Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời người kể chuyện với lời nhân vật.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: Đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm,
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
25 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 14 môn Tập đọc: Chú đất nung ( tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 4 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài
- Biết vận dụng kiến thức để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ cái cối xay trang 144 sgk.
III. Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét
- Thế nào là văn miêu tả
B.Bài mới:
Hoạt động1:
-Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy
- Yêu cầu HS nêu 1 vài hình ảnh tả cơn mưa mà em thích
- Ngọn mùng tơi nhảy múa
- Khắp nơi toàn màu trắng của nước
- Cây dừa sải tay bơi
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- HS theo dõi
- Yêu cầu HS đưa sgk - trang 143
- HS đưa sgk trang 143
Bài tập 1
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, đọc bài cái cối tân
- 2HS đọc nối tiếp bài văn
+ Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm bài văn
- HS quan sát đọc thầm bài văn
+ Bài văn tả cái gì?
- Bài văn tả: Cái cối xay gạo bằng tre
+ Yêu cầu HS tìm phần mở bài, kết bài mỗiphần nói lên điều gì?
- 2HS trả lời
+Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh nhà trống (giới thiệu về cái cối)
+Phần hết: “Cái cối xay từng bước anh đi (kết thúc của bài. Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ)
* Phần kết bài, mở bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào?
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng?
- Giống các kiểu bài kết, mở bài
- Kết bài mở rộng, mở bài trực tiếp trong văn k/c
* Phần kết bài, mở bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào?
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng?
- Giống các kiểu bài kết, mở bài
- Kết bài mở rộng, mở bài trực tiếp trong văn k/c
* Phần thân tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, 2 cái tai, hàng răng cối, cần cối, đầu cối, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối vui cả làng.
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
-1HS đọc bài tập 2
- Khi tả đồ vât ta cần tả những gì?
- GV: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không miêu tả hết mọi chi tiết, mọi bộphận vìnhư vậy sẽ lan man, dài dòng.
-Muốn tả đồ vật tư tả từ bên ngoài vào trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy
Hoạt động2: Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Miêu tả đồ vật có 3 phần:Mở bài, thân bài, kết bài
- Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
- Phần thân bài, trước hết miêu tả bao quát toàn bộ phận đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
-1HS đọc bài tập 2
- Khi tả đồ vât ta cần tả những gì?
- GV:
Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không miêu tả hết mọi chi tiết, mọi bộphận vìnhư vậy sẽ lan man, dài dòng.
-Muốn tả đồ vật tư tả từ bên ngoài vào trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy
Hoạt động 3:Luyện tập thực hành
- Yêu cầu HS làm bài phần luyện tập
- HS làm bài vào VBT
- GV giúp đỡ HS yếu, chấm 1số bài
- Chữa bài
- Chữa bài
C. Củng cố, dặn dò
-Khi viết văn miêu tả ta cần chú ý điều gì?
- 2 HS nêu
- Về nhà viếtlại mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Kỉ thuật
Thêu móc xích ( Tiết 2)
I- Mục tiêu.( đã soạn ở tiết 1)
II- Hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích
- Gv nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích.
- HS thực hành thêu móc xích. Gv quan sát, chỉ dẫn và uốn nắn cho HS .
* Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả thực hành của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá
- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên , tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Gv nhận xét và đánh giá.
IV- Nhận xét - Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS
-----------------------------------------
Toán
Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số
- áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm.
- HS làm bài
B1: Tính giá trị biểu thức
B2: Giải toán có lời văn
B. Dạy - học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2:Hướng dẫn HS thựchiện phép tính
a. So sánh giá trị các biểu thức:
- GV ghi VD : (9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3)
(9 : 3) x 15
- HS theo dõi
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức
- HS thực hiện tính
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 5 = 45
- Giá trị của 3 biểu thức như thế nào với nhau?
- Giá trị của ba biểu thức đều bằng 45
- Vậy ta có:
(9x 15) : 3 = 9x(15:3) = (9:3)x15
Ví dụ 2: (7 x 15) : 3 =
7 x (15 : 3) =
- HS tính giá trị của biểu thức:
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 =35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 2 biểu thức:
- Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 35
+ Vậy ta có: (7 x 15):3 = 7 x (15 : 3)
b. Tính chất một tích chia cho một số
- Yêu cầu HS nêu phép tính: (9x15):3 có dạng như thế nào?
