Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Tiết 12)

A.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100.000.

- Ôn tập viết tổng thành số.

- Ôn tập về chu vi của 1 hình.

B. Đồ dùng:

Vẽ sẵn các bảng số trong bài tập 2 lên bảng.

C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

I- Tổ chức

II- Bài cũ

 

doc32 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Tiết 12), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tính trung thực trong học tập. - HS đọc phần ghi nhớ SGK. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài1 SGK) - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm việc cá nhân - HS trình bày ý kiến, trao đổi chất vấn lẫn nhau. - GV kết luận: Việc a, b, d là thiếu trung thực trong học tập. Việc c là trung thực trong học tập. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK). - GV nêu từng ý trong bài tập yêu cầu HS tự lựa chọn theo 3 thái độ: + Tán thành. + Phân vân. + Không tán thành - Các nhóm thảo luận, giải thích lý do vì sao. - Cả lớp trao đổi bổ sung. - GV kết luận: ý kiến b, c là đúng ý kiến a, là sai. - HS đọc phần ghi nhớ SGK (1 - 2 em). * Hoạt động nối tiếp: - HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - Tự liên hệ bản thân. IV-. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - Chuẩn bị tiểu theo chủ đề bài học. Kĩ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu A.Mục tiêu: - HS nắm được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. B. Đồ dùng dạy học: - Vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu C. Các hoạt động dạy - học: I- Tổ chức II- Bài cũ - Kiểm tra đồ dùng của học sinh III- Bài mới Tiết 1 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Dạy bài mới: * HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu thêu. HS: quan sát và nhận xét về vải và chỉ. - GV kết luận theo nội dung trong SGK. * HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. - HS quan sát hình 2 SGK và trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải. So sánh kéo cắt vải với kéo cắt chỉ. - Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải. - HS: Thực hành thao tác cầm kéo cắt vải - HS khác quan sát và nhận xét. * HĐ3: GV hướng dẫn HS nhận xét 1 số vật liệu và dụng cụ khác. - HS quan sát H.6 SGV và nêu tên 1 số dụng cụ và tác dụng của nó. + Thước may. + Thước dây. + Khung thêu. + Khuy cài, khuy bấm. + Phấn may. Tập làm văn Thế nào là kể chuyện I. Mục tiêu: 1. Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. 2. Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: Giấy khổ to, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học: A. Phần mở đầu: GV nêu yêu cầu và cách học tiết TLV. HS: Nghe B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn bài mới: a. Phần nhận xét: + Bài 1: - HS: 1 em đọc nội dung bài tập. - GV cho HS làm việc theo nhóm. - 1 em khá kể lại câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”. - GV phát giấy ghi sẵn nội dung bài 1 cho các nhóm làm. - Làm theo nhóm, các nhóm lên dán kết quả của nhóm mình. a) Các nhân vật: + Bà cụ ăn xin + Mẹ con bà nông dân + Những người dự lễ hội (nhân vật phụ có thể không cần nêu) b) Các sự việc xảy ra và kết quả: + Bà cụ xin ăn trong ngày hội nhưng không ai cho. + Hai mẹ con bà ăn xin ăn và ngủ trong nhà. + Đêm khuya, bà già hiện hình 1 con giao. + Sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con gói tro và 2 mảnh vỏ trấu, rồi ra đi. + Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người. c) ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại, khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. + Bài 2: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời. GV: Bài văn có nhân vật không? Bài văn có kể các sự kiện xảy ra đối với nhân vật không? - Không. - Không, chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị, gợi cảm xúc thơ ca, => KL: Bài “Sự tích hồ Ba Bể” không phải là văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. + Bài 3: Trả lời câu hỏi. GV hỏi: Theo em, thế nào là kể chuyện? HS: Tự phát biểu dựa trên kết quả bài 2. b. Phần ghi nhớ: HS: 2 - 3 em đọc ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm. - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ và nêu thêm 1 số truyện đã học (Chim Sơn ca, Cúc trắng, ông Mạnh thắng thần gió, Người mẹ, Đôi bạn (lớp 3), Dế Mèn bênh vực kẻ yếu) c. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Nêu yêu cầu bài tập. GV nhắc nhở HS: - Xác định nhân vật câu chuyện. - Kể ở ngôi thứ nhất xưng em hoặc tôi. HS: - Từng cặp HS kể. - Thi kể trước lớp. GV và HS nhận xét, góp ý. + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở. - Chữa, chấm bài, nhận xét. * Nhân vật trong câu chuyện của em là em và người phụ nữ có con nhỏ. * ý nghĩa câu chuyện: Quan tâm giúp đỡ nhau là 1 nếp sống đẹp. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét về giờ học. - Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008 Tập làm văn Nhân vật trong truyện I. Mục tiêu: 1. HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, là đồ vật, cây cối được nhân hóa. 2. