Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Tiết 32)

Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

 - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh Minh hoạ; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc23 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Tiết 32), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hình 1 và hình 2, chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. - HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, người ta thường làm ntn? (...sử dụng hình ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh; nghiên cứu vị trí của các đối tượng thể hiện; tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ; lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ) + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí Việt Nam treo tường? ( Vì tỉ lệ thu nhỏ của bản đồ ở SGK lớn hơn) HĐ3: Một số yếu tố của bản đồ: - HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý sau: + Tên bản đồ cho ta biểt điều gì? + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bác, Nam, Đông, Tây ntn? + Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Đọc tỉ lện bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu của bản đồ được dùng để làm gì? - Các nhóm trình bày kết quả. - T nhận xét, bổ sung và kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ. Thứ sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2009 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Tính được giá trị biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài cũ: 1 HS lên bảng chữa bài tập 1 b. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Hướng dẫn HS đọc và nêu cách làm phần a. - T hướng dẫn HS làm mẫu phần a. - HS tự làm các phần còn lại – Nêu miệng cách làm và kết quả. - T yêu cầu HS cần nêu đầy đủ, ví dụ: Giá trị của biểu thức a x 6 với a = 10 là 6 x 10 = 60. Bài 2: HS nêu yêu cầu. - HS làm câu b và d vào vở - Chữa bài. b. Nếu m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123 d. Nếu y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9) = 37 x 2 = 74 Bài 4: T hướng dẫn HS xây dựng công thức tính chu vi của hình vuông có cạnh là a. - T vẽ hình vuông có cạnh là a lên bảng, sau đó cho HS nêu cách tính chu vi của hình vuông. - T nhấn mạnh lại cách tính chu vi hình vuông. - Hướng dẫn HS tính chu vi hình vuông có cạnh là a = 5dm. - HS làm bài - Chữa bài. Bài giải Chu vi hình vuông là: 5 x 4 = 20 ( dm ) Đáp số: 20 dm 3. Củng cố, dặn dò: - T hệ thống lại nội dung bài học. - Dặn HS về nhà làm bài ở VBT. Tập làm văn: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật. Biết được tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện “Ba anh em” - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Thế nào là văn kể chuyện? 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Phần nhận xét: Bài tập 1: HS đọc yêu cầu - Đọc thầm các truyện đã học trả lời miệng. - T nhận xét, kết hợp ghi bảng. Bài tập 2: T nêu yêu cầu. - HS trao đổi nhóm 2 làm bài. - Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. - T nhận xét, chốt lại nội dung chính và ghi bảng. HĐ3: Phần ghi nhớ: 2 HS đọc lại nội dung ghi nhớ. HĐ4: Phần luyện tập: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS hoạt động nhóm 4, thảo luận làm bài. - Các nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận. - T nhận xét và chốt lại: + Nhân vật trong truyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. + Nhận xét của bà về tính cách của từng đứa cháu là: Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô-sa láu lỉnh. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ. + Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. + Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu. Bài 2: 1 HS đọc nội dung: - T hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận. - HS suy nghĩ, thi kể trước lớp - Lớp và T nhận xét, bình chọn bạn kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài ở VBT. Khoa học: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ỗi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường . II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ ở SGK; Khung sơ đồ và thẻ chữ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nêu những điều kiện cần để con người sống . 