Mục tiêu: Giúp HS :
- Hiểu được công lao của các thầy, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ ta nên người.
- Biết được những hành vi, những việc làm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với các thầy, cô giáo trong học tập và cuộc sống.
- Kính trọng các thầy, cô giáo
33 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (Tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tiêu bài dạy.
Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập sau.
Bài 1: Tính bằng 3 cách :
a) 48 : ( 2 x 3 ) b) 128 : ( 4 x 2 )
HD HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc: Chia một số cho một tích, Chia một tích cho một số .
- HS làm bài, GV bao quát để giúp đỡ HS yếu.
Bài2: Tính giá trị của biểu thức :
a) 1775 : 2 + 225 : 2
b) 2867 : 5 + 778 : 5
HD cho HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS nêu cách làm : Có mấy cách làm ?
- HD HS TB – yếu cách thực hiện từng bài .
- Các đối tượng khác nhau lên chữa bài, HS khác nhận xét .
Bài3: Đặt tính rồi tính :
5850 : 3 28 812 : 6
17 916 : 9 24 170 : 8
Bài 4: Ba thùng đựng tất cả 350 lít dầu. Thùng xanh đựng gấp đôi thùng đỏ, thùng đỏ đựng gấp đôi thùng vàng . Hỏi mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu ?
HD HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài toán .
- Đề bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ?
- HD HS : Cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán .
- HS khá nêu cách giải ; 1HS lên bảng giải , HS khác nhận xét .
Bài5: Tổng của 2 số là 1600. Nếu lấy số hạng thứ nhất chia cho 4 và số hạng thứ hai chia cho 6 thì được hai thương bằng nhau và không còn dư . Tìm các số hạng đó . (Dành cho HS khá - giỏi )
Gợi ý Hướng dẫn học sinh vẽ được sơ đồ:
Số bé:
Số lớn:
*** HS khá giỏi làm cả 5bài , HS TB – yếu làm 4 bài đầu .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 14: vẽ theo mẫu
Mẫu có hai đồ vật
I. Mục tiêu.
- HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
- HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
II. Chuẩn bị: Một vài mẫu có hai đồ vật. Vải nền cho mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
* Gợi ý SH nhận xét hình 1, SGK:
- Mẫu có mấy đồ vật, gồm những đồ vật gì ?
+ Quan sát hình 1, SGK.
+ Mẫu có hai đồ vật.
- Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào ?
+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật không giống nhau.
- Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau ?
+ Cái lọ ở sau, cái cốc ở phía trước.
* Bày mẫu và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật tuỳ thuộc vào hướng nhìn.
- Hỏi: Vật mẫu nào ở trước, vật mẫn mào ở sau ? các vật mẫu che khuất nhau không ?
+ Quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho SH cách vẽ (H.2 tr. 35 SGK).
+ Quan sát cách vẽ trong SGK, bài 14.
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu (H.2a);
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng; miệng, cổ, vai, thân,.... (H.2b);
+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt (H.2c, d).
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt (H.2e).
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
+ Xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
* Gợi ý HS
- Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu;
- Vẽ khung hình vừa với phần giấy;
- So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu;
- Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
* Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Bố cục (cân đối).
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu).
+ Cách vẽ đậm nhạt.
- Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ 4 - 5 HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài
Dặn dò HS
+ Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và người thân.
Tiết 5 luyện khoa học
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết được một số cách làm sạch nước .
- Biết được các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch .
II. Các hoạt động trên lớp :
1/KTBC:
- Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nước ? Em đã làm gì để góp phần giữ cho nguồn nước trong sạch ?
2/Dạy bài ôn luyện:
*GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy.
* Cách tiến hành : GV đưa ra các bài tập ,y/c HS làm và chữa bài .
Bài1: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp :
Lọc nước (bằng giấy lọc, bông, cát, xỉ than, than củi)
Diệt một số vi khuẩn có hại nhưng thường làm nước có mùi hắc .
Đun sôi
Loại bỏ các chất không tan trong nước .
Khử trùng bằng nước gia-ven hoặc ô-xi già .
Phần lớn vi khuẩn bị chết .
* HD HS :
+ Dựa vào các thông tin trong SGK để thực hiện nội dung bài học .
+ HS làm vào vở rồi báo cáo kết quả .
Bài2: Viết tác dụng của quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước vào bảng sau:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
Tác dụng
1.Trạm bơm nước đợt một
2. Dàn khử sắt và bể lắng
3.Bể lọc
4.Sát trùng
5.Bể chứa
6.Trạm bơm đợt hai
* HD HS :
+ Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm bàn để cùng làm bài .
+ Đại diện các nhóm trình bày KQ , nhóm khác nhận xét .
Bài3: Đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng nhất:
Nước do nhà máy sản xuất cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
ă Khử sắt
ă Loại bỏ các chất không tan trong nước .
ă Khử trùng
ă Cả ba tiêu chuẩn trên .
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài : Từng HS trình bày kết quả.
3.Củngcố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- VN : Ôn bài và chuẩn bị bài sau .
Tiết 7 Luyện Địa lí và Lịch sử
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Nắm vững một số kiến thức tiêu biểu về giai đoạn lịch sử “nước Đại Việt thời Trần”(từ 1226 - 1400).