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. 3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. II. Đồ dùng dạy - học: - Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ theo yêu cầu bài tập 1. - Vở bài tập Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Bài văn kể chuyện khác với bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? - Nhận xét. HS: Đó là bài văn kể lại 1 hoặc 1 số sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật nhằm nói lên 1 điều có ý nghĩa. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: ? Kể tên những truyện các em mới học HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Sự tích hồ Ba Bể. GV: Dán 3, 4 tờ phiếu to gọi 3, 4 HS lên bảng làm bài. HS: Cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bài làm trên bảng. GV: Chốt lại lời giải đúng: - Nhân vật là người: - Nhân vật là vật: + Hai mẹ con bà nông dân + Bà cụ ăn xin, con giao long + Những người dự lễ hội + Dế Mèn + Nhà Trò + Bọn nhện + Bài 2: Nhận xét tính cách nhân vật. HS: Đọc yêu cầu bài tập, trao đổi theo cặp và nêu ý kiến. - Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. àCăn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò. - Trong “Sự tích hồ Ba Bể”: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. àCăn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin ngủ, ăn trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp những người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn. 3. Phần ghi nhớ: GV: Nhắc các em thuộc phần ghi nhớ. HS: 3 - 4 em đọc nội dung phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo. 4. Luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ, trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Nhân vật trong truyện là ai? ? Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu - Ba anh em Ni - ki - ta, Gô - sa, Chi - ôm - ca và bà ngoại. + Ni - ki - ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. + Gô - sa láu lỉnh + Chi - ôm - ca nhân hậu, chăm chỉ. ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về từng cháu không ? Dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy - Có. - Dựa vào tính cách và hành động của từng nhân vật. + Bài 2: GV: Nhận xét cách kể của từng em. HS: Đọc yêu cầu bài tập. HS: Trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể xảy ra và đi tới kết luận: + Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo cho em, xin lỗi em, dỗ em nín, + Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy nô đùa, mặc em khóc. HS: Suy nghĩ thi kể. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những em học tốt. - Về nhà thuộc phần ghi nhớ. Lịch sử(*) Địa lí(*) Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về biểu thức có chứa 1 chữ. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét và cho điểm. HS: 3 em lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét, sửa chữa. 2. Bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 6 x a với a = 5 ? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a ? Với a = 7 ta làm thế nào a = 10 ta làm thế nào HS: Nêu yêu cầu bài tập. HS: Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính: 6 x a = 6 x 5 = 30 6 x a = 6 x 7 = 42 6 x a = 6 x 10 = 60 Các phần còn lại HS tự làm. + Bài 2: GV cho cả lớp tự làm sau đó thống nhất kết quả. HS: Nêu yêu cầu bài tập. + Bài 3: GV cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống. HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm. + Bài 4: GV vẽ hình vuông độ dài cạnh a lên bảng ? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? ? Nếu hình vuông có cạnh là a, thì chu vi là bao nhiêu GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4 HS: Nêu yêu cầu của bài tập. HS: Lấy số đo 1 cạnh nhân với 4. HS: Chu vi là a x 4 HS: Nêu lại công thức tính chu vi hình vuông. HS: 3 em lên bảng làm bài tập. - Dưới lớp làm vào vở. a) Chu vi hình vuông a là: 3 x 4 = 12 (cm) b) Chu vi của hình vuông là: 5 x 4 = 20 (dm) c) Chu vi của hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm) GV nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các bài tập còn lại. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Hướng dẫn bọc sách vở I/ Mục tiêu: Học sinh biết cách bọc sách vở và giữ gìn sách vở cẩn thận. HS có kĩ năng bọc các loại sách vở phục vụ cho học tập. Giáo dục ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. II/ Nội dung: Hoạt động tập thể ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu: - ổn định tổ chức nề nếp lớp. - Học nội quy trường lớp. II. Nội dung: - GV ổn định tổ chức lớp học. - Chia các tổ, bình bầu tổ trưởng, tổ phó. - Học nội quy của trường lớp. + Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ. + Mua sắm đầy đủ dụng cụ, sách vở phục vụ học tập. + Đi học đều, nghỉ học phải có lý do chính đáng. + Khi đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, guốc dép đầy đủ. + Trong lớp giữ trật tự. - GV khen 1 số em trong tuần đầu có ý thức học tập tốt. - Nhắc nhở 1 số em chưa ngoan để tuần sau tiến bộ.

File đính kèm:

  • docTuan1.doc