Giáo án Lớp 4 Tuần 12 chuẩn 2

I- MỤC TIÊU: Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện. Biết viết đoạn kết bài 1 bài văn kể chuyện theo hướng mở rộng và không mở rộng.

- Kết bài 1 cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.

- Rèn kĩ năng sống: Cùng các bạn thảo luận để xác định được kết bài mở rộng hay không mở rộng, làm được kết bài theo yêu cầu của đề bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

- Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông Trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 12 chuẩn 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ? - Nội dung 3: Nếu không có nước cuộc sống của động vật thế nào ? - Kết luận: Nước rất cần cho sự sống của con người, thực vật, động vật. Hoạt động 2 Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người. + Hỏi : Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ? - GV hướng dẫn HS sắp xếp: * Vai trò của nước trong sinh hoạt. * Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp. * Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp. Hoạt động 3 Thi hùng biện : nếu em là nước + Hỏi: Nếu em là nước em sẽ nói gì với mọi người ? Hoạt động kết thúc - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS hoàn thành phiếu điều tra. - Phát phiếu điều tra : - Thiếu nước con người sẽ không sống được. Con người sẽ chết khát….. - Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm. - Động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở dưới nước sẽ tuyệt chủng. - Uống, nấu cơm, nấu canh. - Tắm, lau nhà, giặt quần so……. - HS tự sắp xếp. 3-5 HS trình bày. địa lí : chùa thời lý I- Mục tiêu. - Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến túc đẹp, là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Mô tả được một ngôi chùa. II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu> Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới - Giới thiệu bài. Hoạt động 1. đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo Phật... rất thịnh đạt. - Hỏi : Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào ? - Vì sao nhân dân tiếp thu đạo Phật ? Hoạt động 2. Sự phát triển của đạo phật dưới thời lý GV chia HS thành các nhóm nhỏ, thảo luận câu hỏi: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt ? - GV gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - GV kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo Hoạt động 3. Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta như thế nào? Hoạt động 4. Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời lý - GV chia HS thành các tổ, yêu cầu HS các tổ trưng bày các tranh ảnh, tài liệu về các ngôi chùa thời Lý mà tổ mình sưu tầm được. - GV tổ chức cho các tổ lần lượt trình bày trước lớp. - GV tổng kết, khen thưởng các tổ sưu tầm được nhiều tư liệu, sau đó nhắc HS góp chung thành tư liệu của lớp để cùng tìm hiểu. - Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải - Vì giáo lý của Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm…. + đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo đông,…. + Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa. - Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,... - HS phát biểu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến cho đủ ý : Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ cảu đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi, .. - HS trưng bày tư liệu sưu tầm được. Củng cố , dặn dò: Em biết gì về sự khác nhau giữa chùa và đìn địa lý : đồng bằng bắc bộ I- Mục tiêu - Chỉ vị trí của đồng bằng Bác Bộ trên bản đồ Địa lý tự nhiên VN. - Trình bày 1 số đặc điểm của ĐBBB về hình dạng, sự hình thành địa hình, diện tích, sông ngòi, và nêu được vai trò của hệ thống đê ven sông. - Tìm hiểu kiến thức, thông tin ở các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. - Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương. II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu - Bản đồ Địa lý tự nhiên VN, lược đồ miền Bắc hoặc ĐBBB. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1. Vị trí và hình dạng của đbbb - Treo bản đồ Địa lí tự nhiên VN và yêu cầu GS chú ý lên bản đồ. - GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB: Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình. - Phát cho HS lược đồ câm lấy từ SGK. - Yêu cầu HS dựa vào ký hiệu, các định và tô màu vùng ĐBBB trên lược đồ. - GV chọn 1-2 bài tô nhanh, đúng, đẹp khen ngợi trước lớp và yêu cầu HS đó nhắc lại hình dạng của ĐBBB. - GV chuyển ý. Hoạt động 2. Sự hình thành, diện tích, địa hình đbbb - Treo bảng phụ ghi các câu hỏi : 1. ĐBBB do sông nào bồi đắp nên ? Hình thành như thế nào ? 2. ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ? Diện tích là bao nhiêu ? 3. Địa hình ĐBBB như thế nào? - Yêu cầu HS đọc các câu hỏi. - Yêu cầu 1 HS khá/giỏi trả lời câu hỏi. - GV lắng nghe, chính xác hóa và khen ngợi. Hoạt động 3. Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở đbbb - Treo bản đồ/ lược đồ ĐBBB trên bảng. - GV tổ chức trò chơi : thi đua kể tên các sông của ĐBBB. - Gọi 2 HS lên bảng. - hai HS phải thi nhau lần lượt kể tên các con sông và chỉ được sông trên bản đồ. - GV theo dõi, tổng kết, nhận xét ĐBBB có nhiều sông, trong đó có 2 sông lớn nhất là sông Hồng và sông Thái Bình, nối với các sông này là sông nhỏ. Có các công sông nhỏ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, sông Luộc, sông Đáy... + Hỏi HS: Nhìn trên bản đồ em thấy sông Hồng bắt nguồn từ đâu? + Tại sao sông lại có tên là sông Hồng ? + Hỏi : quan sát trên bản đồ cho biết sông Thái Bình do những sông nào hợp thành ? Hoạt động 4 Hệ thống đê ngăn lũ ở đbbb - Yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi đọc sách và trả lời các câu hỏi trên bảng phụ của GV. - GV chốt: ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn lụt, người ta đã đắp đê dọc hai bên bờ sông. - GV đưa ra sơ đồ: Tác dụng Hệ thống đê ở ĐBBB Vị trí Đặc điểm Đặc điểm - Yêu cầu mỗi HS trả lời 1 ý trong sơ đồ. - Hỏi : để bảo vệ đê điều, nhân dân ĐBBB phải làm gì ? Củng cố dặn dò. - GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB. - Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bác Bộ. - HS quan sát. - Quan sát GV chỉ trên bản đồ và lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện yêu cầu của GV. - HS đọc. 1. ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên ĐBBB. 2. ĐBBB có diện tích lớn thứ hai. Diện tích 15.000km2 và đang tiếp tục mở ra biển. 3. Địa hình ĐBBB khá bằng phẳng. - 1 HS trả lời toàn bộ các câu hỏi. - Quan sát bản đồ/ lược đồ hoặc hình 1 SGK và thực hiện yêu cầu của GV. - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và cùng nhau thi đua. + Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc. + Sông có nhiều phù sa cho nên nước sông quanh năm có màu đỏ. Vì vậy sông có tên là sông Hồng. + HS quan sát trên bản đồ trả lời: Sông Thái Bình do 3 sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. - HS thảo luận từng cặp đôi và trả lời câu hỏi. 1. ở ĐBBB mùa hè thường mưa nhiều. 2. nước các sông thường dâng cao gây lụt lội. 3. để ngăn lụt, người ta đắp đê dọc hai bên bờ sông. Tác dụng: ngăn lũ Hệ thống đê ở ĐBBB Vị trí: dọc 2 bên bờ sông Đặc điểm:dài, cao và vững chắc - đắp đê, kiểm tra đê, bảo vệ đê. Tuần 12 Lịch báo giảng Từ ngày 21 /11/2005 đến ngày 26/11 /2005 Lớp 4/3. GVCN : trần thị kim phóng Thứ Môn học Tiết Trên bài giảng Hai Tập đọc 23 " Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi Thể dục 23 Động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung Anh văn 23 Lesson 6 Toán 56 Nhân 1 số với 1 tổng Chính tả 12 Người chiến sĩ giàu nghị lực HĐTT 12 Nghe nói chuyện dưới cờ Ba Luyện từ và câu 23 Mở rộng vốn từ: ý chí- Nghị lực Âm nhạc 12 Học hát: Bài cò lả Toán 57 Nhân 1 số với 1 hiệu Kê chuyện 12 Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Khoa học 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Thủ công 23 Thêu móc xích Tư Anh văn 24 Lesson 6 Tập đọc 24 Vẽ trứng Toán 58 Luyện tập Tập làm văn 23 Kết bài trong bài văn kể chuyện Lịch sử 12 Chùa thời Lý Phụ đạo 23 ôn tập toán Năm Thể dục 24 Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chúng Luyện từ và câu 24 Tính từ (tt) Toán 59 Nhân với 1 số có hai chữ số Địa lí 12 Đồng bằng Bắc Bộ Thủ công 24 Thêu móc xích hình quả cam Đạo đức 12 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Sáu Mĩ thuật 12 Vẽ tranh : Đề tài sinh hoạt Tập làm văn 24 Kể chuyện Toán 60 Luyện tập Khoa học 24 Nước cần cho sự sống Phụ đạo 24 Ôn tập TV Sinh hoạt 12 Kiểm điểm cuối tuần a & b Phụ đạo môn toán I/ Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức đã học về 1 số nhân với 1 tổng, 1 hiệu. Tính nhanh kết quả. Kĩ năng tính toán. II/ Bài tập: 1) Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện: 12 x 156 -12 x 56 34 x 1125 - 25 x 34 - 34 x 100 2) A'p dụng tính chất nhân 1 số với 1 hiệu đẻ tính nhanh : 123 x 99 456 x 999 12 x 89 3) Một xe ô tô dự định chở 150 bao muối, mỗi bao nặng 100kg nhưng chỉ nhận được số muối ít hơn dự định là 30bao. Hỏi ôtô đó đã chở được bao nhiêu tấn muối? III/ HS làm bài. IV/ GV chữa bài. V/ Dặn dò : về nhà ôn lại nhân 1 số với 1 tổng, 1 hiệu. a & b Phụ đạo môn tiếng việt I/ Mục tiêu. - Rèn kĩ năng kể chuyện về : lòng nhân hậu, ý chí nghị lực. - HS nhớ lại, kể rành mạch. II/ bài tập. 1/ Em hãy kể lại 1 câu chuyện nói về lòng nhân hậu hoặc ý chí, nghị lực biết vươn lên trong cuộc sống mà em đã học. GV hướng dẫn cách mở bài gaín tiếp và kết luận mở rộng. 2/ HS làm miệng. 3/ GV sửa bài. 4/ Dặn dò : về nhà tập kể chuyện để chuẩn bị kiểm tra. a & b Thứ ngày tháng năm 2005 sinh hoạt cuối tuần kết nạp đội viên mới Chương trình 1/ Tuyên bố lí do, chào cờ. 2/ Đọc Quyết định kết nạp Đội viên mới của Liên Đội Nguyễn Du. 3/ Trao khăn quàng đỏ cho Đội viên mới. 4/ Dặn dò, giao nhiệm vụ cho Đội viên mới. 5/ Văn nghệ. 6/ Bế mạc a & b

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 12 ( tep2 ).doc
Giáo án liên quan