Giáo án Lớp 4 Tuần 14 Trường Tiểu học Ninh Thới C

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất ).

 - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).

 *KNS:

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức bản thân.

- Thể hiện sự tự tin.

 

doc44 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 14 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nói...Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hóa, tác giả đã viết một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì? Kết luận: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ làm bài văn dài dòng, thiếu hấp dẫn - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/145 3) Luyện tập: - Gọi hs đọc y/c và nội dung - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi a,b,c. - Dán tờ phiếu viết đoạn thân bài lên bảng, gọi đại diện nhóm lên gạch chân. a) Câu văn nào tả bao quát cái trống? b) Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? c) Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống? d) Y/c hs viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. - HS làm vào VBT (phát phiếu cho 2 hs) - Nhắc nhở: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý để các đoạn văn liên kết với nhau. - Gọi hs trình bày, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs C/ Củng cố, dặn dò: - Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì? - Bài sau: Luyện tập miêu tả đồ vật. Nhận xét tiết học 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện y/c - Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. - 2 hs thực hiện - Lắng nghe - 1 hs đọc - Nhiều học sinh đọc - 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 câu hỏi a) Tả cái cối xay gạo bằng tre b) Phần mở bài: Cái cối xinh...nhà trống - Giới thiệu cái cối + Phần kết bài: Các cối xay...từng bước anh đi..." - Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ) c)- Giống với các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn KC. - Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân - Bình luận thêm về đồ vật. d)- Thảo luận nhóm đôi - Dán phiếu và trình bày Cái vành - cái áo; hai cái tai - lỗ tai; hàm răng cối - dăm cối; cần cối - đầu cần - cái chốt - dây thừng buộc cần xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy. - Lắng nghe - 2 hs đọc ghi nhớ. - 2 hs nối tiếp nhau đọc - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm lên gạch chân a) Anh chàng.... bảo vệ b) Bộ phận: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. c) Hình dáng: tròn như cái chum...căng rất phẳng + Âm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng!Tùng!Tùng!" - giục trẻ rảo bước tới trường/trống "cầm càng" theo nhịp "Cắc, tùng!" để hs tập thể dục/trống "xả hơi" một hồ dài là lúc hs được nghỉ. - HS tự làm bài - Lắng nghe, thực hiện - Lần lượt trình bày - HS đọc lại ghi nhớ - Lắng nghe, thực hiện ĐỊA LÝ Tiết 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I/ Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Trồng lúa, là dựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: thng1 lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Người dân ở ĐBBB Gọi hs lên bảng trả lời 1) Em hãy kể về nhà ở của người dân ở ĐBBB. 2) Lễ hội ở ĐBBB được tổ chức vào các thời gian nào? Để làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB 2) Bài mới: * Hoạt động 1: ĐBBB -vựa lúa thứ hai của cả nước - Gọi hs đọc mục 1 SGK/103 để trả lời câu hỏi: ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? Kết luận: Nhờ có đất phù sa màu mỡ , nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước - Công việc trồng lúa rất vất vả gồm nhiều công đoạn, Chúng ta xem công việc trồng lúa vất vả như thế nào? - Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? Kết luận: Người dân ĐBBB tần tảo vất vả 1 nắng 2 sương để sản xuất ra lúa gạo, vì thế chúng ta cần quý trọng sức lao động và kết quả lao động của họ. Có câu ca dao: " Ai ơi bưng bát cơm đầy....muôn phần" * Hoạt động 2: Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB - Treo tranh, ảnh giới thiệu về cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB - Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB. - Ngoài lúa gạo, người dân ĐBBB còn trồng nhiều bắp, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá. Đây là nơi nuôi lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta. - Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà,vịt? * Hoạt động 3: ĐBBB-vùng trồng rau xứ lạnh - Gọi hs đọc mục 2 SGK/105 - Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? - Hãy kể tên một số loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB? - Nguồn rau xứ lạnh này làm nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/105 - Về nhà xem lại bài. - Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB. Nhận xét tiết học - 3 hs lần lượt lên bảng trả lời 1) Nhà thường xây bằng gạch vững chắc, xung quanh nhà thường có sân, vườn ao. Nhà thường quay về hướng Nam, ngày nay, nhà ở của người dân ĐBBB thường có thêm các đồ dùng tiện nghi 2) Vào mùa xuân (sau tết), mùa thu (sau mùa gặt hoặc trước vụ mùa mới) để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, kỷ niệm, tế lễ các thần, thánh, người có công với làng. Trong lễ hội thường có: chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu, tế lễ. - Lắng nghe - 1 hs đọc mục 1 SGK + Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi - Nhiều công đoạn, rất vất vả. - Lắng nghe - Quan sát + Cây trồng: ngô, khoai, đậu phộng, cây ăn quả + Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, vịt, gà, nuôi, đánh bắt cá. - Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và6 các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai. - 1 hs đọc - Káo dài 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về + Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách,...) + Khó khăn: Nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. - Bắp cải, xà lách, cà rốt... - lắng nghe - Nhiều hs đọc ghi nhớ TOÁN Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I/ Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một tích cho một số. Bài tập cần làm: bài 1, bài 2; bài 3* dành cho HS khá, giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Chia một số cho một tích Gọi hs lên bảng tính Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách chia một số cho một tích. Khi chia một tích cho một số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia) - Ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3) (9 : 3) x 15 gọi hs lên bảng tính - Em có nhận xét gì về giá trị của 3 biểu thức trên? - Và ta viết: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 - Khi chia một tích 2 thừa số cho một số ta làm sao? - Nhấn mạnh: Các em tính theo cách này với điều kiện là 2 thừa số của tích đều chia hết cho số đó. (ở đây 15, 9 đều chia hết cho 3) 3) Tình và so sánh giá trị của hai biểu thức ( Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia.) - Ghi bảng: (7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3) - Gọi hs tính giá trị của hai biểu thức trên - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên. - Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? - Vì 15 chia hết cho 3 nên ta tính theo cách nào? - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/79 4) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Ghi lần lượt từng bài lên bảng - Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Ghi bảng, y/c hs thực hiện vào bảng Bài 3*: Gọi Hs đọc đề bài - Y/c hs giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày cách giải Cách 1 Số mét vải cửa hàng có là: 30 x 5 = 150 (m) Số mét vải cửa hàng đã bán 150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30m - Gọi hs nhận xét - Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Về nhà học thuộc ghi nhớ - Bài sau: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 Nhận xét tiết học - 3 hs lên bảng tính a) 112 : (7 x 4) = 112 : 7 : 4 = 16 : 4 = 4 b) 945 : (7 x 5 x 3) = 945 : 7 : 5 : 3 = 135 : 5 : 3 = 27 : 3 = 9 c) 630 : (6 x 7 x 3) = 630 : 6 : 7 : 3 = 105 : 7 : 3 = 15 : 3 = 5 - Lắng nghe - Lần lượt 3 hs lên bảng tính (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 - Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau - 2 hs đọc - Ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó, rồi nhân kết quả với thừa số kia. - Lắng nghe, ghi nhớ - 2 hs lên bảng tính ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 - Bằng nhau - Vì 15 chia hết cho 3 - Ta lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7 - 3 hs đọc - 1 hs đọc y/c - Lần lượt từng hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở. a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 (8 x 23) : 4 = ( 8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b) (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 - 1 hs đọc y/c - Thực hiện bảng con ( 25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100 - 1 hs đọc đề bài - Giải trong nhóm đôi - Dán kết quả và trình bày Cách 2 Số tấm vải cửa hàng bán được là: 5 : 5 = 1 (tấm) Số mét vải cửa hàng bán được là: 30 x 1 = 30 (m) Đáp số: 30 m - Nhận xét - Đổi vở nhau kiểm tra Ý kiến của Tổ Chuyên môn Duyệt của Ban lãnh đạo

File đính kèm:

  • docgiao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 14 day du.doc
Giáo án liên quan