Giáo án lớp 4 Tuần 22 môn Tập đọc: Sầu riêng (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung: Nói lên giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

3.GDBVMT: GDHS tình cảm yêu mến giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi đoạn văn " Sầu riêng là.kì lạ."

- Tranh minh hoạ cây, quả sầu riêng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 22 môn Tập đọc: Sầu riêng (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vĩ, cổ kính... - Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, duyên dáng, thướt tha... *Bài 3 (40) - Mẹ em rất dịu dàng đôn hậu. - Toà lâu đài có vẻ đẹp cổ kính. ..... Bài 4 (40) Nối cụm từ a, b cho hợp lý. + Chữ như gà bới: Chữ viết xấu, nguệch ngoạc, rời rạc, không thành từ. + Mặt tươi như hoa: Mặt xinh đẹp, nền nã, tươi tắn. - Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết. .... C. Củng cố dặn dò ? Những từ ngữ nào nói lên cái đẹp? - Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập, học thuộc các thành ngữ và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : 24 tháng 2 năm 2009 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009 Tập làm văn Tiết 44: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. I. Mục tiêu - HS thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu. - Viết được 1 đoạn văn miêu tả lá, thân hoặc gốc cây. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ + Khi miêu tả cây cối, ta cần lưu ý gì? - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 (42) - Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung. - Yêu cầu hs làm bài theo nhóm đôi. - Gọi hs trình bày, nhận xét sửa lỗi. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - Gọi hs đọc lại kết quả đúng. + Những hình ảnh sao sánh, nhân hoá có tác dụng gì? G: Những hình ảnh so sánh, nhân hoá làm cho lá, thân cây gốc cây trở nên sống động, có hồn, có nét đặc sắc hơn. * Bài 2 (42) - Gọi HS đọc đề bài , G ghi bảng. - Yêu cầu HS xác định trọng tâm: + Bài yêu cầu miêu tả gì? + Em chon tả bộ phận nào của cây? + Khi miêu tả, ta cần lưu ý gì? - G treo tranh minh hoạ một số cây, gợi ý hs cách quan sát, miêu tả. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS nối tiếp trình bày. - Nhận xét, cho điểm HS - Đọc bài tham khảo. Bài tập 1(42) Đọc đoạn văn a. Đoạn tả lá bàng b. Đoạn tả cây sồi - tả sự thay đổi màu sắc của lá theo 4 mùa. - hình ảnh so sánh: như những ngọn lửa xanh, đỏ như đồng. Tả lá 1 loại cây. - tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông - mùa hè. - hình ảnh so sánh: như một con quái vật... - nhân hoá làm cho cây sồi như có tâm hồn và tình cảm con người - Tả một cái cây cụ thể. Bài tập 2 Viết đoạn văn tả lá, thân, gốc của 1 cây mà em yêu thích. + Em tả ngọn mồng tơi. + Em tả gốc cau già. + Em tả lá hoa sen. + Em tả thân cây chuối. C. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học Dặn HS về hoàn thành bài văn chuẩn bị bài sau Toán Tiết 110 : Luyện tập I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số. II. Hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ:? Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta làm như thế nào? - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập: “ So sánh các phân số”; Dưới lớp làm ra nháp. - HS1: và HS2: và B. Bài mới 1. Giới thiệu bài- Nêu yêu cầu bài học 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 : - Gọi Hs nêu yêu cầu, cách so sánh hai phân số . - Cho HS làm VBT, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp. - Gọi 1 số em nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu. - Gợi ý cách làm: có thể lấy 1 làm số trung gian để so sánh hoặc thực hiện quy đồng mẫu số để so sánh. - Cho HS làm VBT, 2 em làm trên bảng lớp. - Nhận xét, kết luận kết quả. Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu. - HD mẫu cách so sánh hai phân số có cùng tử số. ? và có đặc điểm gì? Sau khi quy đồng có kết quả như thế nào? - HS rút ra kết luận và học thuộc. - Cho HS làm VBT, 2 em làm trên bảng lớp. - Nhận xét, kết luận kết quả. * Bài 4 (Thực hiện tương tự bài 2) + Hãy nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số? - Yêu cầu hs phân biệt cách so sánh phân số có cùng tử số, có cùng mẫu số * Bài 1 : So sánh 2 phân số: a. b. và Quy đồng được < < c. ; d. và Quy đồng được < Bài 2 (122): So sánh 2 phân số bằng 2 cách khác nhau. a. vì quy đồng được ; b. vì quy đồng được c. Bài 3 : So sánh 2 phân số có cùng tử số a. Trong 2 phân số ( khác 0 ) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. b. ; * Bài 4 : Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: a. b. ( MSC: 12) 3. Củng cố, dặn dò. - Gọi hs nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, so sánh phân số với 1. - Nhận xét giờ học và giao BTVN Khoa học Tiết 44: Âm thanh trong cuộc sống ( tiếp ). I. Mục tiêu - Hs biết được một số loại tiếng ồn. - Hiểu được tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống - GDBVMT:Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. II.Đồ dùng dạy học- Các phiếu ghi sẵn tình huống. Tranh ảnh về các loại tiếng ồn Tranh minh hoạ ở SGK. III. Hoạt động dạy học A. KTBC +Âm thanh cần thiết cho cuộc sống ntn? + Việc ghi lại âm thanh có tác dụng gì? