Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Nga

. Mục tiêu:

+ HS biết cách chọn câycon rau hoặc hoa đem trồng.

+ Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.

+ HS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.

II. Đồ dùng dạy – học

+ Cây con rau, hoa để trồng.

+ Túi bầu có chứa đất.

 

doc34 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tươi đẹp đã về . Chị gái em rất thuỳ mị , nết na. - HS đọc yêu cầu của bài tập ,làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét 2-3 HS dọc lại bảng kết quả Mặt tươi như hoa , em mỉm cười chào mọi người. Ai cũng khen chị Ba đẹp người , đẹp nết. Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới. + HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:11/2/2009 Ngày dạy:13/2/2009 Tập làm văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. Mục đích yêu cầu: + Thấy được những nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây ở một số đoạn văn mẫu + Viết được một đoạn văn miêu tả lá cây , thân cây hoặc gốc cây +Yêu cầu đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá , lời văn chân thật , sinh động , tự nhiên II. Đồ dùng dạy – học + Bảng phụ viết 1 đoạn văn mẫu III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: + GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn tả cái cây mà em thích + Gọi HS nhận xét, GV ghi điểm. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. + GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. * Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi. + GV gọi 2 HS nhắc lại đoạn văn Bàng thay lá và cây tre đã hướng dẫn ở nhà. + Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm + Gọi HS đọc kĩ doạn văn trên +Tác giả miêu tả cái gì ? +Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả ? láy ví dụ minh hoạ ? + Gọi HS phát biểu, GV kết luận . Lớp theo dõi và nhận xét. - HS lắng nghe. + 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Lần lượt HS nêu. + Thảo luận nhóm bàn - 1 em đọc, lớp đọc thầm. + Theo dõi bổ sung Câu a): Đoạvăn Lá Bàng : Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa : xuân , hạ , thu , đông + Tác giả miêu tả rất cụ thể , chính xác , sinh động Câu b) : Đoạn văn Cây Sồi Già +Tác giả tả sự thay đổi của cây từ mùa đông sang mùa hè +Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh Bài 2: + Gọi HS đọc đề bài. + Yêu cầu lớp suy nghĩ chọn đề tài miêu tả ( lá cây , thân cây , gốc cây ) + Cho HS làm bài vào nháp mỗi em viết 1 đoạn cho bài văn miêu tả cây cối mình đã chọn. +Yêu cầu HS nối tiếp đọc bài viết của mình. +Cho 3 HS viết ra phiếu sau đó dán lên bảng. + GV theo dõi để sửa lỗi sai hoặc ý còn thiếu sót + Gv đọc đoạn văn mẫu đã chuẩn bị 3. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau. + Về làm vào vở LT + 1 HS đọc. + HS suy nghĩ, mỗi em chọn 1 đề tài miêu tả. + HS làm vào nháp sau đó trình bày, bạn nhận xét. + Đoạn văn tả lá cây +Đoạn văn tả thân cây +Đoạn văn tả gốc cây + Lớp bình xét đoạn văn hay nhất. + HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- . Địa lí HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. Mục tiêu: + HS trình bày được những đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB: trồng lúa nước và nuôi đánh bắt thuỷ sản. + Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về đất đai, sông ngòi và những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ĐBNB. + Trình bày được quy trình xuất khẩu gạo và nêu được một số sản phẩm nổi tiếng của địa phương. + Tôn trọng những nét văn hoá đặc tưng của người dân ĐBNB. II. Đồ dùng dạy học + Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất hoa quả, xuất khẩu gạo ở ĐBNB. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: + GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài ở bài 18 và phần bài học. + Nhận xét và ghi điểm. