Mục đích , yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An- đrây- ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa của từ : dằn vặt .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn Hs luyện đọc .
III- Các hoạt động dạy - học :
16 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 06 môn : Tập đọc - Tên bài : Nỗi dằn vặt của An - Đrây-ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v đọc mẫu.
Tổ chức Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Tổ chức Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
Gv nhận xét đánh giá.
w Bước 2 : Thi đọc phân vai
- Cho Hs học nhẩm bài.
- Thi đọc phân vai .
- 3 Hs đọc . Lớp đọc thầm .
Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp
3-4 Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs học nhẩm bài trong sgk.
- Hs mỗi dãy đại diện thi đọc .
- Lớp bình chọn bạn thắng .
C- Củng cố – dặn dò : 3 phút
Gv nêu câu hỏi để Hs nêu ý nghĩa bài .
Nhận xét tiết học .
Về nhà đọc bài và kể lại chuyện cho người thân nghe .
Chuẩn bị bài sau : Trung thu độc lập .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 06 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tên bài : TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
Ngày dạy : 1 - 10 - 2008
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs có khả năng :
Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình .
Biết tham gia sửa lỗi do Gv đưa ra, biết tự chữa lỗi trong bài viết của mình .
Nhận thức được cái hay của bài được khen .
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết các đề bài Làm văn .
Phiếu học tập ( theo sgv trang 143 )
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2-3 Hs đọc lại lá thư đã viết .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Giới thiệu tên bài và mục đích – yêu cầu của tiết kiểm tra .
2. Hoạt động 1 : Nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp . 5 phút
. Mục tiêu : Hs biết được những ưu điểm, những thiếu sót chung của cả lớp cũng như của riêng mình khi viết thư để rút kinh nghiệm .
. Cách tiến hành :
- Gv treo bảng phụ đã viết đề bài .
- Nhận xét cụ thể từng bài cho Hs .
- Thông báo điểm cho hs .
+ Những ưu điểm chính :
+ Những thiếu sót hạn chế :
3. Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs chữa bài : 15 phút
. Mục tiêu : Hs tham gia sửa lỗi do Gv đưa ra, biết tự chữa lỗi trong bài viết của mình .
. Cách tiến hành :
a- Hd từng hs chữa lỗi :
Gv theo dõi, giúp đỡ cho hs thực hiện PBT .
b- Hd chữa lỗi chung :
- Gv chép các lỗi định chữa lên bảng :
- Gv chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
- Hs làm việc với phiếu bài tập . Nhiệm vụ :
+ Đọc lời nhận xét của Gv .
+ Tìm những chỗ lỗi Gv đã chỉ trong bài .
+ Viết vào phiếu các lỗi đó rồi chữa.
+ Đổi chéo phiếu để kiểm tra .
- Vài hs lên bảng chữa lần lượt các lỗi . Lớp chữa vào nháp.
- Hs trao đổi, chữa lỗi trên bảng .
- Hs chép bài vào vở .
4. Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs học tập những đoạn thư, lá thư hay : 5 phút
. Mục tiêu : Hs nhận thức được cái hay của những đoạn thư, lá thư hay .
. Cách tiến hành :
Gv đọc những đoạn thư, lá thư hay trong lớp .
Hs trao đổi, thảo luận dưới sự điều khiển của Gv để nhận ra cái hay của những đoạn thư, lá thư hay
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Nhận xét tiết học . Tuyên dương những hs viết văn tốt
Về nhà tiếp tục sửa lỗi bức thư của mình .
Chuẩn bị bài sau : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 06 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
Ngày dạy : 2 - 10 - 2008
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs có khả năng :
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm : Trung thực – Tự trọng .
Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
II- Đồ dùng dạy học :
Từ điển Tiếng Việt .
Giấy khổ to viết nội dung BT 1, 2, 3.
Vở bài tập Tiếng Việt .
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs lên bảng làm miệng BT1, BT2 ( Tiết LTVC trước )
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
2. Hoạt động 1 : Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ . 15 phút
. Mục tiêu : Hs được mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm : Trung thực- Tự trọng. . Cách tiến hành : Hướng dẫn hs làm bài tập 1, 2 , 3.
w Bài tập 1 : Điền từ :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho lớp làm bài tập vào vở, phát phiếu riêng cho 2 hs làm trên phiếu .
- Hs làm phiếu dán lên bảng, trình bày bài làm .
- Gv nhận xét, chốt ý đúng .
w Bài tập 2 : Nối từ với nghĩa .
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho Hs suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở , phát phiếu riêng cho 2 hs làm trên phiếu .
