-Hs đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhanh nhưng căng thẳng , cảm hứng ngợi ca . Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão , sự bền bỉ , dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích .
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai , bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống yên bình .
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh hoạ bài đọc
22 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 26 môn Tập đọc: Thắng biển (tiết 4), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá của các dân tộc .
B.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI - XVII.
-Phiếu thảo luận nhóm
C.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS trả lời câu hỏi Sgk và nêu ghi nhớ.
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học và ghi bảng
b.Hoạt động1: Làm việc cả lớp
-Gv giới thiệu bản đồ Việt Nam thế lỉ XVI – XVII , HS đọc Sgk xác định trên bản đồ , địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến miền Bắc ngày nay .
c.Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
-Gv chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm thảo luận .
-Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam , từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long .
-Các nhóm dựa vào Sgk để trả lời và báo cáo kết quả
-Gv nhận xét , kết luận : Trước thế kỉ XVI , từ sông Gianh vào phía Nam , đất hoang còn nhiều , xóm làng và dân cư thưa thớt . Những ngườI nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá , làm ăn . Từ cuốI thế kỉ XVI , các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng .
d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Gv đặt câu hỏi : Cuộc sống chung của các dân tộc này ớ phía Nam đã đem lại kết quả gì ?
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi .
-Gv nhận xét và rút ra kết luận : Kết quả là xây dựng cuộc sống hoà hợp , xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc .
3. Củng cố và dặn dò:
-2 hs đọc nội dung in đâm cuối bài
-Giáo viên nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
Toán
Luyện tập chung .
SGK / 137 ,138 – TG: 35phút
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
-Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia phân số .
-Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên.
B.Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi BT.
C.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 1 hs lên bảng lên bảng sửa BT4 / 137 , Sgk
Giáo viên nhận xét.
2 .Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Thực hành:
Bài 1 : Hs đọc yêu cầu bài
-HS làm vào VBT , 2HS lên bảng sửa.
-Gv nhận xét , chốt ý đúng..
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm vào VBT và 3làm vào phiếu .
-Gv nhận xét , rút ra kết luận
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài.
-HS thảo luận nhóm .
-HS thảo luận nhóm đôi rồi tự làm vào VBT.
-HS đọc bài làm – Gv nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài .
-1HS lên bảng tóm tắt .
-HS thảo luận nhóm 4 và làm bài vào VBT.
-Gv nhận xét , chốt ý .
3. Củng cố dặn dò.
-Gv nhận xét tiết học.
- BTVN 4 sgk / 138 và học thuộc ba tính chất vừa học.
D.Phần bổ sung:
***************************************
Thể dục
Di chuyển tung , bắt bóng , nhảy dây .
Trò chơi: Trao tín gậy .
Sgv/ - TG: 30phút
A.Mục tiêu:
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2,3 người ,nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
-Học di chuyển tung và bắt bóng . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện động tác cơ bản đúng .
-Trò chơi “ Trao tín gậy” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
B.Địa điểm và phương tiện:
Sân trường sạch sẽ, an toàn.
Dây nhảy
C.Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu:
-Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-HS khởi động các khớp.
-HS đi thường hít thở sâu .
2.Phần cơ bản:
a). Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản :
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm
+HS ôn theo tổ do tổ trưởng điều khiển.
+Học di chuyển tung và bắt bóng .
+Gv làm mẫu động tác .
+HS tập luyện theo tổ - Gv quan sát nhắc nhở thêm .
-Hs ôn lại nhảy dây kiểu chụm chân theo tổ .
-Gv hướng dẫn HS cách nhảy dây chân trước chân sau .
-HS theo dõi và thực hành nhảy thử .
-Gv chia tổ và yêu cầu tổ trưởng điều khiển cho các bạn trong tổ cùng thực hiện nghiêm túc .
-Trong khi các tổ thực hành , Gv quan sát , nhắc nhở thêm cho những em còn lúng túng .
b). Trò chơi vận động:
-Học trò chơi “ Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”.
-HS nhắc lạI tên trò chơi và cách chơi .
-HS thực hành chơi theo nhóm , sau đó cho các nhóm chơi thi với nhau xem nhóm nào thua thì phạt theo yêu cầu của lớp .
3.Phần kết thúc:
-Cho hs làm động tác thả lỏng , Hệ thống bài
-Giáo viên nhận xét đáng giá giờ học
D.Phần bổ sung:
***********************************
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối .
Sgk trang 83,84- TGDK:40 phút
A.Mục tiêu:
-HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối trình tự theo các bước .
-Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài , kết bài .
B.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi dàn ý
-Tranh , ảnh một số loài cây có bóng mát , cây ăn quả , cây hoa .
C.Các hoạt đông dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 1 hs đọc đoạn kết bài mở rộng.
-Gv nhận xét chung .
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập .
-1HS đọc yêu cầu của đề bài , Gv gạch chân những từ ngữ quan trọng
-Gv dán một số tranh , ảnh lên bảng .