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. * Hoạt động 1: ĐBNB vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. + GV cho HS thảo luận nhóm: Dựa vào những đặc điểm tự nhiên của ĐBNB hãy nêu những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân ở đây. + Nhận xét câu trả lời của HS. * Kết luận: Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. Lúa gạo, trái cây của đồng bằng đã được xuất khẩu và cung cấp nhiều nơi trong nước. + Yêu cầu các nhóm đọc SGK thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu. * Hoạt động 2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước ( 10 phút) + Gọi HS nhắc lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐBNB. H: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân Nam Bộ? * Kết luận: Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt và xuất khẩu thuỷ sản xuất khẩu nổi tiếng của đồng bằng là cá basa và tôm hùm. * Hoạt động 3: Thi kể tên các sản vât của đồng bằng Nam Bộ + Chia lớp thành 2 dãy, tổ chức chơi tiếp sức: Kể tên các sản vật đặc trưng của ĐBNB (trong thời gian 3 phút). + Sau 3 phút dãy nào kể được nhiều hơn là thắng. + GV tổ chức cho HS chơi. * Ví dụ: Tôm hùm Cá basa Mực + Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: + GV gọi HS đọc mục bài học. + Nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. B Ròi,BRao - Lớp theo dõi và nhận xét. + HS lắng nghe và nhắc lại. + Tiến hành thảo luận nhóm. + Đại diện trình bày: - Người dân trồng lúa, trồng nhiều câu ăn quả như dừa, chôm chôm, măng cụt + HS lắng nghe. + Tiếp tục thảo luận nhóm. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, chằng chịt. - Phát triển nghề nuôi đánh bắt thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản như cá basa, tôm.  - HS lắng nghe. + Các dãy lắng nghe để thực hiện yêu cầu. + HS lắng nghe + 2 HS đọc. + HS lắng nghe và thực hiện. Ngày soạn: 15-2 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 năm 200â6 Kĩ thuật CHĂM SÓC RAU , HOA (t 2 ) I. Mục tiêu + Biết đựơc các bước và yêu càu của từng bước tiến hành chăm sóc rau , hoa + Làm được công việc chăm sóc rau , hoa như bón phân , làm cỏ , tưới nước . + HS luôn có ý thức châm sóc rau , hoa , bảo vệ rau , hoa , yêu thích lao động. II. Đồ dùng dạy học + Một số dụng cụ lao động phục vụ cho việc trồng rau , hoa III. Hoạt động dạy –học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 HS lên bảng nêu: 1. Kĩ thuật chăm sóc cây ? 2. Thực hiện thao tác kĩ thuật tưới nước, làm cỏ/ * GV nhận xét đánh giá. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. * Hoạt động 3: HS thực hành chăm sóc rau, hoa. + GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và yêu cầu HS nhắc lại các bước chăm sóc. - Nêu thời gian và nhiệm vụ theo quy trình. + GV phân chia nhóm, nơi làm việc. * Lưu ý: - Thực hiện đúng thao tác trong quy trình. - Chú ý đảm bảo an toàn trong khi làm. + Yêu cầu HS thực hành. + Nhắc HS bảo vệ cây trồng không làm gãy cành , cây . + Vệ sinh dụng cụ, tay chân sau khi thực hành. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. + GV gợi ý để HS đánh giá két quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu lao động. - Đúng thao tác kĩ thuật - Hoàn thành đúng thời gian. + GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học. + Dặn HS chuẩn bị tiết sau. -Nis ,MaiB .Lớp theo dõi và nhận xét. + HS lắng nghe. + HS kiểm tra theo nhóm rồi báo cáo. + 2 HS nêu. + HS thực hiện theo nhóm. + HS lắng nghe và thực hiện. + HS đánh giá theo các tiêu chuẩn. + Lớp lắng nghe. + HS nhớ và chuẩn bị tiết sau. SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu + Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 22 vừa qua và lập kế hoạch tuần 23. + Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác và tinh thần tập thể. II. Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 22. a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần. b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần. * Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếp duy trì và thực hiện tốt. Trong tuần không có em nào nghỉ học. * Về học tập: + Nhiều em đã có sự tiến bộ như : Phong, Thảo, thành, Thắng,Ka Thìm,Vi + Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập. * Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 23 + Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần. + Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp. + Duy trì nền nếp sinh hoạt Đội. + Phát động thi đua “ Học tốt” chào mừng ngày 26 – 3.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4(20).doc
Giáo án liên quan