1.Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
2.Kĩ năng:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
3. Thái độ:
- Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền
40 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3478 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 11 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Long.
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
Hoàn cảnh ra đời của triều đại nhà Lý?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV đưa bản đồ tự nhiên miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư & Đại La (Thăng Long)
GV chia nhóm để các em thực hiện bảng so sánh
GV chốt: Mùa thu 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La & đổi Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
GV giải thích từ:
+ Thăng Long: rồng bay lên
+ Đại Việt: nước Việt lớn mạnh.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Tại sao Lý Thái Tổ lại có quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?
Củng cố
GV đọc cho HS nghe 1 đoạn chiếu dời đô
GV chốt: Việc chọn Thăng Long làm kinh đô là 1 quyết định sáng suốt tạo bước phát triển mạnh mẽ của đất nước ta trong những thế kỉ tiếp theo.
Dặn dò:
- Chuẩn bị: Chùa thời Lý
HS trả lời
HS nhận xét
1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
Triều đình nhà Lê mục nát, lòng dân oán hận nên các quan trong triều đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên nhà Lý.
HS xác định các địa danh trên bản đồ
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo
Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no
Xây nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa, hình thành một đô thị mới sầm uất, nhộn nhịp.
Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
- Ngày soạn: ……………………..
- Ngày dạy : ………………………
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp & mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học( BT1-2) và bước đầu viết được đoạn mở bài theo kiểu gián
tiếp (BT3)
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài học kèm ví dụ minh hoạ cho mỗi cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài cũ
GV kiểm tra 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1, 2
Yêu cầu HS tìm đoạn mở bài trong truyện.
Bài tập 3
Hãy so sánh 2 cách mở bài?
GV chốt lại: đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp & mở bài gián tiếp.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 2 HS
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện hoặc theo lời của bác Lê.
GV nhận xét, chấm điểm cho đoạn viết tốt.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài. Hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay, viết lại vào vở
Chuẩn bị bài: Kết bài trong bài văn kể chuyện
2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Bài tập 1, 2
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp theo dõi bạn đọc, tìm đoạn mở bài trong truyện, phát biểu: Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh 2 cách mở bài, phát biểu: Cách mở bài trước kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện. Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ.
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Cách a: Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
+ Cách b: Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp.
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài gián tiếp.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai bàn tay, trả lời câu hỏi. Lời giải: Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS làm bài vào VBT – viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp.
HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình.
Cả lớp nhận xét.
Ví dụ:
Mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện:
Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam ta và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này:
Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê:
Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này:
Toán
MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Biết 1m2 là đơn vị đo diện tích .
-Biết đọc, viết được “mét vuông’’, “m2’’.
-Biết được 1m2 = 100 dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 và cm2 .
II. Đồ dùng dạy học:
-GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 54, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đã học. Đó là mét vuông.
b.Giới thiệu mét vuông :
* Giới thiệu mét vuông (m2)
-GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2.
-GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng.
+Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ?
+Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ?
+Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ?
+Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ?
+Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ?
+Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu ?
-GV nêu: Vậy hình vuông cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm.
-Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình)
-Mét vuông viết tắt là m2.
-GV hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
-GV viết lên bảng:
1m2 = 100dm2
-GV hỏi tiếp: 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
-GV: Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
-GV viết lên bảng:
1m2 = 10 000cm2
-GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
c.Luyện tập, thực hành :
Bài 1
-GV: Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông, khi viết kí hiệu mét vuông (m2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m).
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết.
-GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
Bài 2 ( cột 1 )
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột 1
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải bài toán, với HS trung bình, yếu, GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi:
+Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng ?
+Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch ?
+Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu ?
+Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông ?
-GV yêu cầu HS trình bày bài giải.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-HS quan sát hình.
+Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm).
+Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm.
+Gấp 10 lần.
+Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2.
+Bằng 100 hình.
+Bằng 100dm2.
-HS dựa vào hình trên bảng và trả lời:
1m2 = 100dm2.
-HS nêu: 1dm2 =100cm2
-HS nêu: 1m2 =10 000cm2
-HS nêu:
1m2 =100dm2
1m2 = 10 000cm2
-HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài vào VBT, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS viết.
-2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm hai dòng đầu, HS 2 làm hai dòng còn lại, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+HS nêu
-HS đọc.
+Dùng hết 200 viên gạch.
+Là diện tích của 200 viên gạch.
+Diện tích của một viên gạch là:
30cm2 x 30cm2 = 900cm2
+Diện tích của căn phòng là:
900cm2 x 200 = 180 000cm2 ,
180 000cm2 = 18m2.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS.
Ñòa lí
OÂN TAÄP
I.MỤC TIÊU:
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên , địa hình, khí hậu , sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn , Tây Nguyên , trung du Bắc Bộ .
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập (Lược đồ trong SGK)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV phát phiếu học tập cho HS
GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 4, 5
GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ.
HS tô màu da cam vào vị trí miền núi & trung du trên lược đồ.
HS điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt.
HS các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê.
Ý kiến của Tổ chuyên môn
Duyệt của Ban Lãnh đạo
File đính kèm:
- giao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 11 day du.doc