Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km.
Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2.
- Giáo dục ý thức học toán tốt.
* Trọng tâm: Đọc, viết, đổi các đơn vị đo diện tích liên quan đến km.
35 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chốt ý đúng.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiẻu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung 2 ( SGK).
GV nhận xét, bổ sung.
Gợi ý câu hỏi cuối bài.
Liên hệ thực tế.
- HS quan sát + trả lời.
+ Gia đình em thường ăn những loại rau nào? Được chế biến như thế nào?
+Ngoài ra rau còn được sử dụng làm gì?
HS quan sát và trả lời câu hỏi về tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa.
HS thảo luận – nêu đặc điểm khí hậu nước ta, từ đó dẫn đến thuận lợi gì trong việc rồng rau, hoa?
Đại diện nhóm trình bày.
D. Củng cố, dặn dò: ( 4 phút )
- Nêu khái quát nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà học bài + chuẩn bị bài sau.
địa lý
Tiết 19: đồng bằng nam bộ.
I. Mục tiêu:
- HS biết chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, mũi Cà Mau.
- Trình bày những đặc điểm tiểu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu quý thiên nhiên, con người, đồng bằng Nam Bộ.
* Trọng tâm: Một số đặc điểm tiêu biểu về đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lý Việt Nam, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức: Hát. (2 phút )
B. Kiểm tra: ( 2 phút )
- Nhận xét bài kiểm tra.
C. Dạy bài mới: ( 28 phút )
- Giới thiệu:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Đồng bằng lớn nhất nước ta:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
? Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp lên?
- Nằm ở phía Nam nước ta do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
? Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)?
- Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước có diện tích lớn gấp 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình có nhiều vùng trũng.
? Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
b. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
* HĐ2: Làm việc cá nhân.
- HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi mục 2.
? Nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta lại có tên là Cửu Long?
- Là 1 trong những con sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc, Sông Tiền, sông Hậu do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
- GV gọi HS lên chỉ vị trí các sông lớn và 1 số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
- HS lên bảng chỉ.
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông
- Vì hàng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập 1 diện tích lớn.
? Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì
- Bồi đắp phù sa cho đất màu mỡ.
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì?
- Xây dựng nhiều hồ lớn như hồ: Dầu Tiếng, hồ Trị An.
=> Rút ra bài học (ghi bảng)
HS đọc bài học.
D. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
kỹ thuật
Tiết 20; Vật liệu và dụng cụ trồng rau , hoa.
I. Mục tiêu:
- HS biết đặc điểm, tác dụng của vật liệu dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
* Trọng tâm: Nắm đặc điểm và tác dụng của một số vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hạt giống, rau cuốc, gáo, phân
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Tổ chức: Hát. ( 2 phút )
B. Bài cũ: (4 phút )
Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học.
C. Dạy bài mới : ( 25 phút )
- Giới thiệu:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
- HS đọc nội dung 1 SGK.
- GV đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết
thường đợc sử dụng khi trồng rau, hoa.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và kết luận nội dung 1 theo các ý trong SGK.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- HS đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, cách sử dụng 1 số dụng cụ trồng rau, hoa.
- GV nghe và nhận xét.
VD: + Tên dụng cụ: Cái cuốc
+ Cấu tạo: Có 2 bộ phận là lỡi và cán cuốc.
+ Cách sử dụng: 1 tay cầm giữa cán, tay kia gần phía đuôi cán.
- GV nhắc nhở HS phải thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn như: không cầm dụng cụ để đùa nghịch, phải rửa sạch dụng cụ và cất vào nơi quy định
D. Củng cố – dặn dò: ( 4 phút )
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2009.
Toán
Tiết 95: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.
* Trọng tâm: Luyện tính diện tích và chu vi hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy
A.Tổ chức: Hát. Sĩ số.( 3 phút )
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- GV gọi HS lên chữa bài tập 3 ( VBT)
C. Dạy bài mới: (27 phút )
- Giới thiệu:
* Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
D
A
B
C
a
b
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
+ Hình chữ nhật ABCD có:
Cạnh AB đối diện DC.
Cạnh AD đối diện BC.
+ Tương tự với các hình còn lại.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2:
- GV gọi 2 HS đọc kết quả từng trường hợp. Các HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở.
+ Bài 4: - Gọi HS nhắc lại: cách tính chu vi hình bình hành .
- HS đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2).
Đáp số: 1000 dm2
- GV chấm bài cho HS.
.
D. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm vở bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết 38: Mở rộng vốn từ: Tài năng.
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm: trí tuệ - tài năng. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
- Giáo dục ý thức ham tìm hiểu làm giàu vốn từ.
* Trọng tâm: Nắm và sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm: Tài năng.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, từ điển.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức : Hát.( 3phút )
B.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- 1 em làm bài tập 3.
- Nhận xét + ghi điểm.
C. Dạy bài mới:
- Giới thiệu:
*Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc nội dung bài tập.
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 cột.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a. Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b. Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
+ Bài2:
- HS nêu yêu cầu bài tập, HS suy nghĩ và đặt 1 câu hỏi với 1 trong các từ ở bài 1.
- 3 HS lên bảng viết câu của mình.
- GV nhận xét.
- HS nối nhau đọc câu của mình.
+ Bài 3: - Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận ý đúng:
Câu a: Người ta là hoa đất.
Câu b: Nước lã mà vã nên hồ.
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và hiểu theo nghĩa bóng các câu tục ngữ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a: Người ta là hoa đất:
đ Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
Câu b: Chuông có......mới tỏ.
đ Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
Câu c: Nước lã ......mới ngoan.
đ Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
- HS nối nhau đọc câu tục ngữ mình thích và giải thích lý do.
D. Củng cố - dặn dò: ( 5 phút )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tập làm văn
Tiết 38: Luyện tập xây dựng kết bài
trong văn kể chuyện miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
Bút dạ, giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức:Hát. ( 3 phút )
B. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
- GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn.
- Nhận xét + ghi điểm .
C. Dạy bài mới:(27 phút )
- Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
- HS đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”.
- Làm bài cá nhân.
- Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải.
Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối.
“Má bảo: Có của ....bị méo vành”.
Câu b. Xác định kiểu kết bài.
- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
+ Bài 2: - Gọi 1 HS đọc 4 đề bài
- Cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.
- HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng.
- GV phát phiếu cho 1 số em.
- Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất.
- GV cho điểm.
D. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết hai kiểu kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
Hoạt động tập thể
Tiết 19: Nhận xét tuần.
A. Mục tiêu:
- Nhận xét tình hình trong tuần.
- Phương hướng tuần tiếp theo.
B. Nội dung:
1. Nhận xét tình hình trong tuần:
- Nhìn chung các em ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn bè.
- Đi học đều, đúng giờ.
- Không có hiện tượng vi phạm nề nếp.
- Có ý thức ôn tập và kiểm tra cuối kỳ I.
2. Phương hướng tuần tiếp theo:
- GV chúc Tết HS và dặn dò các em nghỉ Tết vui vẻ , an toàn.
- Chú ý giữ gìn các nề nếp sau kỳ nghỉ Tết.
File đính kèm:
- tuan 19.doc