1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại ( lời Cương : lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng ) .
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa của những từ mới trong bài .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu : mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn Hs luyện đọc .
16 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 09 môn : Tập đọc tên bài : Thưa chuyện với mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am lam không đem lại hạnh phúc cho con người .
I- Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
Bảng viết sẵn những đoạn văn cần hướng dẫn Hs luyện đọc .
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs đọc bài Thưa chuyện với mẹ và TLCH về nội dung mỗi đoạn .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv hướng dẫn hs quan sát tranh minh hoạ bài, giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu bài học.
2. Hoạt động 1 : Luyện đọc 10 phút
. Mục tiêu : HS luyện đọc các từ ngữ khó, các câu , hiểu nghĩa các từ khó .
. Cách tiến hành :
- Đọc từng đoạn trước lớp :
Gv cho Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn, kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc phù hợp với từng đoạn ( theo sgv trang 199 ) .
- Giải nghĩa từ : phép màu, quả nhiên, khủng khiếp
- Luyện đọc theo cặp .
- Đọc toàn bài .
- Gv đọc diễn cảm toàn bài .
- Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn .
- Hs đọc phần chú giải.
- Hs từng cặp trong nhóm tập đọc với nhau theo cách phân vai.
- 2 Hs đọc cả bài.
3. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : 8 phút
. Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi , nắm được nội dung bài .
. Cách tiến hành :
Gv hướng dẫn Hs đọc thầm từng đoạn , nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
HS đọc thầm từng đoạn , trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi .
4. Hoạt động 3 : Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm 8 phút
. Mục tiêu : Hs biết đọc diễn cảm bài .
. Cách tiến hành :
w Bước 1 : Hd hs đọc diễn cảm bài .
- Cho 3 Hs đọc diễn cảm toàn bài theo phân vai .
- Gv chốt lại cách đọc : ( theo sgv trang 199 ).
w Bước 2 : Hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn :
“ Mi-đát bụng đói tham lam” .
- 2 Hs đọc . Lớp đọc thầm .
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc thể hiện rõ tâm trạng của vai mình đóng .
C- Củng cố – dặn dò : 3 phút
Gv nêu câu hỏi để Hs nêu ý nghĩa bài .
Nhận xét tiết học .
Về nhà đọc bài cho người thân nghe .
Chuẩn bị bài sau : Ôn tập, kiểm tra GHK I.
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 09 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tên bài : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Ngày dạy : 01 - 11 - 2006
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs được củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện :
Biết dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong sgk, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian .
II- Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ trích đoạn kịch Yết Kiêu.
Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian.
Phiểu khổ to .
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
3 Hs làm lại BT1, 2 trong tiết TLV tuần trước .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
2. Hoạt động 1 : Luyện tập : 22 phút
. Mục tiêu : Hs được củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện : Biết dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong sgk, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian .
. Cách tiến hành :
Bài tập 1 :
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài .
- Gv cho 4 hs đọc văn bản kịch theo phân vai .
- Gv đọc diễn cảm, rồi đặt câu hỏi ( sgv/202 ) cho hs trả lời.
Bài tập 2 :
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2 .
- Gv mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn, nêu câu hỏi “Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong sgk là kể theo trình tự nào ?”.
- Gv nhắc hs chú ý khi kể các câu đôí thoại quan trọng nên giữ nguyên văn, dưới dạng lời dẫn trực tiếp . Các câu khác có thể chuyển thành lời kể .
- Vài hs kể mẫu .
- Hs thực hành kể theo cặp .
- Hs thi kể trước lớp .
- 4 Hs đọc, lớp theo dõi trong sgk .
- Hs trả lời .
- Hs đọc nội dung bài tập .
- Hs suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
- Lớp theo dõi .
- Hs tập kể theo cặp .
- Hs thi kể trước lớp .
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Nhận xét tiết học .
Yêu cầu hs ghi nhớ : Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự không gian .
Chuẩn bị bài sau : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 09 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài : ĐỘNG TỪ
Ngày dạy : 02 - 11 - 2006
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs có khả năng :
1. Hiểu được động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng .
2. Nhận biết được động từ trong câu , biết đặt câu với động từ .
II- Đồ dùng dạy học :
4 phiếu bài tập trên giấy khổ rộng viết nội dung BT.I. 2 , BT.III.1 và2.
