Tập đọc (Tiết 25)
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng:
+ Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
PB: Xi ôn cốp xki, dại dột, rủi ro, hàng trăm lần.
PN: Xi ôn cấp xki, cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi ôn cốp xki.
2. Hiểu các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi ôn cốp xki nhờ khổ công nghiên cứu kiếu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy học
+ Chân dung nhà bác học Xi ôn cốp xki
+ Tranh, ảnh vẽ khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoaùt ủoọng 3 : HS thửùc haứnh theõu hỡnh quaỷ cam .
MT : Giuựp HS bửụực ủaàu thửùc haứnh ủửụùc caực muừi theõu hỡnh quaỷ cam .
PP : Trửùc quan , thửùc haứnh , ủaứm thoaùi .
- Kieồm tra vaọt lieọu , duùng cuù thửùc haứnh cuỷa HS vaứ neõu yeõu caàu , thụứi gian hoaứn thaứnh saỷn phaồm
Hoaùt ủoọng lụựp .
- Thửùc haứnh veừ hoaởc in maóu hỡnh quaỷ cam leõn vaỷi , caờng vaỷi leõn khung theõu . Thửùc haứnh theõu moực xớch hỡnh quaỷ cam neỏu coứn thụứi gian .
4. Cuỷng coỏ : (3’)
- Neõu ghi nhụự SGK .
- Giaựo duùc HS yeõu thớch saỷn phaồm do mỡnh laứm ủửụùc .
5. Daởn doứ : (1’)
- Nhaọn xeựt sửù chuaồn bũ , tinh thaàn thaựi ủoọ hoùc taọp vaứ keỏt quaỷ thửùc haứnh cuỷa HS
- Daởn HS veà nhaứ taọp theõu moực xớch hỡnh quaỷ cam chuaồn bũ cho vieọc thửùc haứnh tieỏp ụỷ tieỏt sau .
Thứ sáu, ngày 28 tháng 11năm 2008
Luyện từ và câu (Tiết 26)
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu
- Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong trong 1 văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ các cột: câu hỏi - của ai hỏi ai - dấu hiệu theo nội dung BT1, 2, 3 (phần nhận xét).
- Bút dạ và một tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn về người có ý chí nghị lực (BT3).
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Nhận xét
Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên chép câu hỏi vào cột câu hỏi.
Bài tập 2,3
- Yêu cầu học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó yêu cầu học sinh đọc kết quả.
- 1 em đọc.
- 1 em đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em đọc đề. Người tìm đường lên các vì sao.
- Học sinh đọc lại các câu hỏi.
- Học sinh trả lời. Học sinh khác bổ sung hoàn thành bài tập vào bảng.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được.
Xi ôn cốp xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao.
- Dấu chấm hỏi.
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn
Xi ôn cốp xki
- Từ thế nào
- Dấu chấm hỏi.
2.3. Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
3. Luyện tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Chia lớp ra 6 nhóm.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Kết luận về lời giải đúng.
- 5 em đọc.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Mỗi nhóm 5 em: nhóm nào xong trước dán ở bảng lớp. Học sinh khác bổ sung.
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai
Để hỏi ai
Từ nghi vấn
1
Bài Thưa chuyện với mẹ
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ
Câu hỏi của mẹ
Để hỏi Cương
Để hỏi Cương
Gì
thế
2
Bài Hai bàn tay
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
Nt
Nt
Câu hỏi của Bác Lê
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê
Hỏi bác Lê
Hỏi bác Lê
Hỏi bác Hồ
Hỏi bác Lê
- Có... không
- Có ... không
- Có ... không
- đâu.
- chứ.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Giáo viên viết bảng: về nhà, bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
+ Học sinh 1: về nhà bà cụ làm gì?
+ Học sinh 1: Bà cụ kể lại chuyện gì?
+ Học sinh 1: Vì sao Cao Bá Quát rất ân hận?
- Yêu cầu học sinh thực hành hỏi - đáp theo cặp.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
- 1 em đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi.
Học sinh 2: về nhà, bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
Học sinh 2: Bà cụ kể lại câu chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.
Học sinh 2: Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn thực hành trao đổi.
- 3 - 5 cặp học sinh trình bày.
- Học sinh lắng nghe.
Ví dụ:
1. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp
- Cao Bá Quát dốc sức làm gì?
- Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ?
- Từ khi nào, Cao Bá Quát dốc sức luyện viết chữ?
2. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp
- Cao Bá Quát luyện chữ vào thời gian nào?
- Ông cầm que vạch lên cột nhà để làm gì?
- Để luyện chữ cho cứng cáp, Cao Bá Quát đã làm gì?
3. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt
- Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
- Cao Bá Quát là người nổi danh như thế nào?
- Vì sao Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt?
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi mình đã đặt.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- 4 nhóm.
- Đại diện lên đọc.
Ví dụ: Vì sao mình không giải được bài tập này nhỉ?
Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây?
Không biết mình để quyển Đô rê mon ở đâu?
Nhân vật trong bộ phim này trong quen quá, không biết đã đóng trong phim nào?
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
-------------------------------------------------
Toán (Tiết 65)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học.
- Kỹ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số.
- Các tính chất của phép nhân đã học
- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh nêu cách đổi của mình.
+ Nêu cách đổi 1.200kg = 12 tạ?
+ Nêu cách đổi 15.000 kg = 15 tấn?
+ Nêu cách đổi 100 dm2 = 10m2
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
a. 268 x 235 = 62.980
324 x 250 = 81.000
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- áp dụng tính chất đã học của phép nhân để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- Học sinh lắng nghe.
- 3 em lên bảng.
- Học sinh tự nêu.
Học sinh 1: Vì 100 kg = 1 tạ.
Mà 1.200 : 100 = 12
Nên 1.200 kg = 12 tạ.
Học sinh 2: vì 1.000 kg = 1 tấn
Mà: 15000 : 1000 = 15
Nên 15000 kg = 15 tấn
Học sinh 3: Vì 100 dm2 = 1m2
Mà 1000 : 100 = 10
Nên 1000dm2 = 10m2.
- 3 học sinh lên bảng làm. Mỗi học sinh làm 1 phần
b. 475 x 205 = 97.375
309 x 207 = 63.963
c. 45 x 12 + 8
= 450 + 8
= 548
45 x (12 + 8)
= 45 x 20
= 900
- Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- 3 học sinh lên bảng làm. Mỗi lớp làm 1 phần.
a. 2 x 39 x 5
= (2 x 5) x 39
= 10 x 39
= 390
b. 302 x 16 + 302 x 4
= 302 x (16 + 4)
= 302 x 20
= 6.040
c. 769 x 85 - 769 x 75
= 769 x (85 - 75)
= 769 x 10
= 7.690
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc bài 5.
- Yêu cầu học sinh viết công thức tính diện tích hình vuông?
- Yêu cầu học sinh lên tính.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 2 em đọc đề.
S = a x a
- 1 em lên tính. Cả lớp làm vào vở.
+ Diện tích hình vuông khi a = 25m
25 x 25 = 625 m2
Đáp số: 625 m2
3. Củng cố dặn dò
- Đọc bảng đơn vị đo diện tích?
- Muốn tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Đọc bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 26)
Ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- Củng cố những đặc điểm của bài văn kể chuyện.
- Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước.
- Trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, kiểm mở bài và kết luận trong bài văn kể chuyện của mình.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của một số em chưa đạt ở tiết trước.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh phát biểu.
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện. Vì khi làm đề văn này, các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
Bài 2, 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh phát biểu về đề tài mình tự chọn.
a) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu học sinh kể chuyện và trao đổi câu chuyện theo cặp.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- 5 em học sinh nộp vở, giáo viên kiểm tra.
- 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
Đề 2: Em hãy kể 1 câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại mỗi chuỗi các sự việc có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó.
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài yêu cầu viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miên tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 em đọc thành tiếng.
- 2 em cùng bàn trao đổi sửa chữa theo gợi ý bảng phụ.
* Văn kể chuyện
* Nhân vật
* Cốt truyện
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối,... được nhân hóa.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính chất, thân phận của nhân vật.
- Cốt truyện thường có ba phần: mở bài, diễn biến, kết thúc.
- Có 2 kiểm mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng).
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- Học sinh lắng nghe và đặt câu hỏi hỏi bạn mình theo gợi ý ở BT3.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 3 - 5 học sinh tham gia kể chuyện.
- Hỏi và trả lời về nội dung chuyện.
3. Củng cố dặn dò
- Cho học sinh nêu lại các kiến thức cần ghi nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại các kiến thức vừa nêu trên.
---------------------------------------------------------
Sinh hoạt (Tiết 13)
File đính kèm:
- lop 4 hay (1).doc