- Hệ thống một số kiến thức Địa Lí trong bài :Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Luyện kĩ năng trả lời nhanh trước các câu hỏi của GV.
II. Các hoạt động trên lớp :
1.Giới thiệu bài :
- GV nêu mục tiêu bài dạy.
2.Nội dung bài ôn luyện :
Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm cả Lịch sử và Địa lí , HS thi trả lời nhanh .(ghi KQ ra nháp và trả lời)
Câu1:
+ Từ năm 979 đến 1077 quân Tống xâm lược nước ta mấy lần ?
a. 1 lần
b. 2 lần
c. 3 lần
Đ/S : b
+ Ai đã lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống quân Tống đó ?
* Cuối thế kỉ XII ,nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lâm le xâm chiếm nước ta .Vua tôi nhà Lý phải dựa vào thế lực nhà Trần để giữ ngôi báu .Vua Trần Huệ Tông không có con trai, nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng .Trần Thủ Độ tìm mọi cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng năm 1226.Nhà Trần thành lập từ đây.
Câu2: Điền dấu x vào ô trống sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện :
ă Đứng đầu nhà nước là vua .
ă Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .
ă Lập Hà đê sứ , Khuyến nông sứ , Đồn điền sứ .
ă Đặt chuông trước cung điện để ND đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin .
ă Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã .
ă Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội,thời bình thì sản xuất,khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu .
Đ/S : Tất cả đều đúng .
Câu3: Những việc làm nào chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự phân biệt quá xa ?
( Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều cầu xin hoặc oan ức .ở trong triều ,sau các buổi yến tiệc ,vua và các quan có lúc nắm tay nhau ca hát vui vẻ ).
Câu4: Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi gì để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước ?
Câu5: Vì sao ở đồng bằng Bắc Bộ nuôi nhiều lợn, gà, vịt.( Do có sẵn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám,ngô, khoai,..).
Câu6: Nhiệt độ vào mùa đông thấp có thuận lợi gì và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
( + Thuận lợi:Trồng thêm cây vụ đông :ngô,khoai tây,su hào,bắp cải,cà rốt,
+ Khó khăn:Nếu rét quá thì lúa và một só cây bị chết .)
* GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi , động viên ,khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
luyện tiếng việt
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện đọc dúng và diễn cảm bài “Chú Đất Nung” ,y/c đọc thể hiện được lời từng nhân vật trong bài .
- Rèn luyện chữ viết qua việc viết bài “chiếc áo búp bê” và làm các bài tập phân biệt các phụ âm đầu s/x , vần ất / âc .
- Cảm thụ văn học .
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn (BT cảm thụ)
III. Các hoạt động trên lớp :
1/KTBC:
+ Yêu cầu 2HS đọc bài “văn hay chữ tốt” .
+ Bài tập đọc “văn hay chữ tốt” muốn nói với chúng ta điều gì ?
2/Dạy bài mới:
* GV giới thiệu, nêu mục tiêu của bài.
HĐ1: Luyện đọc bài : Chú Đất Nung .
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài :Chú Đất Nung và nêu lại cách đọc đoạn , bài .
+ Đoạn 1: giới thiệu đồ chơi của cu Chắt - đọc với giọng kể .
+ Đoạn 2: Chú bé Đất và 2 người bột - cần thể hiện rõ giọng của từng nhân vật .
+ Đoạn 3: Phần còn lại - Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả .
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp ,luyện đọc phân vai theo nhóm .
+ Tổ chức cho các nhóm đối tượng khác nhau thi đọc phân vai .
+ Lớp theo dõi và nhận xét .
- Yêu cầu 1HS nêu lại nội dung bài tập đọc .
HĐ2: Chính tả .
Bài1: Nghe viết “chiếc áo búp bê”.
- GV nêu y/c bài viết :
+ Cần viết đúng chính tả .
+ Nắn nét chữ theo kiểu chữ mới
- GV đọc bài viết ,HS viết bài vào vở chậm để nắn nét chữ .
+ HS viết xong ,đổi chéo vở để soát lỗi cho nhau .
Bài2: Điền vào chỗ trống :
a) S hoặc x :
Hết rừng dầu lại đến rừng cao u . Màu anh lá dầu chỉ có thể o ánh với màu cao u vừa thay lá .Những cánh rừng cao ,,,u anh thăm thẳm , như những cái hang động màu ngọc bích . ắc lá càng anh biếc trong màu đất đỏ tươi .
b) Vần ât hoặc âc :
Tấc đ tấc vàng
Mngọt chết ruồi
Tiền m t mang
ăn mày đòi xôi g
HĐ3: Cảm thụ văn học .
- Đọc đoạn văn sau :
Mưa rả rích đêm ngày .Mưa tối tăm mặt mũi .Mưa thối đất thối cát .Trận này chưa qua ,trận khác đã tới ,ráo riết hung tợn hơn .Tưởng như biển có bao nhiêu nước ,trời hút lên ,đổ hết xuống đất liền .
*** Thực hiện chữa từng phần .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
File đính kèm:
- Giao an lop 4Tuan 14.doc