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới 2. Nội dung bài mới * Hoạt động 1: cá nhân - Nêu yêu cầu hđ: Quan sát hình minh hoạ SGK và thảo luận trả lời câu hỏi: + Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu? + Nơi em ở còn có những loại tiếng ồn nào? + Những tiếng ồn đó do tự nhiên hay do con người gây ra? - Cho hs thảo luận. - Đại diện trình bày, bổ sung. 1. Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn. Thích Không thích Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng nhạc, tiếng cười vui... Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa, tiếng cưa, tiếng máy khoan... * Kết luận: Những âm thanh quá lớn tạo nên tiếng ồn hầu hết do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tiếng ồn đó cũng gây tác hại cho cuộc sống của chúng ta. * Hoạt động 2: nhóm - Quan sát hình minh hoạ SGK và thảo luận. - Nêu yêu cầu hđ: Hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: + Tiếng ồn có tác hại gì? + Cần có biện pháp gì để phòng chống tiếng ồn? - Lần lượt đại diện nhóm trình bày kết quả: - Gọi hs trình bày, bổ sung. 2. Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. + vì nó quá to, gây khó chịu. + Tiếng ồn có thể phát ra từ: động cơ ô tô, xe máy, loa đài, máy khoan, máy cưa... + Những loại tiếng ồn: tiếng động cơ của tàu, tiếng máy cưa, máy khoan, tiếng máy trộn bê tông, tiếng sóng biển.... + Hầu như do con người gây ra. * Kết luận: Có những loại âm thanh khiến người nghe khó chịu vì quá to, gắt, đôi khi còn có thể làm thủng màng nhĩ, gây điếc nếu âm thanh quá mạnh. * Hoạt động 3: Nhóm 4 + Em nên làm gì để phòng chống tiếng ồn? + Em không nên làm gì để phòng chống tiếng ồn? - Nhận xét, tuyên dương những việc làm đúng. 3. Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn? + Nên: không làm những việc gây ồn nơi công cộng, trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm tiếng ồn, + Không nên: nói to, cười đùa nơi cần sự yên tĩnh, mở to đài, ti vi, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa to. 3. Củng cố, dặn dò - Tổ chức cho hs chơi trò chơi " sắm vai". - G nêu tình huống : Hà vừa mua đĩa nhạc mới, Chi sang chơi bảo: Mở nhạc đi, đĩa nhạc hay lắm, phải mở to vào nghe mới thích. Nếu là Hà, em sẽ làm gì khi đó? - Cho hs thảo luận cặp. - 2-3 cặp trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. Thể dục Tiết 44 : Kiểm tra nhảy dây. Trò chơi “Đi qua cầu” I. Mục tiêu - Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân, yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Trò chơi Đi qua cầu yêu cầu biết cách chơi, tham gia chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường được vệ sinh sạch sẽ - Phương tiện: còi, dây nhảy, ghế băng. III. Hoạt động dạy học Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - HS khởi động: đứng tại chỗ, vỗ tay hát, xoay các khớp và hít thở sâu. - Tập bài TDPTC. - Trò chơi kéo cưa lừa xẻ B. Phần cơ bản 1. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản - Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Cách đánh giá: + HT Tốt: nhảy đúng động tác từ 6 lần trở lên. + HT: Nhảy cơ bản đúng động tác 3-5 lần liên tục. 2. Trò chơi vận động: Đi qua cầu C. Phần kết thúc - HS chạy chậm và hít thở sâu. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Giao BTVN : Luyện các bài tập ĐHĐN, RLTTCB đã học và bài TDPTC. 6-10 phút 18- 22 phút 5-7 phút x x x x x x x x x x x x x x x - Lần lượt 4 em một lượt thi nhảy, lớp theo dõi, đánh giá theo tiêu chí đã đưa ra. - Chia lớp thành 3 đội chơi theo hiệu lệnh, đội nào thực hiện nhanh, đúng, ít phạm quy là thắng. - Tuyên dương hs. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt tuần 22 I/Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa. - Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ. - HS biết xd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả. II/Nội dung. 1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ. 2/Kết quả các mặt hoạt động. - Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua: +Nề nếp đồng phục có phần lơ là + Nề nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là: Minh Hiếu , Thanh Hiếu , Vũ Tuấn , Ninh, Huy Trường , Tự Trường.. + Vệ sinh lớp tốt. + Hay mất trật tự trong giờ học: Hùng, Minh Hiếu , Thanh Hiếu , Vũ Tuấn , Ninh, Huy Trường , Tự Trường.. + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác như: Khánh, Hiếu, Cường. 3/Lớp trưởng nhận xét chung: - Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở. - Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ. - Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng. - Đồ dùng học tập chư đầy đủ 4/Giáo viên nhận xét,đánh giá. - Như ý kiến lớp trưởng. - Một số em cần rèn đọc như:Hiếu,Hằng , minh Anh 5/Phương hướng tuần tới: - Duy trì sĩ số lớp. - Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra. - Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường. - Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. ********************&******************

File đính kèm:

  • doctuan22.doc
Giáo án liên quan