TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em nối nhau đọc bài trước + câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
25 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 15 đủ 2 buổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài, tóm tắt và tự làm.
- GV hướng dẫn 2 bước giải.
- 1 HS lên bảng giải.
+ Tìm số vở cả 2 bạn mua.
+ Tìm giá tiền mỗi quyển vở.
Giải:
Mỗi xe đạp cần có số nan hoa là:
36 x 2 = 72 (cái)
Thực hiện phép chia ta có:
5260 : 72 = 73 (dư 4)
Vậy lắp được nhiều nhất 73 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa.
Đáp số: 73 xe đạp còn thừa 4 nan hoa
- GV chấm bài cho HS.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí?
I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
- HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 62, 63 SGK, các dụng cụ thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
- GV đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả và giải thích.
- Kết luận: Không khí có ở quanh mọi vật.
3. HĐ2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm theo gợi ý trong SGK.
- Rút ra kết luận qua thí nghiệm trên.
- Các nhóm trình bày kết quả và giải thích tại sao.
=> Kết luận chung cả hai hoạt động: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
4. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận.
- Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì
- Gọi là khí quyển.
- Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
- Bài học: Ghi bảng.
HS: 2 – 3 em đọc.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009.
kĩ thuật
chăm sóc cây rau và hoa
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- HS biết được kĩ thuật trồng và chăm sóc đối với cây rau, hoa.
- Thực hành chăm sóc rau và hoa đúng kĩ thuật đã học.
- Có ý thức chăm sóc cây rau hoa đúng kỹ thuật.
II. Đồ dùng:
- Hình trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hành chăm sóc rau và hoa.
- GV treo tranh.
HS: Quan sát tranh kết hợp quan sát H2 để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa:
a. Nhiệt độ:
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
- Nhiệt độ, không khí có nguồn gốc từ đâu
- Từ mặt trời.
- Nhiệt độ các mùa trong năm có giống nhau không
- Không giống nhau.
b. Nước:
- Cây rau, hoa lấy nước từ đâu
- Từ đất, nước mưa, không khí
- Nước có tác dụng như thế nào?
- Hoà tan chất dinh dưỡng
c. ánh sáng:
- Cây nhận ánh sáng từ đâu
- ánh sáng có tác dụng như thế nào với cây?
d. Chất dinh dưỡng:
- Mặt trời.
- Giúp cho cây quang hợp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
- HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lý, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ 1 số đồ chơi trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- GV nêu yêu cầu.
HS: 3 em nối nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d.
- Một số em giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp.
- Đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét từng em theo các tiêu chí đề ra. Bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế
- HS: Trình bày kết quả.
+ Bài 2:
- GV hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Phải quan sát theo 1 trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Tìm ra những đặc điểm riêng.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Làm bài vào vở.
- Đọc dàn ý mình đã chọn.
VD: 1) Mở bài: Giới thiệu gấu bông, đồ chơi em thích.
2) Thân bài:
+ Hình dáng:
- Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
+ Bộ lông:
- Màu nâu sáng, pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
+ Hai mắt:
- Đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch ngợm và thông minh.
+ Mũi:
- Màu nâu đỏ, trong như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
+ Trên cổ:
- Thắt 1 chiếc lơ đỏ chót làm nó thật bảnh
+ Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu:
- Có 1 bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
3) Kết luận:
Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như 1 cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------------------------------------
Toán
Chia cho số có hai chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Trường hợp chia hết:
a. Đặt tính: 10105 : 43 = ?
- GV hướng dẫn HS chia lần lượt như SGK.
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3:
1 0 1 0 5 4 3
1 5 0 2 3 5
2 1 5
0 0
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
VD: 101 : 43 = ?
Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 dư 2.
150 : 43 = ?
Có thể ước lượng 15 : 4 = 3 dư 3.
3. Trường hợp chia có dư:
26345 : 35 = ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên.
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 2:
- HS làm vở, chữa bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Giải:
1 giờ 15 phút = 75 phút.
38 km 400 m = 38 400 m.
Trung bình mỗi phút người đó đi được là:
38 400 : 75 = 512 (m).
Đáp số: 512 m.
- GV thu 1 số bài chấm cho HS.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
--------------------------------------------------------------
Khoa học
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- HS kể được 1 số tính chất của không khí và cách nhận biết sự có mặt của không khí.
- Nêu được tác dụng của không khí và làm một số thí nghiệm chứng minh sự có mặt của không khí.
II. Đồ dùng:
- Vở bài tập Khoa học 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số tính chất của không khí.
- GV HD học sinh làm thí nghiệm nhận biết sự có mặt của không khí và làm các thí nghiệm thực hành.
- HS thực hành làm thí nghiệm.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của không khí.
- GV chia nhóm.
HS: Các nhóm thực hành làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời vào phiếu học tập.
HS: Thảo luận nhóm theo yêu cầu của phiếu học tập.
- Chia nhóm nhỏ, GV phát phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: a, b, c, d, đ, e (SGV).
HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------
Tiếng việt
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
- Vở BT Tiếng Việt 4
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh làm và chữa bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d:
HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu
- Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua
- Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị
Nội dung:
+ Sơ kết tuần 15
+ Kế hoạch tuần 16
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Sơ kết công tác tuần 15
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. Nêu kế hoạch tuần 16
- Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần
- Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.
File đính kèm:
- GA 4 tuan 15 du 2 buoi.doc