Giáo án lớp 4 Tuần 14 - Tiết 2 môn Tập đọc: Chú đất nung

. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong truyện. Hiểu nội dung của truyện (phần đầu): Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm với giọng hồn nhiên, khoai thai; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc phân biệt lời của người kể với lời các nhân vật.

3. Thái độ: Dũng cảm, can đảm, luôn luôn học tập để trở thành những người công dân có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc30 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 14 - Tiết 2 môn Tập đọc: Chú đất nung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chơi theo lớp. - HS theo dõi và chơi trò chơi. - Chú ý chơi an toàn. - HS đi lại nhẹ nhàng sau đó tập hợp nghe nhận xét. _________________________________________________ Tiết 2: Khoa học bảo vệ nguồn nước I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Nêu nguyên nhân và cách phóng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. 2. Kĩ năng: Luôn thực hiện bảo vệ nguồn nước. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 58, 59 SGK - Giấy khổ to và bút dạ cho mỗi nhóm. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu một số cách làm sạch nước? Tại sao phải đun sôi nước trước khi uống?- Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng bài mới: Hoạt động 1: tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước + GV yêu cầu HS quan sát các hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước? + Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân và gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước. Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: + Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. + Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. + Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. + Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả và hệ thống thoát nước chung. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Gv giúp đỡ các nhóm làm việc. - Gv nhận xét đánh giá. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Bài 29 - 2 HS trả lời. - Nhận xét. - HS lắng nghe. - Thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nhắc lại - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung. _________________________________________________ Tiết 3: Toán chia một tích cho một số I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Nhận biết cách chia một tích cho một số tính chất kết hợp của phép cộng. 2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất. 3. Thái độ: Tính linh hoạt, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Vở bài tập - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu 2. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức - GV ghi ba biểu thức lên bảng: (9 x 15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15 - Yêu cầu HS tính giá trị của từng biểu thức rồi so sánh ba giá trị đó với nhau - GV hướng dẫn ghi: (9 x 15): 3 = 9 x (15: 3) = (9: 3) x 15 - GV hướng dẫn HS kết luận đối với trường hợp này. Vì 15 chia hết cho 3, 9 chia hết cho 3 nên ta có thể lấy một thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia. 3. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức - GV ghi bảng: (7 x 15): 3 và 7 x (15: 3) - Vì sao không tính (7: 3) x 15? Kết luận: Vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7 - GV hướng dẫn HS nêu KL như SGK 4. Thực hành Bài 1: - HS làm bài theo hai cách: + Cách 1: Nhân trước, chia sau + Cách 2: Chia trước, nhân sau Bài 2: - Hướng dẫn HS làm bài. - Kết luận chung. Bài 3: - HS đọc đề bài - HS tự làm bài - Lớp làm bài vào vở Cách 1: 30 x 5 = 150 (m) 150: 5 = 30 (m) Cách 2: 5: 5 = 1 (tấm) 30 x 1 = 30 (m) Cách 3: Nếu số vải bán được chia đều cho các tấm thì mỗi tấm bán đi là: 30: 5 = 6 (m) Tổng số mét vải đã bán là: 6 x 5 = 30 (m) 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Tiết 71 - HS nhận xét. - HS tính và trả lời - HS kết luận ba giá trị đó bằng nhau - Nhận xét, bổ sung - HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức với nhau. - HS kết luận: Giá trị của hai biểu thức bằng nhau - HS làm bài và trả lời - Nhận xét - HS tự làm bài, hai HS lên bảng làm. lớp nhận xét, bổ sung. - Cho HS tự giải bài vào vở sau khi đã hướng dẫn HS cách làm, gọi 1 HS lên bảng làm bài. - HS làm bài vào vở - Nhận xét, bổ sung _________________________________________________ Tiết 4: Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài. 2. Kĩ năng: Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh, chân thực và sáng tạo. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, phát triển ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ cái cối xay. