Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,
bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng,
tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói & suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)
41 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 (Tiết 26), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị.
Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chì gạch dưới những từ miêu tả hình dáng nhân vật.
HS trao đổi, nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc.
Cách ăn mặc của chú bé cho thấy chú là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chụi đựng vất vả. Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
1 HS đọc yêu cầu của bài tập
1 SH đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc
HS trao đổi, nêu kết luận.
2, 3 HS thi kể.
Cả lớp nhận xét cách kể của bạn có đúng với yêu cầu của bài không.
Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ
TOÁN
Tiết 10: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Gíup HS
Hiểu biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu & lớp triệu.
Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu
Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
2.Kĩ năng:
Nhận biết nhanh & chính xác về các hàng & lớp đã học.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bảng phụ có kẻ sẵn khung như SGK (chưa viết số, chưa có chữ lớp triệu).
Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
15’
15’
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ: So sánh số có nhiều chữ số.
-Nêu cách so sánh số có sáu chữ số?
GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Giới thiệu lớp triệu gồm có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn: 1 000 000
GV giới thiệu với cả lớp: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là (GV đóng khung số 1 000 000 đang có sẵn trên bảng)
Yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0?
V giới thiệu tiếp: 10 triệu còn gọi là một chục triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số mười triệu.
GV nêu tiếp: mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số một trăm triệu.
GV yêu cầu HS nhắc lại ba hàng mới được học. Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp đó?
GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu 1HS lên bảng viết số.
Bài tập 2:
GV đọc các số còn thiếu, yêu cầu hS viết vào bảng con.
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS phân tích mẫu: trong số 3 250 000 thì chữ số 3 thuộc hàng triệu, lớp triệu nên giá trị của chữ số 3 là ba triệu, viết là 3 000 000.
Yêu cầu HS làm mẫu thêm ý tiếp theo: trong số 3 250 000 thì chữ số 2 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn nên giá trị của chữ số 2 là hai trăm nghìn, viết là 200 000
Bài tập 4:
Yêu cầu HS nêu lại đầu bài và phân tích mẫu.
Yêu cầu Hs làm bài Vào VBT.
GV kiểm tra một số em-sửa bài.
Củng cố
Thi đua viết số có sáu, bảy, tám, chín chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu (tt)
HS nêu cách so sánh số có 6chữ số.
HS nhận xét
HS viết
HS đọc: một triệu
Có 7 chữ số, có 6 chữ số 0
HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số.
HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số.
Vài HS nhắc lại
Lớp triệu
HS cả lớp nhẩm đọc xuôi –đọc ngược.
HS viết số vào bảng con.
HS sửa & thống nhất kết quả
HS đọc yêu cầu bàivà suy nghĩ trả lời.
15000: có 5 chữ số ; có 3 chữ số o.
350000: có 6 chữ số; có 4 chữ số 0.
600 : có 3 chữ số; có 2 chữ số 0.
1300 : có 4 chữ số; có 2 chữ số 0.
50000: có 5 chữ số; có 4 chữ số 0.
7 000 000: có 7 chữ số; có 6 chữ số 0.
36 000 000: có 8 chữ số; có 6 chữ số 0.
900 000 000:có 9 chữ số; có 8 chữ số 0.
HS phân tích mẫu
HS làm bài vào VBT
HS sửa
KHOA HỌC
Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức:
Sau bài học, HS có thể:
Sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
Kĩ năng:
Nói tên & vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
Thái độ:
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK
Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường:
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều
chất bột đường
Từ loại cây nào?
1
Gạo
2
Ngô
3
Bánh quy
4
Bánh mì
5
Mì sợi
6
Chuối
7
Bún
8
Khoai lang
9
Khoai tây
Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
1 phút
8 phút
8 phút
8 phút
5 phút
Khởi động
Bài cũ: Trao đổi chất ở người
Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì?
Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?
Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
GV nhận xét, chấm điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Tập phân loại thức ăn
Mục tiêu:
HS biết sắp xếp các thức ăn hằng
ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Phân loại thức ăn dựa vào những
chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK & cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10
Bước 2:
Kết luận của GV
Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:
Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức
ăn thực vật hay thức ăn động vật.
Phân loại theo lượng các chất dinh
dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng & vi-ta-min
(Ngoài ra trong nhiều loại thức ăn còn chứa nhiều chất xơ & nước)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
Mục tiêu: HS nói tên & vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói tên thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà các em ăn hằng ngày.
+ Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.
Kết luận của GV:
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.
Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Mục tiêu: HS nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV phát phiếu học tập
Bước 2:
Chữa bài tập cả lớp
Kết luận của GV
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm & chất béo.
HS trả lời
HS nhận xét
Các em sẽ nói với nhau về tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày.
Tiếp theo HS quan sát các hình trang 10 & cùng với bạn mình phân loại nguồn gốc của các loại thức ăn
Sau đó HS dựa vào mục Bạn cần biết để trả lời câu hỏi 3
Đại diện một số cặp trình bày kết quả mà các em đã cùng nhau làm việc.
HS làm việc theo cặp: HS nói với nhau tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK & cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất bột đường ở mục Bạn cần biết
HS trả lời
HS làm việc với phiếu học tập
Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai
SINH HOẠT TẬP THỂ
ĐÁNH GIÁ TUẦN 2
Mục tiêu:
Đánh giá tình hình học tập, các hoạt tập trong tuần qua.
Nêu kế hoạch thực hiện trong tuần tới.
Nội dung:
Đánh giá công tác tuần qua:
Ưu điểm:
Đa số HS đi học đều, làm bài, học bài đầy đủ.
Có ý thức VS trường, lớp, cá nhân, chăm sóc bảo vệ cây xanh.
Chấp hành tốt luật giao thông, không còn HS đi xe máy đến lớp.
Tồn tại:
HS còn quên sách,vở ở nhà ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Sách vở đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
2. Kế hoạch tuần tới:
Tham gia đại hội liên đội.
Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp học tập.
Tăng cường ôn tập, kiểm tra nhân, chia.
Nhắc nhở HS giữ vệ sinh, chấp hành tốt luật giao thông.
Nhắc nhở HS đóng các khoản thu đầu năm.
Soạn xong tuần 2
Khối trưởng kí duyệt
Ngày ..
Đặng Thị Hồng Anh
Hà Thị Sĩ
File đính kèm:
- tuan 2.doc