I ) Mục tiêu
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
II ) Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn b ài tập 1 ( phần nhận xét )
- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện: “ Sự tích hồ Ba Bể”.
38 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 1 - Tập làm văn: Thế nào là văn kể chuyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh dạn khi trao đổi không?
- Bình chọn cặp trao đổi tốt nhất.
D . củng cố dặn dò
+ Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong chuyện có nghị lực, có ý chí vươn lên
- 1 HS kể
- Đọc đề bài và nêu y/c của đề
- HS đọc gợi ý:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm 1 môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh(chị) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh(chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh(chị) đặt ra để anh(chị) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Đọc thầm gợi ý 2
+ Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chi) củ em.
+ Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
+ Em muồn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ 7 và chủ nhật
- Từng cặp HS trao đổi
- Thực hiện trao đổi trước lớp
- HS bình chọn
+ Nắm vững mục đích trao đổi. Xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn, thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên.
- Viết lại cuộc trao đổi vào vở.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 11
Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến
với người thân
I ) Mục tiêu:
- Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi.
- Biết đóng vai trao đổi với người thân một cách tự nhiên, tự tin, thân ái để đạt được mục đích đã đề ra.
- Biết cách nói, thuyết phục đối tượng đạng thực hiện trao đổi với mình và người nghe.
II ) Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên
IV ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- y/c 2 HS thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về một nguyện vọng của mình
C - Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập.
a) Hướng dẫn tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc và nêu y/c của đề. GV gạch dưới những từ quan trọng
+ Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
+ Trao đổi về nội dung gì?
+ Khi trao đổi cần chú ý đến điều gì?
+ Khi đóng vai cần chú ý điều gì?
b) Hướng dẫn tiến hành trao đổi:
- Y/c HS đọc gợi ý
- Nêu tên các chuyện đã chuẩn bị.
- GV cho HS tham khảo về các câu chuyện, nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên
- Hướng dẫn HS làm mẫu
- Người nói chuyện với em là ai?
- Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
- Cho 2 HS làm mẫu
c) Thực hành trao đổi:
- Trao đổi trong nhóm.
- Gv theo dõi giúp đỡ từng cặp
- Trao đổi trước lớp.
- Nhận xét các tiêu chí.
- Nội dung trao đổi đã đúng chưa?
- Trao đổi có tự nhiên không?
- Thái độ, cử chỉ, động tác, nét mặt?
- HS nhận xét theo các tiêu chí.
D . củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Học và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS đọc đề bài.
+ Giữa em với người thân trong gia đình: Bố, mẹ, anh,
+ Trao đổi về một người có ý chí, nghị lực
+ Cả 2 người cùng biết nội dung chuyện. Khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật.
+ Khi đóng vai thực hiện trao đổi trên lớp thì 1 bạn đóng vai ông (bà, bộ, mẹ) của bạn kia. Khi trao đổi cần thể hiện thái độ khâm phục nhân vật.
- Đọc gợi ý
- Kể tên chuyện.
- Tên nhân vật trong chuyện.
- Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong chuyện.
- Em chủ động nói chuyện với anh (chị) khi 2 anh em đang trò chuyện trong phòng.
- 2 HS đã thảo luận cùng trao đổi thống nhất ý kiến và cách trao đổi.
- Từng cặp HS lên trao đổi.
Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện
I ) Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện
- Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: Gián tiếp và trực tiếp.
- Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II ) Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đồ dùng học tập
IV ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
? Mở bài trong bài văn kể chuyện nêu lên vấn đề gì?
C - Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2- Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: Đọc chuyện rùa và thỏ
- Tổ chức cho HS đọc truyện Rùa và Thỏ
Bài 2: Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện trên.
- Cho HS tìm đoạn mở bài trong bài văn kể chuyện
- Củng cố về mở bài trong bài văn kể chuyện
c) Bài 3:
- Cho HS nêu y/c BT
- Nêu sự khác nhau giữa mở bài: Rùa và Thỏ với cách mở bài ở bài 3.
- Mở bài trong bài văn kể chuyện có mấy cách? Đó là những cách nào?
* Tiểu kết, rút ra ghi nhớ.
3) Luyện tập
* Bài 1: Tìm mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong 4 đoạn mở bài.
- Y/c 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ
- Cho lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi của BT
GV chốt lại lời giải đúng: Cách a: là MB gián tiếp. Cách b, c, d: là MB trực tiếp
* Bài 2: Đọc và tìm đoạn mở bài trong chuyện: Hai bàn tay
- Y/c HS đọc thầm truyện Hai bàn tay và thảo luận trả lời theo câu hỏi của đề bài
* Bài 3: Kể lại đoạn mở bài của chuỵên trên bằng cách mở bài gián tiếp.
