Giáo án Lớp 4 Tuần 30 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

- HS khá, giỏi trả lời được CH5 (SGK).

 

doc19 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 30 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản đồ. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hướng dẫn giải bài toán 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. +Khoảng cách giữa hai điểm A và B ? mét + Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào? + Bài yêu cầu em tính gì? + Làm thế nào để tính được? + Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 cần chú ý điều gì? - Yêu cầu học sinh trình bày bài giải. * Hướng dẫn giải bài toán 2: - Gọi học sinh đọc đề bài 2. + Bài toán cho em biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Yêu cầu học sinh lên làm bài. * H/d HS làm bài tập : Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV yêu cầu điền kết quả vào ô trống ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm . Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 1 học sinh đọc thành tiếng. + 20 m + Tỉ lệ 1 : 500 + Tính khoảng cách giữa 2 điểm A và B . + Lấy độ dài thật chia cho 500. + Đổi đơn vị đo ra xăng ti mét vì đề bài yêu cầu tính khoảng cách 2 điểm A và B trên bản đồ theo xăng ti mét. Bài giải : 20 m = 2000 cm Khoảng cách giữa hai điểm A và B là: 2000 : 500 = 4 (cm) Đáp số: 4 cm - 1 em đọc to. Học sinh khác đọc thầm. + Quãng đường Hà Nội - Sơn Tây : 41 km. + Tỉ lệ bản đồ là: 1 : 1000000 + Quãng đường Hà Nội - Sơn Tây thu nhỏ trên bản đồ dài bao nhiêu mi li mét ? -HS làm tương tự bài toán 1( Như SGK) - Học sinh đọc đề bài trong SGK. -1 HS đọc đề -1 HS lên làm –lớp làm vở Bài giải: 12 km = 1200000 cm Quảng đường từ bản A đến bản B là: 1200000 : 100000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm Bài giải : 15 m = 1500 cm, 10 m = 1000 cm Chiều dài hình chữ nhật là: 1500 : 500 = 3 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là: 1000 : 500 = 2 (cm) Đáp số: a : 3 cm , b: 2 cm 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** LỊCH SỬ Tiết 30: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG I. Mục tiêu: * Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: - Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: "Chiếu khuyến nông", đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. - Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển. - HS khá, giỏi: Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế như "Chiếu khuyến nông", "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm, II. Đồ dùng dạy học: - Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS KT bài: Quang Trung đại phá quân Thanh. - Nhận xét – ghi điểm - Nhận xét chung 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Quang Trung xây dựng đất nước -Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. (H) Nêu những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. Tác dụng của các chính sách đó. Nhận xét chốt ý và kết luận * Quang Trung - Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hóa dân tộc. + Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? + Em hiểu câu: "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu" của vua Quang Trung như thế nào? - 3 nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả . - Nông nghiệp: Ban hành "Chiếu khuyến nông" lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình. - Công nghiệp: - Đúc đồng tiền mới, mở cửa biên giới để dân 2 nước tự do trao đổi hàng hóa. Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Hàng hóa không bị ứ đọng. Làm lợi cho nhân dân - Giáo dục: - Ban hành "Chiếu lập học" - Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. - Bảo tồn vốn văn hóa dân tộc. + Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu. Chữ Nôm đưa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm Tiếng Việt. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quí của dân tộc, ý thức tự cường dân tộc. + Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** Thứ sáu ngày 04 tháng 4 năm 2014 Buổi sáng: TẬP LÀM VĂN Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỪ IN SẴN I. Mục tiêu: - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). * Thu thập xử lí thông tin; * Đảm nhận trách nhiệm công dân II. ĐDDH: - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng VBT. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS KT bài: Luyện tập quan sát con vật. - GV nhận xét, đọc điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hướng dẫn phần nhận xét * Bài 1: + Hai mẹ con đến chơi nhà ai? + Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu? + Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã nào? Thuộc quận hoặc huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào?... - Yêu cầu điền vào phiếu. - Gọi 3-5 HS đọc phiếu. Giáo viên ghi điểm. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Gọi học sinh phát biểu. - 1 Học sinh đọc yêu cầu và nội dung phiếu. + Nhà người thân. Chủ hộ: Nguyễn Văn Xuân Địa chỉ: Số nhà 11, phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội .. - HS làm bài vào phiếu - 5 em đọc phiếu. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - 2 em ngồi cùng bàn thảo luận. - Gọi vài em phát biểu. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ***************************************************************** TOÁN Tiết 150: THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU : - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Bài tập cần làm: Bài 1 - HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân. II. Đồ dùng dạy học - Thước dây, - Cọc tiêu (gióng thẳng hàng trên mặt đất). III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS lên bảng KT bài: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa SGK và nêu. + Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất sau đó dùng phấn chấm 2 điểm A, B trên lối đi. - Giáo viên nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ khoảng cách giữa 2 điểm A và B. (H) Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B? * Hướng dẫn đo độ dài trong lớp học. Theo dõi uốn nắn cho hs Nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm. - Học sinh quan sát hình minh họa trong SGK và nghe giảng. - Học sinh phát biểu ý kiến trước lớp. - Lần lượt tổ chức thực hành đo độ dài của bảng lớp, chiều dài và chiều rộng của căn phòng. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** ĐỊA LÝ Tiết 30: THÀNH PHỐ HUẾ I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ). I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS KT bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDH miền Trung. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ. + Thành phố Huế nằm ở đâu? +Những địa danh nào dưới đây của TP.Huế? chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Trường Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình. + Con sông nào chảy qua thành phố Huế? + Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tranh ảnh lược đồ, kể tên các công trình đó? + Các công trình này có từ bao giờ? Vào thời vua nào? * Huế - Thành phố du lịch. + Hãy chọn và kể về một địa điểm đến tham quan và mô tả (có thể dựa vào tranh ảnh mô tả). - Giáo viên nhận xét, kết luận. +Thừa Thiên Huế. Phía đông của dãy TSơn. + Chợ Đông Ba, Lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền. + Sông Hương + Vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị cao nên được gọi là TP du lịch. - Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén,... + Có từ rất lâu, hơn 200 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn. - 4 nhóm hoạt động. Đại diện nhóm lên mô tả. Học sinh khác theo dõi bổ sung. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ************************************************ SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá tuần 30: - Thực hiện tương đối tốt nề nếp của lớp học. - Xếp hàng ra, vào lớp đều và thẳng - Ngồi học trong lớp còn 1 số em chưa nghiêm túc, còn nói chuyện riêng. - Các em đi học đều không vắng HS nào trong tuần - Đa số các em có ý thức học tập, bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học . - Trường lớp sạch sẽ, VS cá nhân tương đối sạch sẽ. II. Kế hoạch tuần 31: - Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp, học tập,chuyên cần, vệ sinh tốt hơn tuần 30. - Tham gia nhiệt tình các phong trào do đội phát động. - Tự mình phấn đấu học tập đạt nhiều điểm 10 . - Có ý thức thi đua học tập chào mừng ngày 30-4 và 1-5 - Nhắc nhở thu các khoản quỹ - Phát động phong trào nuôi heo đất. *************************************************

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 30 2014.doc
Giáo án liên quan