- Hs làm phiếu dán lên bảng, trình bày bài làm .
- Gv nhận xét, chốt ý đúng .
w Bài tập 3 : Phân loại từ theo nhóm nghĩa .
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho Hs dựa vào nghĩa của từ , để xếp vao 2 nhóm nghĩa : + Ở giữa :
+ Một lòng một dạ :
- Phát phiếu riêng cho 2 hs làm trên phiếu .
- Hs làm phiếu dán lên bảng, trình bày bài làm .
- Gv nhận xét, chốt ý đúng .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc đoạn văn .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- Lớp sửa bài.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc đoạn văn .
- Hs làm bài vào vở .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- Lớp sửa bài.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Hs phát biểu .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung . Cùng sửa bài ,
3. Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng vốn từ ngữ đã học . 10 phút
. Mục tiêu : Hs được rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên.
. Cách tiến hành : Hướng dẫn hs làm bài tập 4 .
w Bài tập 4 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho Hs suy nghĩ đặt câu .
- Cho các nhóm thi tiếp sức, trình bày bài làm, từng thành viên trong nhóm nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã đặt với 1 từ ở BT 3. Nhóm nào đặt được nhiều câu nhất là thắng .
- Gv nhận xét .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Hs các nhóm thi tiếp sức, trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
C- Củng cố – dặn dò : 3 phút
Nhận xét tiết học .
Về nhà xem lại bài tập ; viết lại các câu văn vừa đặt :
Chuẩn bị bài sau : Cách viết tên người , tên địa lý Việt Nam .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 06 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tên bài : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
Ngày dạy : 3 - 10 - 2008
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs có khả năng :
Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, hs nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện .
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
II- Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ trong sgk .
1 phiếu bài tập trên giấy khổ rộng viết nội dung BT2 .
Bảng phụ viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh ( 2, 3, 4, 5 )
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
1 Hs làm lại phần luyện tập .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
2. Hoạt động 1 : Ôn lại cách xây dựng đoạn văn kể chuyện . 3 phút
. Mục tiêu : Hs được ôn lại cách xây dựng đoạn văn kể chuyện
. Cách tiến hành :
- Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện ( tuần 5 ).
- Gv giải thích thêm cho rõ nội dung phần ghi nhớ .
- 1 HS đọc phần ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm .
3. Hoạt động 2 : Luyện tập : 22 phút
. Mục tiêu : Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, hs nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện .
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
. Cách tiến hành :
Bài tập 1 : Dựa vào tranh kể lại cốt truyện :
- Gọi Hs đọc nội dung bài tập .
- Gv cho hs quan sát tranh minh hoạ trong sgk.
Đọc phần chú giải để nắm sơ lược cốt truyện .
- Cho cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ Truyện có mấy nhân vật ?
+ Nội dung truyện nói về điều gì ?
- Cho vài hs nối tiếp nhau trình bày cốt truyện Ba lưỡi rìu .
Bài tập 2 : Phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện :
- Gọi Hs đọc nội dung bài tập .
- Gv hd hs làm mẫu tranh 1 :
+ Cho cả lớp quan sát kỹ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ trả lời các câu hỏi gợi ý a và b.
+ Gv chốt ý bằng cách dán tờ phiếu đã trả lời câu hỏi ( theo sgv trang 148 ) lên bảng .
- Cho hs thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện .
+ Gv treo bảng phụ viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh .
+ Cho hs kể chuyện, phát triển ý, xây dựng thành đoạn văn .
- 2 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- 1 Hs đọc nội dung bài và chú giải dưới mỗi bức tranh, lớp đọc thầm trong sgk.
- Hs phát biểu, Lớp theo dõi nhận xét .
- 1 Hs nêu nội dung bài tập . Lớp đọc thầm .
- Hs quan sát tranh và đọc chú giải dưới mỗi bức tranh, trả lời. Hs phát biểu, Lớp theo dõi nhận xét
- Vài hs nhìn phiếu, tập xây dựng đoạn văn, cả lớp nhận xét .
- Hs làm việc các nhân, quan sát các tranh còn lại suy nghĩ tìm ý cho các đoạn văn .
- Hs kể chuyện theo cặp.
- Đại diện vài hs thi kể từng đoạn, thi kể cả truyện trước lớp .
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Gv cho hs nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học .
Nhận xét tiết học .
Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ , viết lại vào vở câu chuyện đã kể .
Chuẩn bị bài sau : Luyện tập phát triển câu chuyện .
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TV4 06.doc