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Trong quá trình sống con người lấy gì và thải ra những gì? - HS quan sát tranh ở SGK và đọc mục " Bạn cần biết" thảo luận cặp trả lời các câu hỏi sau: + Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì? ( ... lấy vào: thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng; Thải ra môi trường: phân, nước tiểu, khí các-bô-níc, các chất thừa, cặn bả.) + Quá trình trao đổi chất là gì? ( ... là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bả ) - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả. - T nhận xét và kết luận: Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc; Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra những chất riêng và tạo năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được. HĐ2: Trò chơi " Ghép chữ vào sơ đồ" - HS hoạt động theo tổ, thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường sau đó hoàn thành sơ đồ bằng cách ghép thẻ chữ vào khung sơ đồ. - Các cử đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ. - T nhận xét và chốt lại ý đúng. HĐ3: Vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường: - HS thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất theo nhóm 2. - T theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình. - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày và giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ nội dung của sơ đồ. - T nhận xét và tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại quá trình trao đổi chất ở người. - HS về học bài và chuẩn bị bài " Trao đổi chất ở người" ( tiếp ) Thể dục: BÀI 1 I. Mục tiêu: - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 4 và một số nội quy trong các giờ học thể dục. - Biết cách tập hợp hàng dọc, biết cách dóng hàng thẳng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Biết được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi theo yêu cầu của GV. II. Đồ dùng dạy học: 1 cái còi, 4 quả bóng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy” 2. Phần cơ bản: a. Giới thiệu chung chương trình thể dục lớp 4: - T giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình môn thể dục lớp 4 bao gồm: ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như: đá cầu, ném bóng, ... b. Phổ biến nội quy, yêu cầu luyện tập: - Trong giờ học quần áo phải gọn gàng, không được đi dép lê. Khi muốn ra vào lớp hoặc nghỉ tập phải xin phép. c. Biên chế tổ tập luyện: Theo biên chế ở lớp. d. Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”: - T làm mẫu cách chuyển bóng và phổ biến luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi thử. - Chơi thi đua giữa các tổ. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - T cùng HS hệ thống lại bài học. - Nhận xét, đánh giá giờ học. Thể dục: BÀI 2 I. Mục tiêu: - Biết cách dàn hàng, dồn hàng, động tác quay phải, quay trái đúng với khẩu lệnh. - Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp. - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi. II. Đồ dùng dạy học: 1 cái còi, 4 lá cờ đuôi nheo. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. - Trò chơi “Tìm người chỉ huy” - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 2. Phần cơ bản: a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ: - Lần 1 – 2 , T điều khiển lớp tập có nhận xét, sửa chữa động tác sai cho HS. - Chia tổ luyện tập, do tổ trưởng điều khiển. - Các tổ thi đua trình diễn. - Tổ chức tập cả lớp để củng cố. b. Trò chơi “Chạy tiếp sức” - T nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. - Gọi một nhóm HS làm mẫu. - Tổ chức chơi thử sau đó các tổ cùng thi đua chơi. - T quan sát, biểu dương tổ thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: - Cho các tổ nối tiếp nhau đi thành một vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng. - T cùng HS hệ thống alị bài học. - T nhận xét giờ học; Dặn HS về nhà tập điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Sinh hoạt: LỚP I. Mục tiêu: - Ổn định tổ chức lớp, kiện toàn ban cán sự lớp, biên chế tổ. - Xây dựng nội quy lớp. II. Sinh hoạt: 1. Ổn định tổ chức lớp: - T hướng dẫn HS bầu ban cán sự lớp. - T nêu yêu cầu cụ thể đối với từng thành viên của ban cán sự lớp. - Biên chế tổ: 3 tổ. - Các tổ bầu tổ trưởng và tổ phó. 2. Xây dựng nội quy lớp: - HS thảo luận xây dựng nội quy lớp. - T nhận xét, chốt lại và ghi bảng nội quy lớp HS đã thảo luận, thống nhất: + Thực hiện tốt nội quy của trường. + Đi học đúng giờ và chuyên cần, nghỉ học phải có giấy xin phép. + Học bài và làm bài trước khi đến lớp. + Trong giờ học phải giữ trật tự và tập trung nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài. + Thực hiện tốt nề nếp vệ sinh và nề nếp về trang phục. + Không nói tục, chửi bậy; không ăn quà vặt trong trường học. 3. Sinh hoạt văn nghệ.

File đính kèm:

  • docTuan 1(2).doc
Giáo án liên quan