-HS nói về cây em sẽ chọn tả
-HS tiếp nối nhau đọc gợi ý .
-HS viết dàn ý trước khi làm bài .
* HS viết bài :
-HS lập dàn ý , tạo lập từng đoạn , hoàn chỉnh cả bài .
-HS tiếp nối nhau đọc bài viết .
-Gv khen ngợi những bài viết tốt , chấm điểm .
3.Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò
-Về nhà tập viết lại và quan sát trước một cây nào đó mà em thích để tiết sau làm văn .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung:
*******************************
Toán
Luyện tập chung .
SGK/ 138 - TG :35phút
A.Mục tiêu :Giúp hs :
-Thực hiện phép tính với phân số .
-Giải bài toán có lời văn .
B.Đồ dùng dạy học:
Giấy ghi BT.
C. Các hoạt động DH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT4 / 138 , Sgk.
- Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Thực hành:
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu bài .
-Hs làm bài , 2HS làm vào giấy.
-HS trình bày bài – Gv nhận xét.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT , 1HS lên bảng làm .
-Gv nhận xét , chốt ý đúng .
Bài tập 3: 1 Hs đọc bài toán .
-Hs nêu tóm tắt bài toán và hướng giải .
-Hs làm bài theo nhóm .
-Các nhóm trình bày bài làm
-Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Về nhà làm BT5 / 138
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
************************************
Khoa học
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt .
Sgk trang 104,105 - TG:35 phút
A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này , HS có thể
-Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt và có những vật dẫn nhiệt kém .
-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu .
-Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản , gần gũi .
B.Đồ dùng dạy học
-Phích nước sôi , xoong nồi , giỏ ấm .
C.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên nêu phần ghi nhớ Sgk .
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ .
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Hoạt động 1:Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt , vật nào dẫn nhiệt kém .
* Mục tiêu: HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém , đưa ra ví dụ chứng tỏ điều này . Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu .
* Cách tiến hành :
-HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi Sgk / 104
-HS làm việc theo nhóm và thảo luận chung .
-Gv nhận xét , kết luận : Các kim loại ( đồng nhôm ) dẫn nhiệt tốt còn gọi là vật dẫn nhiệt . Gỗ , nhựa dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt .
c.Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí .
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về cách vận dụng tính cách nhiệt của không khí
* Cách tiến hành :
-HS đọc phần đối thoại ở hình 3 , Sgk / 105
-HS làm thí nghiệm theo nhóm như hướng dẫn Sgk
-HS trình bày kết quả thí nghiệm .
-Gv nhận xét và kết luận rút ra từ kết quả .
Gv hỏi thêm : Để có thể rút ra kết luận về vai trò cách nhiệt của lớp không khí giữa các lớp giấy báo ở cốc quấn lỏng trong thí nghiệm trên .
+Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào hai cốc ? Vì sao phải đo nhiệt độ hai cốc cùng một lúc ?
d.Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt
* Mục tiêu : GiảI thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt , cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản , gần gũi .
* Cách tiến hành :
-Gv chia lớp thành 4 nhóm và trao đổi lần lượt kể tên , nêu chất liệu là vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt , nêu công dụng , việc giữ gìn đồ vật .
-Gv nói về 3 cách truyền nhiệt cho HS biết .
-Gv nhận xét và kết luận.
e. Hoạt động kết thúc :
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
*********************************
Mĩ Thuật
Thường thức mĩ thuật : Xem tranh đề tài sinh hoạt
SGK / 61,63 - TG: 35phút
A.Mục tiêu:
-Hs bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục , hình ảnh và màu sắc .
-Hs biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài .
-Hs cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
B.Chuẩn bị:
Tranh ảnh của thiếu nhi trên báo.
C.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
Giới thiệu bài : Gvcho HS xem tranh giới thiệu
b.Hoạt động 1: Xem tranh
* Thăm ông bà : Tranh sáp màu của Thu Vân.
-HS xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý :
+Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu ?
+Trong tranh có những hình ảnh nào ?
-Em hãy nói lên cảm nhận riêng của mình về bức tranh .
* Chúng em vui chơi : Tranh sáp màu của Thu Hà .
-Gv đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu tranh :
+Tranh vẽ về đề tài gì ?
+Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong bức tranh ?
-HS xem tranh theo gợi ý .
-Gv nêu câu hỏi gợi ý để HS nêu cảm nhận riêng của mình về bức tranh
-Gv tóm tắt như Sgv .
* Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 : Tranh sáp màu của Phương Thảo .
-Gv cho HS xem tranh theo các bước tương tự như hai tranh trên .
e. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-Gv khen ngợi những HS tích cực phát biểu xây dựng bài .
3.Củng cố , dặn dò:
-Về nhà tập vẽ lại cho đẹp hơn .
-GV nhận xét tiết học .
-BTVN : Quan sát một số loài cây.
D.Phần bổ sung :
****************************************
File đính kèm:
- GiaoAn Lop 4 Tuan 26.doc