướng dẫn HS chọn đề bài.
- Cho HS đọc đề bài gợi ý trong SGK.
- GV ghi lên bảng cả 4 đề bài hoặc ghi đề bài khác mình đã chuẩn bị.
- Cho HS quan sát tranh, ảnh. GV hướng dẫn HS quan sát ảnh trong SGK.
- GV: Các em chọn làm một trong các đề đã cho.
HĐ2: Cá nhân: 31’
** HS làm bài
- Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả để làm bài.
- GV thu bài khi hết giờ.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
- GV củng cố bài học.
+ HS học bài và Chuẩn bị bài “Ôn tập giữa học kì II”
- Nhận xét tiết học
+ Hát và báo cáo sĩ số.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lớp lắng nghe, đọc dàn ý bài văn miêu tả.
- HS đọc đề bài trên bảng.
- HS quan sát ảnh (hoặc tranh ảnh GV đã dán lên bảng lớp).
- HS chọn đề.
- HS chọn đề, làm bài.
****************************************************************************************
Ngày soạn:11/03/2014
Ngày dạy:14/03/2014
Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1
TẬP LÀM VĂN (Tiết 54)
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng lớp, phần màu để chữa lỗi chung.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 1’
Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra viết. Tiết học hôm nay, các em sẽ được trả bài kiểm tra. Chúng ta sẽ cùng chữa những lỗi các em còn mắc phải về cách dùng từ, đặt câu về chính tả.
b) Tìm hiểu bài:
HĐ1:Nhận xét chung: 10’
- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Ưu điểm: Những cái đạt được.
+ Khuyết điểm:Những hạn chế, GV nêu những VD cụ thể.
- Thông báo điểm cụ thể cho HS.
HĐ2:Hướng dẫn HS chữa bài: 16’
- Hướng dẫn từng HS chữa lỗi.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV chép các lỗi sẽ chữa lên bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài lại cho đúng.
HĐ3.Học những đoạn, bài văn hay:10’
- GV đọc những bài, những đoạn văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
- Cho HS trao đổi, thảo luận về cái hay, cái đẹp của các đoạn, bài văn.
2. Củng cố, dặn dò:3’
- GV đọc những bài, những đoạn văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
- GV khen ngợi những HS làm bài tốt, yêu cầu một số HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài TĐ, HTL.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Từng HS đọc lời phê, ghi các loại lỗi và cách chữa lỗi.
- HS đối chiếu, đổi bài cho nhau theo từng cặp để soát lỗi còn sót, soát lại việc chữa lỗi.
- Cho HS lên bảng chữa lỗi, lớp chữa lỗi vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét bài trên bảng lớp.
*********************************
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
Tính được diện tích hình thoi.
* Bài 1 (a), bài 2, bài 4
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi HS chuẩn bị:4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong bài tập 4.
- 1 tờ giấy hình thoi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV gọi HS lên bảng làm bài 3.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
- Các em đã biết cách tính diện tích của hình thoi, trong giờ học này chúng ta sẽ vận dụng công thức để giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích hình thoi.
b.Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp: 23’
Bài 1: Tính diện tích hình thoi.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Tiến hành như bài tập 1.
HĐ2: Nhóm: 7’
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- Yêu cầu HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- Giáo viên gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở:
a) Diện tích hình thoi là:
19 Í 12: 2 = 114 (cm2)
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở:
a) Diện tích hình thoi là:
14 x 10: 2 = 70 (cm2)
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS cả lớp cùng làm.
**********************************
Tiết 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 54)
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
* HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
II. CHUẨN BỊ:
- Bút dạ, các băng giấy để ghi câu Nhà vua hoàn gươm lại cho Long vương.
- 3 tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
Các em đã hiểu được tác dụng của câu khiến qua các bài học trước. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tạo ra những câu khiến trong những tình huống khác nhau.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 15’
I. Phần nhận xét:
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Các em chọn một trong các tình huống đã cho vàchuyển câu kể thành câu khiến.
- Cho HS làm bài. GV dán 3 băng giấy lên bảng có ghi câu kể đã cho.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lưu ý HS: Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ có ở đầu câu), cuối câu nên đặt dáu chấm than. Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
VD: Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi !
- Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương !
* Dựa vào cách nào ở BT1 phần nhận xét, em hãy cho biết có mấy cách đặt câu khiến?
** Ghi nhớ:
4.Phần luyện tập:
HĐ2: Cá nhân: 15’
* Bài tập 1:Chuyển các caau kể sau thành câu khiến.
- GV giao việc: Mỗi câu kể đã cho các em có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các cách đã làm ở BT1.
- Cho HS làm bài. GV phát 4 băng giấy cho 4 HS và yêu cầu mỗi em chuyển sang câu khiến 1 câu kể đã cho.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc: Khi đặt câu khiến các em chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
- Cho HS trình bày. GV dán lên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.
3. Củng cố, dặn dò:3’
+ GV củng cố bài học.
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 5 câu khiến.
- Dặn HS về nhà tìm một tin tức trên báo Nhi Đồng hoặc Thiếu niên tiền phong để học tiết TLV sau.
- GV nhận xét tiết học
+ Hát.
- HS1: Nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước và cho VD.
- HS2: Đọc 3 câu khiến đã tìm được trong sách Tiếng Việt, Toán.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài trên giấy.
a). Chọn cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên phải vào trước động từ.
Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại cho Long Vương!
b). Chọn cách 2: Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu,
Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương / đi.
c). Chọn cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong vào đầu câu.
Mong / Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
d). Cách 4: Thay đổi giọng điệu.
- Lớp nhận xét.
+ Có 4 cách đặt câu khiến.
+ HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
+ HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS làm bài cá nhân.
- 4 HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp.
** Câu khiến
*- Nam đi học đi!
- Nam đi học nào !
- Nam phải đi học
- Đề nghị Nam đi học !
- Nam hãy đi học đi ! …
*- Thanh phải đi lao động.
- Thanh nên đi lao động.
- Thanh đi lao động thôi nào !
- Đề nghị Thanh đi lao động.
*- Ngân phải chăm chỉ lên !
- Ngân hãy chăm chỉ nào !
- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn !
*- Giang phải phần đấu học giỏi !
- Giang hãy phần đấu học giỏi lên !
- Giang cần phấn đấu học giỏi !
- Mong Giang phấn đấu học giỏi !
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt trình bày hoặc trình bày trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài, đặt câu khiến.
- HS lần lượt đọc câu mình đặt.
- Lớp nhận xét.
File đính kèm:
- Giao an Lop 4 Tuan 27 CKTKN.doc