Giáo án Lớp 4 Tuần 16 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1

I-MỤC TIÊU:

 - Nêu được ích lợi của lao động.

 - tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.

 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

II- CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK Đạo đức 4, một số đồ dùng dành cho trò chơi đóng vai.

 - HS: SGK Đạo đức

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 16 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS nhận xét và tiếp nối nhau đọc câu của mình. GV nhận xét chốt câu trả lời đúng. - GV nhận xét, đánh giá. iv: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn tập nội dung trong VBT TV4 và chuẩn bị bài tiết sau. Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản – trò chơi “ nhảy lướt sóng” i. mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kr thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. ii. địa điểm-phương tiện: - Sân tập vệ sinh an toàn sạch. Kẻ sân trò chơi. - Dụng cụ chơi. iii. phương pháp tổ chức dạy học: 1. Phần mở đầu - G/viên nhận lớp, HS khởi động + Xoay các khớp. + Bài thể dục. - Cán sự điều hành HS k/động. 2. Phần cơ bản - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Trò chơi “Nhảy lướt sóng”. + Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân, khéo léo. + Cách chơi: Tập hợp HS thành 2 hàng dọc, mỗi hàng chọn hai em làm sóng, mỗi cặp cầm hai đầu cây sào để ở độ cao cách đất 0,2 – 0,3m. Khi có lệnh chơi, cặp làm sóng cầm sào đi từ đầu hàng đến cuối hàng. Đi đến đâu các em phải bật nhảy bằng hai chân (lướt qua sóng). Hêt một lượt chơi thay người làm sóng. - GV nhắc lại kĩ thuật động tác, Làm mẫu lại. Tổ chức tập luyện. + Lần 1: GV điều hành. + Lần 2: Chia tổ CS điều hành. - GV quan sát sữa sai. + Lần 3: Các tổ trình diễn, GV cùng HS quan sát nhận xét. - (HS: thực hiện thuần thục động tác.) - GV nêu tên trò chơi, chơi mẫu. Tổ chức chơi. - (HS: Tham gia chơi tương chủ động). 3. Phần kết thúc - Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học. - H/sinh thả lỏng cùng GV nhận xét bài học. Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( t2) I. Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. II- Chuẩn bị 1- GV: -Tranh quy trình thêu móc xích. - Mẫu thêu móc xích được thêu bằng sợi len trên vải khác màu ( mũi thêu dài khoảng 2cm ); mẫu khâu đột mau của bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. -Vật liệu và dụng cụ: +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kìch thước 20 cm x 30 cm +Len, chỉ thêu khác với màu vải. +Kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo. III-Các hoạt động dạy học (Tiết 2) *GV giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. *Hoạt động 1: HS thực hành thêu móc xích - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích( thêu 2-3 mũi) - GV nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích, - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành thêu móc xích, GV quan sát, chỉ dẫn và uốn nắn cho HS còn lúng túng. *Hoạt động 2 : GV đánh giá kết quả thực hành của HS - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. - HS dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để nhận xét về sản phẩm của mình hoặc của bạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. VI-Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau. Lịch sử cuộc kháng chiến chống quân mông – nguyên I-Mục tiêu: - Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên. II-Chuẩn bị: 1- GV: Hình trong SGK phóng to, phiếu bài tập. 2- HS: SGK III-Các hoạt động dạy học: *Giới thiệu bài: GVgiới thiệu trực tiếp Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “ Đầu thần ... đừng lo “. + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “ ... “ + Trong bài Hịch Tướng Sĩ có câu: “ ... phơi ngoài nội cỏ, ... gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng “. + Các chiến sĩ tự mình thích vào tay hai chữ: “ ..." - HS điền vào chỗ ( ... ) cho đúng câu nói trên đây, HSA trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV gọi 1 HS đọc SGK, đoạn: “ Cả ba lần ... xâm lược nước ta nữa “ - Cả lớp thảo luận: Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ? + HS trình bày câu trả lời, GV nhận xét và bổ sung. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Tuấn. VI-Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm các bài tập trong VBT Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2010. Toán chia cho số có ba chữ số ( tiếp theo ) I-Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số ( chia hết, chia có dư). - HS cả lớp thực hiện làm bài tập 1, 2; còn bài 3 HS khá, giỏi thực hiện. II-Chuẩn bị: - GV: VBT T4 - HS: VBT T4 III-Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học * Hoạt động 2: Trường hợp chia hết - GV nêu phép chia: 41 535 : 195 = ? -Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện phép chia + Đặt tính + Tính từ trái sang phải - Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện phép chia, dưới lớp HS làm vào giấy nháp. - HS và GV nhận xét kết quả. - GV lưu ý HS ở mỗi lần chia cần ước lượng tìm thương cho chính xác chẳng hạn: 415 : 195 = ? Có thể ước lượng bằng cách lấy 400: 200 được 2, .... *Hoạt động 3: Trường hợp chia có dư - GV nêu phép chia: 80 120 : 245 = ? - GV tiến hành như ở hoạt động 1. *Hoạt động 4: Thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào VBT T4, 3 HS ( G - K - TB ) lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 2: - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài toán cho biết gì ? yêu cầu làm gì ? - Yêu cầu HS tìm cách giải bài toán, HS khá giỏi nêu cách giải, GV nhận xét chốt câu trả lời đúng. HS TB nhắc lại cách giải. - HS hoạt động cá nhân làm bài vào VBT GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 1 HS khá lên bảng làm bài. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 3 (Dành cho HS K, G) - Gọi 1 HS K đọc yêu cầu bài tập 3 - HS K- G nêu cách tính. - 1 HS K lên bảng làm . - GVnhận xét, chốt kết quả đúng. iv: Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn luyện tập miêu tả đồ vật I-Mục tiêu: - Dựa vào dàn ý đã lập ( trong bài tập làm văn tuần 15), HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài. II-Chuẩn bị: - GV: Dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi, VBT TV, SGK TV 4 - HS : VBT, dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi. III-Các HDDH chủ yếu: A-Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1 HS đọc dàn ý bài văn tả đồ chơi. - GV nhận xét, đánh giá. B-Bài mới 1- Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của tiết học. 2 - Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài a) HD HS năm vững yêu cầu của đề bài - Một HS đọc đề bài. - 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 gợi ý trong SGK, cả lớp theo dõi. - Yêu cầu HS đọc thầm lại dàn ý của mình. Một đến hai HS K - G đọc to dàn ý của mình. b) HD HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài - Chọn cách mở bài trực tiếp hau gián tiếp: + Yêu cầu HS nhắc lại cách mở bài trực tiếp và gián tiếp đã học. + Yêu cầu một HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết - kiểu trực tiếp - của mình. + Yêu cầu 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết - kiểu gián tiếp - của mình. - Viết từng đoạn thân bài ( mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn ) - Chọn cách kết bài ( mở rộng hoặc không mở rộng ) + Yêu cầu 1 HS trình bày cách kết bài kiểu mở rộng. - HS trình bày kết quả, HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. 3 - HS viết bài 4 - Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Khoa học Không khí có những thành phần nào ? I-Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni - tơ, khí ô- xi, khí các-bô-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... II-Chuẩn bị: 1- GV: -Hình vẽ trang 66, 67 SGK. 2- HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng để làm bếp kê lọ như hình vẽ, nước vôi trong. III-Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô xy duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy. Cách tiến hành: Thống nhất với SGV Khoa học trang 125 -126 Bước 1: Tổ chức hướng dẫn Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3: Trình bày kết quả thí nghiệm - GV gọi đai diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - HS cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét. Kết luận: SGK *Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác Cách tiến hành: Thống nhất với SGV Khoa học trang 126 - 127 Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - GV chia nhóm và hướng dẫn các thực hiện, Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm - Các nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát hướng dẫn. Bước 3: Trình bày - Các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm nhận xét. Bước 4: Thảo luận cả lớp. Kết luận: SGK Âm nhạc Ôn tập ba bài hát : Em yêu hoà bình, bạn ơi lắng nghe, cò lả I-Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Tập biễu diễn bài hát. II-Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ quen dùng. HS: SGK Âm nhạc 4, một số nhạc cụ gõ. III.Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: Phần mở đầu - GV giới thiệu nội dung bài học * Hoạt động 2: Phần hoạt động * Ôn 3 bài hát : Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe, Cò lả - GV cho HS hát lại 3 bài hát, mỗi bài hai lượt, có thể vận động phụ hoạ. - GV nhận xét, đánh giá. - Gv kiểm tra một số Hs : từng em tự chọn một trong 3 bài hát để thể hiện. - Hs trong lớp nhận xét ,đánh giá. Gv nhận xét ,đánh giá, kết luận. * Hoạt động 3: Phần kết thúc - GV nhận xét và dặn HS về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc các bài hát. SHTT

File đính kèm:

  • docTUAN 16 - LAN 2009.doc
Giáo án liên quan