I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
25 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hành:
- Diện tích hình bình hành ABCD so với diện tích hình chữ nhật ABIH như thế nào?
HS: Hai hình này có diện tích bằng nhau.
SABIH là a x h.
Vậy SABCD là a x h.
- Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo): S = a x h.
- HS nêu, học thuộc công thức.
3. Thực hành:
+ Bài 1, 2:
HS: Tự đọc yêu cầu và làm.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 2 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét.
a. Diện tích hình chữ nhật là:
6 x 5 = 30 (cm2).
b. Diện tích hình bình hành là:
5 x 6 = 30 (cm2).
+ Bài 3:
- Cho HS tóm tắt bài và nêu các bước giải.
- GV nhận xét, cho điểm.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
Giải:
Đổi 5 dm = 50 cm.
Diện tích hình bình hành là:
50 x 20 = 1000 (cm2)
Đáp số: 1000 cm2.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------
Khoa học
gió mạnh, gió nhẹ, phòng chống bão
I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Nói về những thiệt hại do giông bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số cấp gió:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
HS: Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập.
- Một số HS lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
HS: Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra
4. Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép chữ vào hình.
- GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng.
Bài học: GV nhận xét, nêu.
HS: 3- 4 em đọc bài học.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. ặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010.
kĩ thuật
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trình mẫu khâu, thêu đã học.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
HS: Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lớt vặn, thêu móc xích.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu các loại khâu, thêu đã học.
HS: Nêu
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
HS: Cả lớp nghe để nhớ lại cách khâu, thêu.
2. Hoạt động 2: Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn
HS: Tự chọn sản phẩm thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm.
- Tuỳ khả năng ý thích, HS có thể cắt khâu thêu những sản phẩm đơn giản nhất.
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay.
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.
+ Cắt, khâu, thêu váy liền áo cho búp bê, gối ôm
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách cắt, khâu, thêu sản phẩm mà mình chọn.
HS: Nêu cách làm.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
- Bút dạ, giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- GV gọi 1 – 2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
HS: Đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”.
- Làm bài cá nhân.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải.
Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối.
“Má bảo: Có của .bị méo vành”.
Câu b. Xác định kiểu kết bài.
- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
+ Bài 2:
- 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.
- HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng.
- GV phát phiếu cho 1 số em.
- Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất.
- GV cho điểm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
- GV gọi HS trả lời miệng các câu hỏi của bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
+ Hình chữ nhật ABCD có:
Cạnh AB đối diện DC.
Cạnh AD đối diện BC.
+ Hình bình hành EGHK có:
Cạnh EG đối diện HK.
Cạnh EK đối diện GH.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2:
D
A
B
C
a
b
HS: Đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc kết quả từng trường hợp. Các HS khác nhận xét.
+ Bài 3: GV vẽ hình lên bảng, giới thiệu cạnh hình bình hành lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi:
Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.
P = (a + b) x 2
+ Bài 4:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV chấm bài cho HS.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2).
Đáp số: 1000 dm2.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
--------------------------------------------------------------
Khoa học
Bdhs: ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Nói về những thiệt hại do giông bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Khoa học 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS trả lời câu hỏi bài cũ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Ôn tập về một số cấp gió:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- HS thảo luận, làm bài vào vở BT.
- Một số HS lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động 2: Sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
HS: Làm việc theo nhóm, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống.
4. Hoạt động 3: Trò chơi : Điền ô chữ.
- GV treo yêu cầu trò chơi cho học sinh và hướng dẫn cách chơi.
- NHận xét, biểu dương nhóm thắng.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------
Tiếng việt
Bdhs: luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kĩ năng quan sát để lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật
II. Đồ dùng:
- Vở BT Tiếng Việt 4
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh làm và chữa bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
- HD học sinh viết dànm ýa.
- Viết dàn ý cho bài văn miêu tả cái trống
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu
- Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua
- Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị
Nội dung:
+ Sơ kết tuần học bù
+ Kế hoạch tuần 20
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Sơ kết công tác tuần trước.
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. Nêu kế hoạch tuần 20
- Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần.
- Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.
File đính kèm:
- GA 4 tuan 19 du 2 buoi(1).doc