Giáo án lớp 4 Tuần 23 - môn Tập đọc: Hoa học trò (Tiết 4)

1. Đọc đúng các tiếng, từ khó như: góc trời đỏ rực, loạt, lá lại càng xanh, me non , chói lói, lúc nào, dần dần xoè ra

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng, suy tư.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: phượng , phần tử, vô tâm , tin thắm .

+ Hiểu nội dung bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với tuổi học trò.

3. Giáo dục HS yêu vẻ đẹp của loài hoa.

II. Chuẩn bị: + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc38 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 23 - môn Tập đọc: Hoa học trò (Tiết 4), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ bên phải thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên trái. + Khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. + Muốn bóng vật to hơn , ta đặt vật gần với vật chiếu sáng. - HS lắng nghe - HS nhìn bóng, giơ cờ báo hiệu đoán tên vật. Nhóm nào phất cờ trước, được quyền trả lời. Trả lời đúng tên 1 vật tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Nhóm nào nhìn về phía sau phạm luật mất lượt chơi và trừ 5 điểm. - Trọng tài theo dõi, công bố điểm. -Xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi vật cản sáng được chiếu sáng. Thø s¸u ngµyth¸ngn¨m 2013 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Củng cố về phép cộng các phân số. 2. Rèn kĩ năng cộng phân số . Trình bày lời giải bài toán. 3. Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: + Gọi HS lên bảng làm: Tính: a) b) c) + GV nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu MT bài học. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: + YC HS tự làm + GV yêu cầu HS đọc kết quả của mình. -H: Muốn cộng hai phân số cùng MS ta làm thế nào? + GV nhận xét bài làm của HS Bài 2 : HS tự làm -H: Các phân số trong bài có mẫu số như thế nào? -H: Vậy để thực hiện phép cộng các phân số này chúng ta làm như thế nào ? + GV yêu cầu HS làm bài + GV nhận xét. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? +Gv nhắc: Nên chọn cách rút gọn có kết quả là 2 phân số có cùng mẫu số. - GV nhận xét cho điểm. Bài 4: + Gọi HS đọc đề + GV tóm tắt: Tập hát : số đội viên Đá bóng : só đội viên Tập hát và đá bóng : số đội viên ? - YC HS làm bài. - GV nhận xét cho điểm. C. Củng cố, dặn dò:  - 3 hS lên bảng làm. - Lớp làm vào nháp và nhận xét. + 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở luyện tập. + HS lần lượt nêu kết quả. + Ta cộng 2 tử số với nhau và giữ nguyên MS. + HS thực hiện phép cộng phân số + Là các phân số khác mẫu số . + Phải qui đồng mẫu số 2 phân số rồi cộng hai phân số đó. + 2 HS lên bảng làm: a) Quy đồng 2 phân số ta có: = Vậy: + Rút gọn rồi tính: + Hs tự làm bài b) Rút gọn ta có : Vậy : + 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm theo. + HS có thể rút gọn trong nháp rồi thực hiện vào vở Bài giải: Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là : ( số đội viên ) Đáp số : số đội viên ************************************** TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. 2. Biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối . Yêu cầu bài văn viết chân thật , sinh động, giàu hình ảnh. 3. Giáo dục HS ý thức bảo về cây xanh. II. Chuẩn bị: + Bảng phụ viết 1 đoạn văn mẫu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: + GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn tả cái cây mà em thích. + GV nhận xét cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu MT bài học. 2. Phần nhận xét: Bài 1,2,3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - YC HS đọc bài Cây gạo trang 32. - YC HS trao đổi và thực hiện theo YC. * GV kết luận: + Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ cái đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. + Mỗi đoạn tả một thời kĩ phát triển của cây gạo: - Đoạn 1: Thời kì ra hoa. - Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa. - Đoank 3: Thời kì ra quả. -H: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn có đặc điểm gì ? + Gv nêu Ghi nhớ 3. Luyện tập: Bài 1: + Gọi HS đọc đề bài. - YC HS đọc thầm bài Cây trám đen, trao đổi nhóm đôi và xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. - YC HS trình bày. + GV nhận xét chốt ý đúng. Bài 2: + Gọi HS đọc YC của bài tập . * Gợi ý: Trước hết các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - YC HS đọc đoạn văn mình viết. - GV nhận xét, góp ý, cho điểm những bài viết tốt. C. Củng cố, dặn dò: - 2 HS đọc bài văn. - Lớp theo dõi và nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - HS trao đổi nhóm đôi