Giáo án lớp 4 - Tuần 26 - Môn Khoa học: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

I.Mục tiêu:

Sau bài học, HS có thể:

 - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại: đồng, nhôm.), và những vật dẫn nhiệt kém(gỗ, nhựa, len, bông.).

 - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.

 - Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.

II.Chuẩn bị:

 - Chuẩn bị chung: phích nước nóng; xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay.

 - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 26 - Môn Khoa học: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại: đồng, nhôm...), và những vật dẫn nhiệt kém(gỗ, nhựa, len, bông...). - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. - Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. II.Chuẩn bị: - Chuẩn bị chung: phích nước nóng; xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay... - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: - Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt - Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. *GV nhận xét và ghi điểm. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn các hoạt động Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104 SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm. - Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. - Tố chức cho HS thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước nóng vào cốc cho HS tiến hành thí nghiệm. Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để đảm bảo an toàn. - Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. (?) Tại sao thìa nhôm lại nóng lên? - GV giảng: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt... dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa, len, bông ... dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt. - Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi: (?) Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng những chất liệu đó? (?) Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay và ghế sắt tay ta có những cảm giác lạnh? (?) Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? - GV giảng: Tay ta không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ là sắt, ghế gỗ cùng đặt trong 1 phòng là như nhau. Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí. - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm như SGK trang 105. - GV nhắc nhở HS để đảm bảo an toàn thí nghiệm: GV cho HS quấn giấy trước khi rót. Mỗi cốc có thể dùng một tay báo để quấn. - Cho HS đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần. - GV cho HS trình bày lại cách sử dụng nhiệt kế. Hoạt động 3: Thi kể tên và nói về công cụ của các vật cách nhiệt. - Trò chơi dưới dạng: "Chọn vật liệu thích hợp". - GV h ướng dẫn cách chơi bằng cách minh hoạ bằng hình ảnh: Một người đứng ở đầu hàng muốn chuyển 1 vật cho người cuối hàng. Cách 1 ( tương tự như dẫn nhiệt): người trước chuyển vật cho người liền sau mình và chuyển liên tiếp như vậy cho đến người cuối hàng. Cách 2 ( tương tự như đối lưu) : người đầu hàng đi về sau để đưa vật cho người cuối hàng. Cách 3 ( tương tự như bức xạ nhiệt) : người này tung thẳng vật cho người cuối hàng. - HS tiến hành chơi. - Tuyên dương HS chơi nhanh nhất. C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp. - 2 HS trả lời. - 1 HS đọc thí nghiệm. - Hs trả lời. - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS quan sát, trao đổi và trả lời. - Lắng nghe. - HS làm TN. - Lắng nghe. - HS đo nhiệt độ. - HS trình bày. - Lắng nghe. - Hs chơi - Hs nghe

File đính kèm:

  • docKhoa hoc(52).doc
Giáo án liên quan