MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Biết đọc với giọng kể chậm rãi , bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 4 HS đọc truyện Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK. Nêu nội dung của bài em vừa đọc?
- GV nhận xét, ghi điểm.
24 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 27 môn Tập đọc - Dù sao trái đất vẫn quay (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về nhà.
Đạo đức
tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- GDKNS : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK Đạo đức 4 và VBT Đạo đức 4.
III. Hoạt động dạy và học: tiết 2
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi ( BT4, SGK)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: + (b), (c), (e) là việc làm nhân đạo.
+ (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện nhóm trình bày; Cả lớp trao đổi, tranh luận ý kiến.
- GV kết luận theo từng tình huống.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 5, SGK)
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và ghi kết quả ra tờ giấy khổ to theo mẫu BT5, SGK.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung, trao đổi, bình luận.
- GV kết luận : Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
Kết luận chung: GV mời 2 HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối: HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả BT5.
Khoa học
Nhiệt cần cho sự sống
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS có thể:
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
- Biết một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 108, 109, SGK phóng to..
- Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.
- Bốn tấm thẻ có ghi A, B, C, D.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Tiết học trước chúng ta học bài gì ?
Gọi 3 HS lên bảng trả lời:
+ Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.
+ Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ.
+ Tại sao phải thực hành tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt? Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Trò chơi: Cuộc thi : " Hành trình văn hoá".
* Cách tiến hành:
- Kê bàn ghế sao cho cả 4 nhóm đều hướng về phía bảng.
- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào ban giám khảo. BGK có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.
- Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.
- Một HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào cũng phải đa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ thẻ lựa chọn đáp án A, B, C, D sau đó mỗi đội giải thích về sự lựa chọn của mình,.
- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
Lưu ý: GV có thể chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời.Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong vòng 30 giây.
- Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo. Tổng kết trò chơi.
* Câu hỏi và đáp án:
1. Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết. (cây xơng rồng, cây thông, hoa tuy-líp...)
2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?
A. Sa mạc. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. (B. Nhiệt đới).
3. Thực vật phong phú nhng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào?
A. Sa mạc. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. (C. Ôn đới).
4. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào? (Nhiệt đới).
5. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? (Sa mạc và hàn đới).
6. Một số động vật có vú ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
A. Trên 0oC. B. 0oC. C. Dưới 0oC. ( 0oC)
7. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
A. Âm 20oC. B. Âm 30oC. C. Âm 40oC. ( Âm 30oC)
8. Nhiệt đọ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật.
A Sự lớn lên. B. Sự sinh sản. C. sự phân bố. D. Tất cả các hoạt động trên. (D.)
9. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:
A. Giống nhau. B. Khác nhau. (B)
10. Sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp con người, động vật, thực vật phải:
A. Tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. B.Có những biện pháp nhân tạo để khắc phục. C. Cả 2 biện pháp trên. (C)
Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất..
- HS thảo luận theo cặp: + Điều gì sẽ xẩy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, GV kết luận (gió ngừng thổi, nước ngừng chảy, Trái Đất sẽ lạnh giá, không có sự sống trên Trái Đất, Trái Đất sẽ không có mưa và trở thành một hành tinh chết.)
Hoạt động 3: Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật
- HS thảo luận theo nhóm 4. Cứ 2 nhóm thảo luận một nội dung: Nêu cách chống nóng, chống rét cho : người, động vật, thực vật.
- Các nhóm thảo luận, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà xem lại các bài từ 20 đến 54.
địa lí
người dân và hoạt động sản xuất ở
đồng bằng duyên hải miền Trung.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt , chăn nuôi, đánh bắt , nuôi trồng , chế biến thủy sản,
- HS khá, giỏi : Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng , có nguồn nước, ven biển.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam; Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung; bản đồ dân cư Việt nam.
-Tranh, ảnh như SGK; các tranh, ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: Đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ.
- 2 HS: Nêu đặc điểm của ĐBDH miền Trung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi mục bài.
B. Dạy bài mới.
1. Dân cư tập trung khá đông đúc.
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
GV giới thiệu: DB DHMT tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.
- Yêu cầu từng cặp HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh:
1.So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền trung so với ở vùng núi Trường Sơn.
2.So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Dân cư ở vùng ĐB DHMT khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố.
- Yêu cầu HS đọc sách và cho biết: Người dân ở ĐB DHMT là người dân tộc nào?
- GV giới thiệu thêm cho HS biết.
- Yêu cầu các cặp quan sát hình 1, 2 nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
- GV kết luận.
2. Hoạt động sản xuất của người dân
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình. (6 HS đọc lần lượt trước lớp).
- Dựa vào các hình ảnh đó hãy cho biết, người dân ở đây có những ngành nghề gì?
- Yêu cầu HS kể tên một số loại cây được trồng ở đây; một số loại con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐB DHMT; một số loài thuỷ sản được nuôi ở ĐB DHMT.
- GV nhấn mạnh: Nghề làm muối là một nghề rất đặc trưng của ngời dân ở ĐB DHMT, nghề này rất vất vả)
3. Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐB DHMT
- Yêu cầu một số HS nhắc lại các nghề chính ở ĐB DHMT.(trồng trọt, chăn nuôi. đánh bắt thuỷ sản, làm muối).
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6: đọc bảng gợi ý trong SGK giải thích vì sao đồng bằng DHMT lại có các hoạt động sản xuất đó.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp (1 HS viết lên bảng GV kẻ sẵn, 1 HS trình bày trước lớp) mỗi nhóm một nội dung.
Tên hoạt động sản xuất
Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
Trồng lúa
Trồng mía, lạc
Làm muối
Nuôi, đánh bắt thuỷ sản
- GV nhấn mạnh: Mặc dù thiên nhiên ở đây thường gây bão lụt và khí hậu có phần khắc nghiệt, người dân ở ĐBDHMT vẫn biết tận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề phù hợp cho đời sống của mình và còn phục vụ các vùng khác, cũng như phục vụ xuất khẩu.
3. Củng cố, dặn dò :
- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV nhận xét tiết học;
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về ĐB DHMT.
Kĩ thuật
Lắp xe có thang (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe có thang.
II. Đồ dùng dạy- học: Mẫu xe có thang đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động- dạy- học: Tiết 1
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu xe có thang đã lắp sẵn và TLCH : Xe bao nhiêu bộ phận chính ? (5 bộ phận)
- GV nêu tác dụng của xe có thang trong thực tế.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
- GV cùng HS chọn các chi tiết cho đúng và đủ.
- Xếp các chi tiết vào hộp theo từng loại chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận.
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin : HS quan sát và TLCH trong SGK ? Cho 1 HS lắp, cả lớp và GV nhận xét.
- Tiến hành tương tự với các bộ phận:
Ca bin, bệ thang và giá đỡ thang, lắp cái thang, lắp trục bánh xe.
c. Lắp ráp xe có thang: GV lắp theo quy trình trong SGk; sau đó kiểm tra sự chuyển động của xe và sự quay của thang.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp: Tiến hành tương tự như các tiết trước.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau sẽ thực hành.
File đính kèm:
- T27.doc