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: -Viết một câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu VD Bài 1: a) Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre b) MB: Cái cối xinh xinh...gian nhà trống”: Giới thiệu cái cối. KB: Cái cối xay...bước chân anh đi...”: Tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà. c) Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng d) Tả từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ; từ ngoài vào trong; từ phần chính đến phần phụ rồi tả công dụng của cái cối. Bài 2: ? Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì? 3. Ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ 4. Luyện tập a) Anh chàng trống...trước phòng bảo vệ. b) Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. c) - Hình dáng: tròn, đều chằn chặn, khum, ngang lưng...rắn cạp nong, hai đầu bịt kín, căng rất phẳng. - Âm thanh: ồm ồm, tùng, tùng, cắc tùng, xả hơi,... d) MB: Kỉ niệm của những ngày đầu đi học của bạn là gì? là cái cổng trường cao ngợp, là cái bàn học hay tường vôi trắng...còn tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó. KB: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi. 5. Củng cố, dặn dò -? Khi viết văn miêu tả cần chú ý điều gì? - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt. - HS viết và đọc - HS lắng nghe - Yêu cầu HS đọc bài văn - Yêu cầu HS đọc phần chú giải - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - HS làm bài và trả lời - Nhận xét - Tả từ ngoài vào trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện tình cảm của mình với đồ vật ấy. - HS đọc nội dung và yêu cầu - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét và bổ sung ____________________________________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: Tiếng Việt* Ôn: Thế nào là miêu tả I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là miêu tả. 2. Kĩ năng: Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ. Biết viết đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực sáng tạo. 3. Thái độ: ý thức học tập và yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện theo một trong bốn đề tài ở bài tập 2. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài giảng: Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài - HS phát biểu - GV nhận xét, kết luận: “Đó là một chàng kị sĩ... ngồi trong mái lầu son” Bài 2: - Gọi HS đọc bài viết của mình - Nhận xét, cho điểm: Ví dụ: + Sấm ghé xuống sân khanh khách cười. + Cây dừa sải tay bơi. + Ngọn mùng tơi nhảy múa. + Khắp nơi toàn maug trắng của nước. ... 3. Củng cố dặn dò ? Thế nào là văn miêu tả? - GV nhận xét tiết học. - 2 em trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm đôi - Báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét và bổ sung - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn miêu tả. _________________________________________________ Tiết 2: Toán* Ôn: Chia một tổng cho một số I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số. 2. Kĩ năng: áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT Toán III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài giảng: Bài 1: Tính bằng 2 cách: a) (28 + 42): 7 b) (24 + 64): 8 c) 12: 3 + 6: 3 d) 36: 4 + 28: 4 - Hướng dẫn HS làm bài. - GV kết luận chung. Bài 2: Tính bằng 2 cách: a) (27 -18): 3 b) (64 - 32): 8 c) 20: 4 - 12: 4 d) 36: 9 - 18: 9 - Hướng dẫn HS làm bài. - GV kết luận chung. Bài 3: Lớp 4 A có 28 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh. Lớp 4 B có 32 học sinh, mỗi nhóm có 4 học sinh. Hỏi cả hai lớp có tất cả bao nhiêu nhóm? - Hướng dẫn HS làm bài. - GV kết luận chung. Cách 1: 28: 4 = 7 (nhóm) 32: 4 = 8 (nhóm) 7 + 8 = 15 (nhóm) Cách 2: 28 + 32 = 60 (học sinh) 60: 4 = 15 (nhóm) 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau - HS lấy VBT - Cho HS nêu kết quả tính. - HS nhận xét, chữa bài. - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - HS nêu cách làm bài - HS làm bài và chữa bài - Nhận xét - HS nêu cách làm bài. - HS tự làm bài. - HS nêu bài giải của mình. _________________________________________________ Tiết 3: Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 14 I. Mục tiêu: - HS tự kiểm điểm tình hình trong tuần về các mặt thi đua. Đánh giá xếp loại. Từ đó có phương hướng phấn đấu cho tuần 15. - Tiếp tục rèn nền nếp, nội quy của học sinh. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản của HS. II. Nội dung: 1. Lớp trưởng điều hành, các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ: - Lớp trưởng ổn định tổ chức lớp. - Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần. 2. GV nhận xét chung về các mặt hoạt động. - Tuyên dương. - Phê bình. 3. Phương hướng tuần 15: + Phát huy vai trò của cán bộ lớp. + Tiếp tục thực hiện tốt nội quy. + Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 12. ____________________________________________________________________ ____________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docBai soan L4 tuan 14.doc