Bảng phụ ghi đoạn văn BT.III.2b
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
1 Hs làm BT4 bài LTVC trước.
Nhận xét đánh giá bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về động từ . 5 phút
. Mục tiêu : Hs biết được động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng .
. Cách tiến hành :
1. Hd Hs hoàn thành phần nhận xét :
- Cho 1 hs nêu yêu cầu của bài tập 1 và 2 .
- Gv treo bảng phụ, cho hs thảo luận theo nhóm đôi, hoàn thành các yêu cầu của bài tập.
- Cho các nhóm trình bày.
- Gv chốt lại lời giải đúng ( theo sgv / 205 ).
2. Hd Hs học ghi nhớ :
- Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ .
- Gv giải thích thêm cho rõ nội dung phần ghi nhớ .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Hs các nhóm thảo luận, hoàn thành các yêu cầu trong phiếu , cử 1 thư ký ghi lại các ý kiến.
- Đại diện các nhóm lên bảng, trình bày bài làm.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm .
- Hs đọc thuộc ghi nhớ.
3. Hoạt động 2 : Luyện tập : 20 phút
. Mục tiêu : Hs nhận biết được động từ trong câu , biết đặt câu với động từ tìm được .
. Cách tiến hành :
1. Hd Hs giải bài tập 1 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho cả lớp viết ra giấy nháp các hoạt động mình thường làm ở nhà hay ở trường . 2 hs làm bài trên phiếu .
- Hs làm bài trên phiếu dán lên bảng, trình bày
- Nhận xét, chữa bài .
2. Hd Hs giải bài tập 2 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập 2 .
- Cho hs làm cá nhân . 2 hs làm bài trên phiếu
- Cho hs làm bài trên phiếu dán lên bảng, rồi trình bày bài làm.
- Nhận xét, chữa bài .
3. Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Xem kịch câm” :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập 3 .
- Tổ chức cho hs chơi như hd trong sgv trang 206 .
- 2 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs làm cá nhân .
- Hs trình bày .
- 2 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs viết các động từ ra giấy nháp .
- Hs làm bài trên phiếu , trình bày bài làm.
- Hs chơi trò chơi “ Xem kịch câm”.
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Về nhà học thuộc phần ghi nhớ .
Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau : Ôn tập, kiểm tra GHK I.
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 09 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tên bài : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
Ngày dạy : 03- 11 - 2006
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs biết :
Xác định mục đích trao đổi, vai trong trao đổi .
Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích .
Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra .
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV .
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 Hs kể lại câu chuyện trong tiết TLV tuần trước .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu đề bài . 5 phút
. Mục tiêu : Hs nắm được yêu cầu của đề bài.
. Cách tiến hành :
- 1 hs đọc yêu cầu của đề bài, Gv gạch dưới những từ : có nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh chị, ủng hộ, cùng bạn đóng vai để giúp hs xác định đúng yêu cầu của đề .
- 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài, lớp theo dõi trên bảng .
3. Hoạt động 2: Luyện tập : 22 phút
. Mục tiêu : Hs xác định mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. Thực hành trao đổi .
. Cách tiến hành :
1 – Xác định mục đích trao đổi, hình dung các câu hỏi sẽ có :
- Gọi Hs đọc các gợi ý của bài .
- Gv hd hs xác định đúng trọng tâm của đề bài, qua hệ thống câu hỏi ở sgv trang 208.
- Hd hs lựa chọn môn năng khiếu, đọc thầm gợi ý 2, hình dung câu trả lời để giải đáp thắc mắc mà anh chị có thể đặt ra .
2 – Thực hành trao đổi theo cặp :
- Các cặp trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp .
- Lần lượt đổi vai để thực hành trao đổi .
- Gv giúp đỡ cho các nhóm.
3 – Thi trình bày trước lớp :
- Vài cặp hs thi trình bày trước lớp .
- Lớp nhận xét, bình chọn cặp trao đổi hay nhất .
- Gv nêu nhận xét .
- 3 Hs đọc, lớp theo dõi trong sgk .
- Hs suy nghĩ , trả lời từng câu hỏi .
- Hs phát biểu .
- Hs làm việc theo cặp.
- Hs thi trao đổi , lớp nhận xét.
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
- Gv mời hs nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân.
Yêu cầu hs viết lại vào vở đoạn văn trao đổi trước lớp .
Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau : Ôn tập, kiểm tra GHK I.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TV4 09.doc