I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . . . và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 10, 100, 1000, . . .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng, SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Viết công thức và phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nhân với 10, 100, 1000, . . .và chia cho 10, 100, 1000, .
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 11 Tiết 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần11 Thứ hai ngày19 tháng 11 năm 2012
Tiết 51 Môn : Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . . . và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 10, 100, 1000, . . .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng, SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Viết công thức và phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nhân với 10, 100, 1000, . . .và chia cho 10, 100, 1000, . . .
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
3
Luyện tập
Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10
a) Nhân một số với 10
- GV viết lên bảng 35 × 10
- GV hỏi: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, em nào cho biết 35 × 10 bằng gì?
- 10 gọi là mấy chục?
- Vậy 10 × 35 = 1 chục × 35.
- GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
- Vậy 10 × 35 = 35 × 10 = 350.
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 × 10?
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Hãy thực hiện: 12 × 10; 78 × 10; 457 × 10; 7891 × 10.
b) Chia số tròn chục cho 10
- GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
- GV: Ta có 35 × 10 = 350, vậy khi ta lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu?
Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia350:10= 35?
- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
- Hãy thực hiện: 70 : 10; 140 : 10; 2170 : 10; 7800 : 10.
Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với100,1000, . . .chia số tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 100, 1000, . . .
- Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . . . ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 10, 100, 1000, . . . ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
Bài 2
- GV viết lên bảng 300kg = . . . tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn lại HS các bước đổi như SGK.
+ 100 kg bằng bao nhiêu tạ?
Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- Đọc phép tính.
- HS nêu: 35 × 10 = 10 × 35
- Là 1 chục.
- Bằng 35 chục.
- Là 35 chục,tức 350.
- Kết quả của phép nhân 35 × 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
- Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
- HS nhẩm và nêu kết quả.
- HS suy nghĩ.
- Lấy tích chia cho một thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
- HS nêu 350 :10 = 35
- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- HS nhẩm và nêu kết quả.
- Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,…ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,..chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 10, 100, 1000, . . . ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, . . . chữ số 0 ở bên phải số đó.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu 300 kg = 3 tạ.
+ 100 kg = 1 tạ
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,… ta có thể làm như thế nào? Cho ví dụ.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 10, 100, 1000, . . . ta làm như thế nào? Cho ví dụ Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
* Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 051.doc