Giáo án lớp 4 - Tuần 18

I. Mục tiêu:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.

2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.

- 1 số phiếu khổ to kẻ sẵn bài 2.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi của bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/ 5 số HS trong lớp):

 

doc23 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 – 4 phút. a. Sơ kết học kỳ I: - GV hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng đã học trong học kỳ I: 1. Đội hình đội ngũ và 1 số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. 2. Quay sau. 3. Bài thể dục phát triển chung. 4. Ôn 1 số trò chơi vận động đã học. b. Trò chơi vận động: 5 – 6 phút. HS: Cả lớp chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - GV cùng hệ thống bài và nhận xét. - Khen những HS thực hiện động tác chính xác. - Giao bài về nhà. --------------------------------------------------------- Toán Bdhs: luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - Các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9. - Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT Toán 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9? Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn thực hành: + Bài 1: HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - Chốt lời giải đúng: a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766. b. Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào vở. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 3 em lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét. a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5 b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2 c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5 d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5. + Bài 4: GV hướng dẫn. HS: Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả. - Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. - Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. đ Số vừa chia hết cho 3 vừa chi hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; 60 Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30. C. Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Khoa học không khí cần cho sự sống I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: - HS biết nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. - Xác định vai trò của khí ôxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 72, 73 SGK III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người. - GV yêu cầu HS nín thở mô tả cảm giác của mình khi nín thở? - Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người? 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật. - GV yêu cầu: HS: Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi. ? Vì sao sâu bọ và cây trong hình bị chết - Vì không có không khí. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ôxi. - GV gọi 1 vài HS trình bày kết quả quan sát H5, H6 trang 73. - Nêu câu hỏi cho HS thảo luận: - Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật - Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? (Máy bơm không khí vào nước). - Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở - Ôxi. - Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ôxi - Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu - Kết luận: Người, thực vật, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở. C. Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống bài, nhận xét tiết học. Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009. kĩ thuật cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu khâu, thêu đã học. Bộ Đồ dùng thực hành lớp 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: - Nêu các bước khâu, thêu. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. HD học sinh thực hành: * Cắt khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê gối ôm: a. Váy liền áo cho búp bê: - GV hướng dẫn cách khâu: HS: Chú ý nghe. + Cắt 1 mảnh vải hình chữ nhật kích thước 25 x 30 cm. +Gấp đôi theo chiều dài. + Gấp tiếp một lần nữa. + Vạch dấu vẽ cổ, tay, chân. + Cắt theo đường vạch dấu. + Gấp khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo. + Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. 3. Thực hành: HS: Thực hành làm. - GV quan sát HS làm và uốn nắn sửa sai cho các em. 4. Đánh giá kết quả: - Hai mức: + Hoàn thành A. + Chưa hoàn thành B. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn kiểm tra định kì cuối học kì 1 (viết) I. Mục tiêu: - KT lấy điểm định kì cuối học kì 1. - Rèn kĩ năng viết và trình bày bài văn miêu tar đồ vật đã học. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy – học: 1. GV nêu yêu cầu, nội dung tiết KT 2. GV hướng dẫn học sinh các bước làm bài KT. A. Chính tả: 5 điểm Học sinh viết bài: Chiếc xe đạp của chú Tư (SGK) B. Tập làm văn: 5 điểm. Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi em thích. - HS viết bài vào giấy kiểm tra. C. Củng cố – dặn dò: - GV thu bài. - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ---------------------------------------------------------------- Toán kiểm tra định kì cuối học kì 1 I. Mục tiêu: - HS làm được bài kiểm tra định kỳ. - Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. Các hoạt động dạy – học: - GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. 1. GV phát đề cho HS làm bài: Bài 1: Kết quả của phép cộng 572 863 + 280 192 là: A. 852 955 B. 853 955 C. 853 055 D. 852 055 Bài 2: Kết quả của phép trừ 728 035 - 49382 là: A. 678753 B. 234215 C. 235215 D. 678653 Bài 3: Kết quả của phép nhân 237 x 42 là: A. 1312 B. 1422 C. 9954 D. 8944 Bài 4: Kết quả của phép chia 9776 : 47 là: A. 28 B. 208 C. 233 dư 25 D. 1108 Bài 5: Số thích hợp viết vào chỗ trống: 3 m2 5 dm2 = dm2 là: A. 35 B. 305 C. 350 D. 3050 Bài 6: Hình vẽ dưới đây ABCD là hình vuông, hình ABMN, MNCD là các hình chữ nhật và có chiều rộng bằng 12 cm. a. Cạnh BC vuông góc với những cạnh nào? b. Cạnh MN song song với những cạnh nào? c. Tính diện tích mỗi hình chữ nhật 1, 2, 3. Bài 7: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai là 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường? 2. GV thu bài. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. -------------------------------------------------------------- địa lí Bdhs: ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ. - Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả của người dân. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp, tranh ảnh về trồng trọt; Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Thực hành: a. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước: * Bài 1: Làm việc cá nhân. HS: Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau: + Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước? - Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên thứ 2 của đất nước. + Nêu thứ tự cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo? Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của nông dân? - Làm đất đ gieo mạ đ nhổ mạ đ cấy lúa đ chăm sóc lúa đ gặt lúa đ tuốt lúa đ phơi thóc. b. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh: * HĐ2: Làm việc cả lớp. HS: Dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo gợi ý: - Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ nh thế nào? - Mùa đông kéo dài 3 – 4 tháng, khi đó nhiệt độ thờng giảm nhanh mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc thổi về. - Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi: - Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? - Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông nh ngô, khoai tây, xu hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, - Khó khăn: Nếu rét quá thì 1 số loại cây bị chết. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------- Tiếng việt Bdhs: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về: - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Biết vận dụng kĩ năng quan sát để lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật II. Đồ dùng: - Vở BT Tiếng Việt 4 III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD học sinh làm và chữa bài tập: - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập. - Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi. Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống? HS: “Anh chàng phòng bảo vệ”. Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả? - Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống? - Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng - Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ. - HD học sinh viết dànm ýa. - Viết dàn ý cho bài văn miêu tả cái trống C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. --------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu - Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua - Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới - Giáo dục HS ý thức tự quản. II. Chuẩn bị Nội dung: + Sơ kết tuần 18 + Kế hoạch tuần 19 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Sơ kết công tác tuần 18 Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về : Đạo đức Nề nếp Học tập Lao động - vệ sinh Thể dục - sinh hoạt tập thể 3. Nêu kế hoạch tuần 19 - Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần - Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG. - Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.

File đính kèm:

  • docGA 4 tuan 18 du 2 buoi(1).doc