A: Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Sừng sững, mặc nó, co rúm lại, béo múp béo míp
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa cac cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô , kéo bè kéo cánh, cuống cuồng.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,xoá bỏ áp bức bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu đuối, bất hạnh.
B:) Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
34 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bày.
*Hoạt động 2: thảo luận nhóm.
-Bước 1:
+Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng ở hình 1và cho biết độ cao của nó?
+Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “nóc nhà” của tổ quốc ?
+Quan sát hình 2 mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng?
-Bước 2:
-G giúp H hoàn thiện phần trình bày .
?Dãy núi HLS có đặc điểm gì?
- (G ghi lên bảng)
*Chuyển ý:
2,Khí hậu lạnh quanh năm.
*Hoạt động 3: làm việc cả lớp.
-Bước 1:
-Gọi H trả lời
-G nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của H (ghi bảng)
-Bước 2: gọi 1 H chỉ vị trí của Sa pa trên bản đồ địa lý VN?
-Dựa vào bảng số liệu , em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa pa vào tháng 1 và tháng 7.
4. Củng cố- dặn dò
-Gọi H trình bày lại các đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình, khí hậu của dãy HLS?
-Cho H xem thêm một số tranh ảnh về HLS và giới thiệu 1 số cây thuốc quý ?
chuẩn bị bài sau: Nước Văn Lang
-Về nhà học bài, .
-Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì?
-H quan sát
-H tự quan sát và chỉ vị trí của dãy núi.
-Dãy Hoàng Liên Sơn
-Dãy Sông Gâm
-Dãy Ngân Sơn
-Dãy Bắc Sơn
-Dãy Đông Triều
-Trong đó dãy HLS là dãy núi dài nhất.
-Dãy HLS dài 180 km và rộng gần 30km
-Đỉnh núi nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
-H trình bày kết quả làm việc trước lớp .
-H chỉ vị trí dãy núi HLS và mô tả dãy núi HLS trên bản đồ địa lí VN.
-Dãy núi HLS nằm giữa sông Hồng và sông Đà nằm ở phía bắc của nước ta. “Đây là dãy núi cao, đồ sộ có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc thung lũng thường hẹp và sâu”.
-H tự vẽ
-Gọi là thung lũng
-H làm việc trong nhóm theo các gợi ý
-Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m là đỉnh núi cao nhất nước ta.
-Vì đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên còn được gọi là “nóc nhà của TQ.
-Phan-xi-păng có đỉnh nhọn và sắc, xung quanh có mấy mù che phủ.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm khác sửa chữa bổ sung.
-Dãy núi dài nhất cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn rất dốc thung lũng hẹp và sâu.
-Y/c H đọc thầm mục 2 sgk và cho biết khí hậu ở những nơi cao của HLS ntn?
-ở những nơi cao của HLS khí hậu lạnh quanh năm. Vào mùa đông có khi có tuyết rơi .
-H chỉ và G hướng dẫn cách chỉ và nêu: Sa pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lý tưởng của vùng núi phía bắc.
-Nhiệt độ của tháng 1thấp hơn so với nhiệt độ của tháng 7.
-H nêu bài học sgk.
-Sa nhân, hồi, quế...
soạn 12/9/2007 Giảng thứ 6/14/9/2007
Tiết 1: MĨ THUẬT: ( GV chuyên dạy)
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
A ) Mục tiêu:
- HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện ,việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiét thể hiện tính cách của nhân vật.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chon chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
B ) Đồ dùng dạy học:
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn yêu cầu bài tập 1 ( phần nhận xét )
Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao ( luyện tập ).
C ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I-. ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu ghi nhớ của tiết trước?
+ Qua bài đã học, em biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
III - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2. Nội dung bài
a. Nhận xét:
- GV đọc diễn cảm bài văn
+ Ngoai hình Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách, thân phận?
* GV kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
b.Ghi nhớ:
3. Luyện tập:
*Bài 1 (24)
+ chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói lên điều gì?
*Bài 2: (24)
- Yêu cầu HS chỉ cần kể 1 đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Nhận xét tuyên dương những học sinh kể tốt.
4. Củng cố dặn dò:
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu?
Hát đầu giờ.
+ Qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS Đọc đoạn văn.
- Thảo luận nhóm làm trên phiếu học tập.
+ Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về:
- Sức vóc: gây yếu quá.
- Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- Cánh: Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
- “ Trang phục”: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- Tính cách : yếu đuối.
- Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt
- 3 -> 4 HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc bài và đoạn văn trả lời câu hỏi ( lấy bút chì gạch chân).