và trả lời. - Lắng nghe. - Hs phát biểu. - 2 HS đọc ghi nhớ. - 1 HS đọc đề bài. - HS làm việc theo cặp . + HS trình bày trước lớp. + Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen. + Đoạn 2: Tả hai loại trám đen: Trám đen tẻ và trám đen nếp. + Đoạn 3: Tả ích lợi của quả Trám đen. + Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Lắng nghe. - HS tự viết bài. - HS lần lượt đọc bài viết. + Lớp bình xét đoạn văn hay nhất. ******************************************** ThĨ dơc Gi¸o viªn chuyªn d¹y ************************************** ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CUẢ NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾP) I/Mục tiêu : + Sau bài học HS có khả năng : - Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta . - Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ. Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi –nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long . - Giáo dục HS tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ . II/Chuẩn bị đồ dùng : - Tranh ảnh ,băng hình về hoạt động sản xuất công nghiệp và chợ nổi . III/Các hoạt động dạy học : Hoạt đông dạy Hoạt đông học 1/Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng . H; Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo ,trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước ? H:Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?. H: Nêu ghi nhớ bài ? 2/ Bài mới : Giới thiệu bài –ghi đề bài . a)Hoạt động 1:Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta . HS tìm hiểu sách và vận dụng những hiểu biết, thảo luận nhóm . H:Ở vùng đồng bằng Nam Bộ có những ngành công nghiệp nào ? H: Nhờ đâu mà ở vùng này ngành công nghiệp phát triển mạnh như vậy ? H:Kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ ? b) Hoạt động 2 Chợ nổi trên sông H:Người dân Nam Bộ đi lại bằng phương tiện gì ? H:Các hoạt động sinh hoạt như mua bán ,trao đổi hàng hoá của người dân diễn ra ở đâu? HS quan sát hình 9 ,thảo luận nhóm mô tả về chợ nổi trên sông . H: Chợ họp ở đâu ?Người dân đến đây bằng phương tiện gì ? H:Em hãy kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ? GV tổ chức cho HS thi kể chuyện mô tả về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ . - Lâm, Phong, Phương HS đọc sách và thảo luận nhóm +Có các ngành công nghiệp như :Khai thác dầu khí ,sản xuất điện,hoá chất ,phân bón, cao su , chế biến lương thực thực phẩm . +) Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động ,lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta . + Sản phẩm chính là dầu thô khí đốt ,điện ,sản xuất linh kiện máy tính điện tử ,sản xuất bột ngọt ,chế biến hạt điều xuất khẩu ,sản xuất các loại phân bón , -Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng ,ghe . +Các hoạt động mua bán thường diễn ra trên các con sông . +Chợ họp trên các con sông thuận tiện cho việc đi lại .Người dân đi chợ bằng xuồng ,ghe .Trên xuồng ,ghe ,người dân buôn bán đủ thứ ,nhưng nhiều nhất là hoa quả .Cảnh mua bán diễn ra rất nhộn nhịp ,tấp nập . + Các chợ nổi tiếng :chợ Cái Răng ,Phong Điền ,Phụng Hiệp . IV /Củng cố –dặn dò : - GV nhận xét tiết học . ******************************************* SINH HOẠT LỚP TUẦN 23 I. Mục tiêu: 1. Giúp HS đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 23. 2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần 24. 3. Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác ôn bài và làm BT ở nhà. II. Nội dung sinh hoạt. 1. Học sinh nhận xét đánh giá: + YC các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua. + Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung. 2. Giáo viên nhận xét đánh giá: * Ưu điểm: - Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt lớp. - Trong lớp tập chung theo dõi bài, sôi nổi phát biểu ý kiến XD bài. - Một số em có tiến bộ trong học tập - Tham gia lao động VS sân trường tương đối đầy đủ. - Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ. * Tồn tại: - Một số em chư tự giác trong học tập, tiếp thu bài chậm - còn một số em không tham gia LĐ dọn về sinh sân trường - Một số em chưa tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. III. Kế hoạch tuần 24: + Tiếp tục duy trì tốt nề nếp sinh hoạt lớp. + Thực hiện nghiêm túc việc học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Tiếp tục thi đua học tập tốt giành bông hoa điểm 10. + Nhắc nhở HS giữ gìn vở sạch viết chữ đẹp. + Tiếp tục tham gia kế hoạch nhỏ, mỗi em nộp 10 vỏ lon bia. + Tự giác ôn bài ở nhà chuẩn bị thi giữa học kì II.

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc