Giáo án lớp 4 Tuần 10 - Tiết 2 môn Tập đọc: Ôn tập (tiết 1)

Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS.

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc27 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 10 - Tiết 2 môn Tập đọc: Ôn tập (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 động tác đã học của bài TD. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh. - Chơi trò chơi "Nhảy ô tiếp sức". Yêu cầu học sinh biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. địa điểm, phương tiện: - Còi, thước dây, cờ nhỏ,... III. Các hoạt động dạy học: Nội dung SL - TG PP- hình thức tổ chức A- Phần mở đầu - Nhận lớp. - GV phổ biến nội dung giờ học. - Khởi động. B- Phần cơ bản *Ôn 5 động tác đã học của bài TD - Nhắc lại tên 5 động tác đã học. - Cho cả lớp thực hiện. - Trình diễn theo lớp. *Chơi trò chơi "Nhảy ô tiếp sức". GV nêu tên trò chơi - Phổ biến luật chơi. C- Phần kết thúc - Hồi tĩnh. - GV hệ thống lại bài học. - Nhận xét đánh giá giờ học. 6' 24' 2 lần 4 lần 1 lần 2 lần 5' - HS tập hợp 2 hàng ngang, điểm số, báo cáo. - Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại"(3') - Dậm chân tại chỗ 1'. - Tập theo lớp. - Tập theo tổ - Học sinh thực hiện. - Chia tổ luyện tập. - Lớp thực hiện. - Chơi theo lớp. - HS theo dõi và chơi trò chơi. - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn. Cúi người thả lỏng. _________________________________________________ Tiết 2: Khoa học Nước có những tính chất gì? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách: Quan sát để phát hiện màu, mùi vị của nước. Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất. 2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm thành công và rút ra được nhận xét. 3. Thái độ: Yêu thích môn học học II. Đồ dùng dạy học: HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa. Một số vật chứa nước trong có thể nhìn thấy được. Đường, muối, cát... thìa. Một tấm kính, một ít bông III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí? - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài giảng Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi,vị của nước. - Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước. - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các giác quan cần sử dụng để quan sát Cốc nước Cốc sữa 1. Mắt - nhìn Không có màu trong suốt, nhìn rõ chiếc thìa. Màu trắng đục, không nhìn rõ chiếc thìa. 2. Lưỡi - nếm Không có vị. Có vị ngọt của sữa. 3. Mũi - ngửi Không có mùi. Có mùi của sữa. Kết luận: Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước. - GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các đồ vật đã mang, sau đó cho nước vào từng vật và quan sát. - Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của chúng có thay đổi không? Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các vật liệu để làm thí nghiệm này. - GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia. Kết luận: Nước chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía. Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật. - GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS. - Kết luận: Nước thấm qua một số vật. Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất. - GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS. - Kết luận: Nước có thể hoà tan một số chất. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Bài 21 - 2 HS trả lời. - Nhận xét. - HS lắng nghe. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - HS làm thí nghiệm. - Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Làm việc cả lớp. _________________________________________________ Tiết 3: Toán Tính chất giao hoán của phép nhân I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. 2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn phần b, trong SGK, bỏ trống dòng 2, 3, 4 ở cột 3, 4 III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Vở bài tập - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Bài giảng * So sánh giá trị của hai biểu thức - Tính giá trị và so sánh kết quả các phép tính: 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2 7 x 5 và 5 x 7 - Gọi HS nhận xét các tích đó. - Sau đó nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có các thừa số giống nhau: 3 x 4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2 7 x 5 = 5 x 7 * Viết kết quả vào ô trống - GV treo bảmh phụ có các cột ghi giá trị của: a, b, a x b, và b x a - Gọi HS tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị của a, b - GV ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ, Cho HS so sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp và rút ra nhận xét: a x b = b x a * Thực hành Bài 1: - Gọi HS nhắc lại nhận xét - HS làm bài rồi chữa bài. Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu của bài toán - HS tự làm bài Bài 3: Gv nói cho HS biết trong sáu biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau, hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau Bài 4 Nếu chỉ xét a x˜=˜xa thì có thể viết vào ô trống một số bất kì, chẳng hạn ax5 = 5xa, ax2 = 2xa, ax1 = 1xa.... Nhưng ax˜=˜xa=a nên chỉ có một số là hợp lí vì: ax1 = 1xa = a(có thể xét ˜xa = a để tính ra ˜=1 trước). 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS nhận xét. - HS thực hịên theo sự hướng dẫn của giáo viên. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Cho HS nhận xét vị trí của các thừa số a, b trong hai phép nhân. - Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - HS làm bài. - Nhận xét, bổ sung. - HS làm bài theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhận xét, bổ sung. _________________________________________________ Tiết 4: Tập làm văn Kiểm tra định kì (Chờ đề của trường) ____________________________________________________________________ Buổi chiều: Tiết 4: Tiếng Việt* Ôn: Danh từ - Động từ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về danh từ, động từ cho học sinh. 2. Kĩ năng: Nhận biết được danh từ, động từ trong đoạn văn cho trước. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu phần ghi nhớ. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: 2. Luyên tập: Bài 1: Ghi lại những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà em biết. - Hướng dẫn HS làm bài. - Kết luận chung. Bài 2: Xác định những động từ có trong đoạn văn sau: Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. - Hướng dẫn HS làm bài. - Kết luận chung: nhô, dần, lên, vượt, bắc, gánh, về, cười, vọng, vào. Bài 3: Tìm các danh từ có chứa tiếng: nhà, chân, nhân. - Hướng dẫn HS làm bài. - Kết luận chung: + nhà: nhà cửa, nhà máy, nhà ăn,... + chân: chân trời, châm mây, chân núi,... + nhân: nhân dân, nhân gian,... 3. Củng cố - dặn dò: - Chốt kiến thức toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm bài và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. _________________________________________________ Tiết 3: Toán* Đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số có nhiều chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số có nhiều chữ số - Rèn kĩ năng làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Vở BT. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài giảng: *Bài 1: - Đọc các số sau: 14 316; 280 943; 8 350 191; 6 612 009; 32 487 629 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. *Bài 2: - Viết các số sau: + Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bẩy.(32 640 507) + Một triệu không trăm nghìn không trăm linh một (1 000 001) - Hướng dẫn HS làm bài. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. *Bài 3: - Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm: a) 895...67 < 859167 b) 4...2037 > 482037 - Hướng dẫn phân tích, tìm cách giải. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò. - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh thực hiện, sau đó nêu miệng kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh thực hiện vào vở, 2 em lên bảng giải, có giải thích. - Lớp nhận xét, đánh giá. _________________________________________________ Tiết 3: Sinh hoạt lớp Kiểm điểm tuần 10 I. Mục tiêu: - HS tự kiểm điểm tình hình trong tuần về các mặt thi đua. Đánh giá xếp loại. Từ đó có phương hướng phấn đấu cho tuần tới. - Tiếp tục rèn nền nếp, nội quy của học sinh. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản của HS. II. Nội dung: 1. Lớp trưởng điều hành, các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ: - Lớp trưởng ổn định tổ chức lớp. - Các tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần. 2. Giáo viên nhận xét chung về các mặt hoạt động. - Tuyên dương. - Phê bình. 3. Phương hướng tuần 11: + Phát huy vai trò của cán bộ lớp. + Tiếp tục thực hiện tốt các nền nếp đã đạt được. + Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. ____________________________________________________________________ ____________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docBai soan L4 tuan 10.doc