+ Người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
+ Chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. Chú bé rất hiếu động, trong túi đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lừu đạn khi đi liên lạc. Chú là người nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Quan sát tranh minh hoạ “ Nàng tiên ốc”
- HS chuẩn bị bài
- 2; 3 HS thi kể:
VD: Tả ngoại hình con ốc:
Một hôm, bà bắt được 1 con ốc rất lạ: Con ốc tròn, nhỏ xíu như cái chén uống nước trông rất xinh xắn và đáng yêu. Vỏ nó màu xanh biếc, óng ánh những đường gân xanh. Bà ngắm mãi mà không thấy chán.
VD: Tả ngoại hình nhân vật nàng tiên.
- Về học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 2 vào vở.
Tiết 3 : TOÁN
Triệu và lớp triệu.
A) Mục tiêu:
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
- Thành thạo khi biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập
B) Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C)các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
I-.ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
II- Kiểm tra bài cũ :
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1:
Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé
213 987 ; 213 897 ; 213 978 ; 213 789
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm 3. III- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Nội dung bài
b. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, một chục nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- GV: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết tắt là: 1 000 000.
+ Hướng dẫn HS nhận biết 1 000 000,
10 000 000 : 100 000 000.
+ Lớp triệu gồm các hàng nào?
+ Yêu cầu HS nhắc lại các hàng theo thứ tự từ bé đến lớn.
3.luyện tập
Bài 1: (13) Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
+ Yêu cầu HS đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
GV nhận xét chung.
Bài 2: (13) Điền số thiíchhợp vào chỗ trống
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
M: 1 chục triệu 2 chục triệu
10 000 000 20 000 000
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Đọc và viết số
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó GV phát phiếu học tập cho HS làm bài theo nhóm
- GV nhận xét, chữa bài và đánh giá
4. Củng cố – dặn dò:
- Hôm nay học bài gì? .
- Dặn HS về làm bài tập 4 + (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Triệu và lớp triệu – tiếp theo”-
GV nhận xét giờ học
Chuẩn bị đồ dùng, sách
- 1 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
213 987 > 213 978 > 213 798 > 213 789
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết lần lượt : 1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 10 000 000
- HS theo dõi và nhắc lại ghi nhớ SGK
+ Lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
+ HS nhắc lại.
- HS đếm theo yêu cầu:
1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, 4 triệu, 5 triệu, 6 triệu, 7 triệu, 8 triệu, 9 triệu, 10 triệu
+ 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu, 50 triệu, 60triệu, 70 triệu, 80 triệu, 90 triệu, 100 triêụ.
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài vào vở.
3 chục triệu 4 chục triệu 5 chục triệu
30 000 000 40 000 000 50 000 000
6 chục triệu 7 chục triệu 8 chục triệu
60 000 000 70 000 000 80 000 000
9 chục triệu 1 trăm triệu 2 trăm triệu
90 000 000 100 000 000 200 000 000
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc số và viết số vào vở
+ Mười lăm nghìn : 15 000
+ Ba trăm năm mươi : 350
+ Một nghìn ba trăm : 1 300
+ Năm mươi nghìn : 50 000
+ Bảy triệu : 7 000 000
+ Ba mươi sáu triệu : 36 000 000
+ Chín trăm : 900
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS chữa bài vào vở
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 2
I- Yêu cầu
- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu điểm trong tuần, từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- HS có ý thức thực hiện nề nếp
II- Nội dung sinh hoạt
- Các tổ tự nhận xét
- GV nhận xét chung
1,Đạo đức:
+Đa số H trong lớp ngoan ngoãn lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. Xong hiện tượng ăn quà vặt ở cổng trường vẫn còn.
+Y/C từ tuần sau ăn sáng ở nhà không mang tiền đến cổng trường mua quà.
+ăn mặc đồng phục chưa đúng qui định còn 1 số H mặc áo phông không cổ cộc tay đến lớp học - y/c ăn mặc đúng đồng phục.
2,Học tập:
+Đi học đầy đủ, đúng giờ không có H nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách vở, vở viết của một số H còn thiếu nhãn vở.
+Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện riêng, còn 1 số em làm việc riêng +Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- quy định cách ghi vở cho H. Xong 1 số H không viết theo y/c.
3, Các hoạt động khác
-Vệ sinh đầu giờ: H tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều H thiếu chổi quét. y/c H mỗi H nộp 1 chổi.Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
III, Phương Hướng:
-Đạo đức: Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
-Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà
- Chuẩn bị sách vở , thực hiện tốt
Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy)
File đính kèm:
- giao an cac mon(4).doc