- Có dạng một tích chia cho một số 135 là tích của phép nhân 9 x 15, lấy tích: 135 : 3 = 45
- GV yêu cầu HS nhận xét phép tính
( 9 x 15 ) :3 =
- Khi thực hiện một tích chia cho một số ta làm như thế nào?
- Khi thực hiện một tích chia cho một số ta có thể lấy 1thừa số chưa cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- Chú ý: Chọn số chia hết cho số chia số chia
*HĐ3:Luyện tập thực hành
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3
- GV giúp đỡ HS yếu - chấm 1 số bài
- Chữa bài tập
Bài tập 1: HS chú ý tính theo 2 cách
- HS áp dụng tính chất chia một tổng cho một số
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức
- Chú ý tính cách thuận tiện nhất
Bài tập 3:( HS khá gỏi) Giải toán có lời văn
- yêu cầu HS giải theo 2 cách
*HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu tính chất một tổng chia cho một số
- 2 HS nêu
- HDHS làm bài tập luyện thêm
----------------------------------------------------------------
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước.
- Có ý thức bào vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong sgk trang 58, 59; sơ đồ dây chuyền sản xuất và cungc ấp nước sạch của nhà máy nước
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
- GV nhận xét - ghi điểm
- HS dùng sơ đồ để mô tả dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy
B. Dạy - học bài mới
Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
- Quan sát hình và mô tả nội dung của hình vẽ
- Trình bàu trước nhóm, trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- 2HS đọc phần ghi nhớ
*Hoạt động 2: Liên hệ
- Yêu cầu HS phải làm gì để bảo vệ nguồn nước
- HS tự do phát biểu
* Hoạt động 3: Cuộc thi đội tuyên truyền giỏi:
- Yêu cầu HS vẽ tranh theo nhóm
- HS vẽ tranh theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung bức tranh
- Các nhóm trình bày và giới thiệu theo ý tưởng của mình
- GV nhận xét - ghi điểm
* Hoạt động kết thúc
- Giáo viên nhận xét tiết dạy
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập thế nào là văn miêu tả
I.mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là văn miêu tả?
- Bước đầu viết được một đoạn văn miêu tả.
II.hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1:
Để tả được hình dáng , màu sắc, chúng ta phải quan sát bằng những giác quan nào?
Muốn miêu tả sự vật người viết phải làm gì?
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?
Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tỉnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
Bài 2: Ghi vào ô trống trong bảng những nội dung thích hợp theo đoạn văn miêu tả trên:
*Hoạt động 3: GV gọi HS lên chữa bài
- GV nhận xét giờ học
--------------------------------------------------------------
Tự học
Địa lý bài 11 – 12
I. mục têu:
- Hệ thống và củng cố một số kiến thức đã học về đồng bằng Bắc Bộ
II. hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Nêu vị trí của đồng bằng Bắc Bộ?
- Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp phù sa bởi những con sông nào?
- Nêu đặc điểm dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ?
- HS chỉ trên bản đồ
- sông Hồng, sông Thái Bình
- Là nơidân cư đông đúc nhất nước ta
HĐ2: Làm việc cá nhân
- Điền từ vào chổ trống cho thích hợp:
* Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá. Và đang được mở rộng ra.
Đây là đồng bằng lớn thứ . Của nước ta.
* Làng việt cổ có đặc điểm gì?
* Kể tên các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ?
HĐ3: GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán:
Luyện tập chia một tích cho một số
I. mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng chia một tích cho một số
- Biết vận dụng vào tính thuận tiện nhất
II. hoạt động dạy học:
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT
*HĐ2: Luyện tập thêm
Bài 1: Tính theo 2 cách
( 234 x 5 ) : 9 ( 234 x 5 ) : 9
Bài 2( khá, giỏi ): Một kho chứa 234 bao gạo, mỗi bao chứa 50 kg gạo. Người ta vừa lấy đi số gạo đó. Hỏi người ta đã lấy đi bao nhiêu tạ gạo?
Giải:
Kho gạo đó chứa được số kg gạo là: 234 x 50 = 11700 ( kg )
Người ta lấy đi số gạo: 11700 : 9 = 1300 ( kg )
1300 kg = 13 tạ Đáp số : 13 tạ gạo
*HĐ3: GV gọi HS chữa bài
Nhận xét giờ học
File đính kèm:
- G.AN 4 TUAN 14- Theo chuan KT-KN.doc