- Cho HS xác định y/c của BT
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện.
+ Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, đánh giá.
D . củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS đọc truyện
M[r bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
- HS đọc mở bài 2 và 3 rồi so sánh và trả lời
- Mở bài ở bài 2 là mở bài trực tiếp.
- Mở bài ở bài 3 là mở bài gián tiếp.
- 2 cách:
+ Mở bài trực tiếp: Kẻ ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: Kể chuyện khác để dẫn dắt vào nội dung câu chuyện.
- Rút ghi nhớ, đọc ghi nhớ.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn mở bài.
- HS đọc thầm truyện Hai bàn tay.
- Đoạn mở bài là: Hồi ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là bác Lê.
- Cách mở bài đó là mở bài trực tiếp.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện này bằng lời của người dẫn chuyện hoặc lời của bác Lê.
- Bài gợi ý:
+ Bác Hồ vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, từ một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện như thế này.
+ Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi cón ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này.
- Nhận xét, bổ sung.
Tuần 12
Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện
I ) Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong bài văn kể chuyện .
- Biết viết đoạn kết bài một bài văn kể chyện theo hướng mở rộng và không mở rộng.
- Kết bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II ) Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- Học sinh: Đồ dùng học tập
IV ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện?
C - Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
Bài tập 1: Đọc truyện
- Y/c HS đọc lại truyện Ông trạng thả diều
Bài tập 2
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm đoạn kết trong truyện Ông trạng thả diều
*Bài tập 3: Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.
- Gọi HS đọc y/c và nội dung
- Y/c HS làm việc cá nhận
- GV nhận xét sửa lỗi dùng từ của HS
*Bài tập 4: So sánh hai cách kết bài trên.
- Treo bảng phụ viết sẵn 2 đoạn kết bài để HS so sánh
- Gọi HS trả lời
- Tiểu kết, rút ra ghi nhớ.
3- Luyện tập:
* Bài 1: Cho biết đó là những cách kết bài theo cách nào?
- Y/c HS đọc các kiiể kết bài và trả lời
? Vì sao em biết đó là kết bài không mở rộng, kết bài mở rộng?
* Bài 2: Tìm phần kết bài của các truyện sau. Đó là những kết bài theo cách nào?
- Tổ chức cho HS làm bài theo y/c BT
* Bài 3: Viết kết bài của truyện: Một người chính trực hoặc bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca theo cách kết bài mở rộng.
- Gọi HS đọc
- Nhận xét, đánh giá.
D . củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết.
- Có hai cách mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- 2HS đọc truyện: “ Ông Trạng thả diều”, lớp đọc thầm
- HS đọc và thảo luận rồi trả lời
+ Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất nước Việt Nam ta.
- HS làm việc cá nhân
- Trình bày bài và nhận xét
- Đọc 2 cách kết bài và trả lời
+ Cách kết bài thứ nhất chỉ có kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm là cách mở bài không mở rộng.
+ Cách kết bài thứ hai, sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, nhận xét bình luận thêm về câu chuyện là cách mở bài mở rộng.
- Rút ra ghi nhớ – 2 HS đọc.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 kết bài.
a) Là cách kết bài không mở rộng.
b, c, d, e là cách kết bài mở rộng.
- HS đọc truyện và thảo luận tìm đáp án
* Bài: Một người chính trực.
Tô Hiến Thành tâu: “ Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường . xin cử Trần Trung Tá.”
* Bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
Nhưng An-đrây-ca không nhgĩ như vậy . Sống được ít năm nữa.
- Cả 2 kết bài đều kết bài không mở rộng.
- Đọc y/c của bài.
- HS viết kết bài cho câu chuyện
- Nhận xét, bổ sung.
Tập làm văn: Kể chuyện
( kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- HS thực hành viết một đoạn văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài , có nhân vật, có sự kiện, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thàn câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
II. Đồ dùng dạy học
- GV viết sẵn đề bài lên bảng
- HS: giấy bút đẻ làm bài KT
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ra đề bài
- Cho HS đọc đề bài trên bảng
? Đề bài yêu cầu ta làm gì?
GV chốt lại y/c của đề và gạch dưới những từ quan trọng
Gợi ý: Câu chyện gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
3. HS làm bài
- Cho HS dựa vào dàn ý vắt tắt trên bảng để kể thành câu chuyện
- GV theo dõi quán xuyến chung
C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- GA Tap lam van lop 4 ca nam.doc