- Mục tiêu - Yêu cầu
-Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với một người.
-Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
-Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II - Đồ dùng học tập
38 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 (Tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng động.)
+Khi mặt trống rung , lớp không khí xung quanh như thế nào? (Lớp không khí xung quanh cũng rung động.)
-Kết luận : Như mục bạn cần biết trang 84.
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
-Lắng nghe và quan sát, dự đoán, trao đổi, dự đoán hiện tượng.
-Làm thí nghiệm như SGK và quan sát và trả lời :
-3-5 HS đọc mục bạn cần biết.
HĐ 3: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
(7 phút)
-Nhờ đâu mà ta nghe được âm thanh? (Nhờ sự rung động của vật lan truyền trong không khí và lan truyền tới tai ta làm cho màng nhĩ rung động.)
-Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì? (Âm thanh lan truyền qua môi trường không khí.)
-Âm thanh lan truyền được qua không khí. Vậy âm thanh có lan truyền qua chất lỏng, chất rắn hay không ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm.
-Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp: GV dùng túi ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu 3 HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì? (Em nghe tiếng chuông đồng hồ kêu.)
-Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu,em vẫn nghe tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã buộc trong tấm ni lông? (Vì do tiếng chuông đồng hồ lan truyền qua túi ni lông, qua nước, qua thành chậu và lan ruyền đến tai ta.)
-Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào? (Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng và chất rắn.)
-Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.( +Aùp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa, bước chạy từ xa +Cá heo, cá voi nói chuyện với nhau)
-Kết luận : Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng> Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc , đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy có thể đánh tan lũ giặc.
-Lắng nghe.
-Quan sát, từng HS lên áp tai vào thành chậu, lắng nghe và nói kết quả thí nghiệm.
HĐ 4: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh hơn khi lan truyền ra xa.
(7 phút)
-Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên ?
-Muốn biết điều đó ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV dùng trống đánh ở hai vị trí đứng khác nhau và hỏi :
+Khi đi xa thì tiếng trống tiếng trống to lên hay nhỏ đi? (Đứng gần trống nghe to, xa nghe nhỏ
+Khi lại gần tiếng trống nhỏ đi hay to lên?
-Qua thí nghiệm trên em nào cho biết âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi? Vì sao? (Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.)
-Hãy lấy ví dụ cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.(Khi ô tô đứng gần ta nghe tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi. ...)
-Nhận xét, tuyên dương .
-HS suy nghĩ trả lời.
HĐ 5: Trò chơi :Nói chuyện qua điện thoại
(5 phút)
-GV dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau.
-2 HS nói chuyện : 1 em nói 1 em nghe.
-Tổ chức cho nhiều lượt HS chơi.
-Nhận xét, tuyên dương những em trò chuyện thành công.
-Khi trò chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào?
-HS lấy dụng cụ thực hiện.
-HS chơi trong 5 phút.
-không khí.
4.Củng cố : (2 phút)
-Nhận xét tiết học.
5.Dặn dị: (1phút)
-Chuẩn bị bài sau:Âm thanh trong cuộc sống.
TOÁN
TIẾT 105 : LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu :
Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
* Bài tập cần làm : Bài 1(a), bài 2 (a), bài 4.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, bảng con.
III - Các hoạt động dạy học
1.Khởi động (2 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS sửa bài tập ở nhà.
Nhận xét phần sửa bài.
3.Bài mới
Tiến trình
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
HĐ 1: Giới thiệu(1phút)
- Luyện tập
HĐ 2:Thực hành
(29phút)
Bài 1(a)
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và cho điểm.
Bài 2: (a)
-Gọi HS đọc yêu cầu phần a.
-Yêu cầu HS viết 2 thành phần số có mẫu số bằng 1.
-Yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số
-Nhận xét.
Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
-3 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào tập.
-Nhận xét bài bạn làm.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-HS viết phân số.
-Quy đồng mẫu số 2 phân số. 1 HS lên bảng làm.
-Nhận xét.
-HS đọc đề bài.
-Trả lời câu hỏi.
-1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
-Nhận xét.
4.Củng cố (2 phút)
Nhận xét tiết học
5.Dặn dị: (1phút)
Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
TẬP LÀM VĂN – tuần 21
TIẾT 42 : CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI .
I - Mục đích ,yêu cầu :
-Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND ghi nhớ).
-Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III) ; biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
II. Đồ dùng dạy học :
-Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa cây sầu riêng, bãi ngô, cây gạo, phiếu
-Trò: SGK, vở ,bút,nháp
III.Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát(2 phút)
2/Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết: Tả đồ vật. (5 phút)
-GV tổng kết sơ lược về văn tả đồ vật.
-Nhận xét chung.
3/Bài mới:
Tiến trình
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Giới thiệu(1 phút)
-Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
HĐ 2: Cấu tạo một bài văn tả cây cối. (10phút)
Bài 1: -Gọi hs đọc lại bài “Bãi ngô”
-GV nêu yêu cầu và cho cả lớp đọc thầm lại bài: xác định các đoạn và nội dung của từng đọan.
-Gọi hs trình bày ý kiến thảo luận.
-Cả lớp nhận xét, gv chốt ý ghi bảng.
Đoạn 1: 3 dòng đầu giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
Đoạn 2: “4 dòng tiếp” Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
Đoạn 3: Phần còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch được.
Bài 2:
*Gọi hs đọc đoạn văn “Cây mai tứ quý”
*GV yêu cầu hs so sánh về trình tự có gì khác nhau.
-GV nhận xét, chốt ý -> ghi bảng :
Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
Bài 3 :Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS trao đổi rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cây cối:
+Bài văn gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
-Gọi HS phát biểu bổ sung.
-Nhận xét kết luận lời giải đúng :Như ghi nhớ trong SGK.
-2 hs đọc lại bài.
-Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
-Vài nhóm nêu ý kiến
-Cả lớp nhận xét.
-1 hs đọc to
-HS tiếp tục trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
-Vài nhóm nêu ý kiến
-Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập, trao đổi trả lời câu hỏi.
-HS phát biểu cá nhân
HĐ 3: Ghi nhớ(1 phút)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Vài hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HĐ 4: Luyện tập(18 phút)
Bài 1: -Gọi hs đọc to bài “Cây gạo”
-GV nêu yêu cầu bài và cho hs đọc thầm bài văn và nêu ý kiến.
-Cả lớp, GV nhận xét, kết luận lời giải đúng :Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của hoa gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Bài 2: -GV nêu yêu cầu và cho hs tự chọn cây.
-Cho hs tự lập dàn bài (dàn ý) vào phiếu.
-Gọi vài hs đọc dàn ý đã lập được.
-Cả lớp, gv nhận xét, tuyên dương.
-HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. Xác định trình tự miêu tả cây gạo.
-HS phát biểu.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe
-Cả lớp làm dàn ý vào phiếu
-Vài hs đọc.
-Nhận xét.
4/ Củng cố : (2 phút)
-Gọi hs nhắc lại nội dung ghi nhớ..
-Nhận xét tiết học
5.Dặn dị: (1phút)
-Về nhà học lại ghi nhớ hoàn chỉnh lại dàn ý tả cây ăn trái mà em vừa làm viết vào vở.
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 21
I Mục tiêu:
- Giúp HS thực hiện tốt nội qui, qui định, nhiệm vụ được giao.
- Tham gia tốt các phong trào của lớp, của trường.
-Phòng tránh một số dịch bệnh.
II Chuẩn bị:
- Bài hát tập thể.
III Nội dung:
1. Hoạt động 1:
- Cả lớp tham gia hát tập thể.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần.
- Lớp trưởng báo cáo hoạt động chung.
- GVCN nhận xét tình hình chung, tuyên dương, phê bình những HS chưa tốt ( nếu có )
2. Hoạt động 2:
* GVCN phổ biến một số chỉ đạo của nhà trường và phương hướng hoạt động tuần tới:
-Cho học sinh tổng vệ sinh lớp học và chăm sóc hoa kiểng trong lớp chuẩn bị đón Tết.
-Vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán .
- Tiếp tục thực hiện : nề nếp lớp, rèn tác phong đạo đức, rèn chữ viết, phong trào học tập của lớp sau tết.
IV. Kết luận : Nhấn mạnh một số nhiện vụ:
-Thực hiện ATGT, lớp học an toàn, phòng chống dịch bệnh.
- Giữ vệ sinh lớp học, chăm sóc cây kiểng trong lớp, ổn định nề nếp sau tết.
-Xếp hàng ngay ngắn đi thẳng hàng về đến nhà và để xe đúng nơi quy định.
File đính kèm:
- giao an lop 42.doc