Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Vĩnh Hảo 2

I.Mục tiêu :

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.

- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.

II. Phương tiện dạy học:

- Hình trang sgk / 76, 77

- Một ít đường hoặc muối , nước sôi để nguội, một ly thuỷ tinh, một thìa nhỏ có cán dài.

III.Tiến trình dạy học:

* Họat động 1* Kiểm tra bài cũ :

- Nêu cách tách hỗn hợp dầu ăn với nước .

- kể tên một số hỗn hợp

* Họat động 2* Giới thiệu bài mới :

* Họat động 3 : Thực hành : “ Tạo ra 1 dung dịch”

MT: Biết tạo ra một dung dịch.

- H.sinh làm việc theo nhóm 4 : tạo ra 1 dung dịch nước đường hoặc nước muối với nước , rồi thảo luận để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? Dung dịch là gì ?

- Đại diện nhóm nêu công thức để pha dung dịch nước đường hoặc nước muối , mời các nhóm khác nếm thử .

- Các nhóm nhận xét , so sánh độ mặn , ngọt của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra

* Kết luận : Muốn tạo ra 1 dung dịch , ít nhất phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất phải ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó .

Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau đựoc gọi là dung dịch

 

doc30 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Vĩnh Hảo 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bài 1 : 1c ; 2a ; 3b; 4d. - Bài 2 : 1 nhụy ; 2 nhị - Bài 3 : hoa hồng, hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng; cây ngô thụ phấn nhờ gió. - Bài 4 : 1e ; 2d ; 3a ; 4b ; 5 c ; - Bài 5 : Những động vật đẻ con : Sư tử , hươu cao cổ ; đẻ trứng : chim cánh cụt, cá vàng . IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 62 MÔI TRƯỜNG Sgk/ 128 Thời gian : 35 phút I. Mục tiêu: - Khái niệm về môi trường. - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương. II.ĐDDH: - Hình trang 128 , 129 sgk III.Các hoạt động dạy học : * Họat động 1 * Kiểm tra bài cũ : - Ôn tập động vật, thực vật – h.sinh trả lời một số câu hỏi trang 125 , 126. * Họat động 2 : Quan sát và thảo luận MT: Khái niệm về môi trường. - H.sinh làm việc theo nhóm , đọc thông tin và quan sát hình làm bài tập theo yêu cầu phần thực hành trang 128 sgk. - Làm việc cả lớp : các nhóm đưa đáp án so sánh đối chiếu , chốt lại đáp án đúng. * Kết luận : Hình 1 c ; 2d ; 3a ; 4b . - H.sinh trả lời theo cách hiểu : môi trường là gì ? * Kết luận : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : Môi trường tự nhiên ( Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nbân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường ,). * Hoạt động 3 : Thảo luận MT: Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương. - H.sinh thảo luận câu hỏi : Bạn sống ở đâu? Làng quê hay đô thị ? - Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống. * Kết luận : Làng quê : Không khí , đất, đá, nước, sông , biển , * Họat động 4: Củng cố – dặn dò : - Môi trường là gì ? Nêu một số môi trừơng tự nhiên , một số môi trường nhân tạo. IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 63 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Sgk/ 130 Thời gian : 35 phút I.Mục tiêu : Sau bài học, h.sinh có khả năng : Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên . Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. II.ĐDDH: - Hình trang 130,131 sgk III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : Môi trường là gì? Nêu một số thành phần của môi trường. * Bài mới : * Họat động 1 : Quan sát và thảo luận - Hslàm việc theo thảo luận tài nguyên thiên nhiên là gì ? - Quan sát các hình trang 130, 131 phát hiện tài nguyên thiên nhiên mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó. Trình bày . Nhận xét , bổ sung. * Kết luận : Mục bạn cần biết trang 130. * Hoạt động 2 : Trò chơi : “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”. Chia lớp thành 2 đội chơi , ghi tên tài nguyên và công dụng của tài nguyên đó . Đội nào ghi nhiều thắng cuộc. C. Củng cố – dặn dò : Tuyên dương h.sinh tìm được nhiều tài nguyên thiên nhiên. Học bài trong sgk / 130 IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 64 VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Sgk/ 132 Thời gian : 35 phút I. Mục tiêu: Sau bài học, h.sinh có khả năng : -Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớnđến đời sống của con người . - Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. -Kỹ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi trường những gì. - Kỹ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống. II.ĐDDH: - Hình trang 132 sgk III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : - Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên và nêu công dụng của nó? * Bài mới : * Họat động 1 : Quan sát - H.sinh làm việc theo nhóm quan sát hình trang 132 phát hiện : Môi trường tự nhiên cung cấp cho người những gì và nhận từ con người những gì ? Trình bày kết quả . * Kết luận : Mục bạn cần biết trang 133. * Hoạt động 2 : Trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn “ - Từng nhóm ghi vào giấy những gì môi trường cung cấp cho con và nhân từ con người . Trình bày , bổ sung. Chốt ý đúng . H.sinh thảo luận cả lớp câu hỏi trang 133 sgk * Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt. Môi trường sẽ bị ô nhiễm. C. Củng cố – dặn dò : Học bài trong sgk / 133 IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 65 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG Sgk/ 134 Thời gian : 35 phút I.Mục tiêu : Sau bài học, h.sinh có khả năng : Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá Nêu tác hại của việc phá rừng . II.ĐDDH: - Hình trang 134,135 sgk III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : Môi trường tự nhiên có tác động gì đến con người ? Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường . * Bài mới : * Họat động 1 : Quan sát và thảo luận - Làm việc theo nhóm quan sát các hình trang 134,135 sgk trả lời câu hỏi trang 134. Trình bày. * Kết luận : Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá : đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường. * Hoạt động 2 : Thảo luận - Làm việc theo nhóm 4 trả lời câu hỏi trang 135 * Kết luận : hậu quả của việc phá rừng : - Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên - đất bị xói mòn trở nên bạc màu - Động vật và thực vật quí hiếm bị giảm dần, một số lòai đã bị tuyệt chủng và một số lòai có nguy cơ bị tuyệt chủng C. Củng cố – dặn dò : Sưu tầm các thông tin tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó. IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 66 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Sgk/ 136 Thời gian : 35 phút I. Mục tiêu: Sau bài học, h.sinh có khả năng : - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa. II.ĐDDH: - Hình trang 136,137 sgk III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : Nêu lí do rừng bị tàn pha1? Hậu quả của việc phá rừng ? * Bài mới : * Họat động 1 : Quan sát và thảo luận - Quan sát hình 1,2 và trả lời câu hỏi sgk trang 136 . Trình bày, bổ sung . * Kết luận : Nguyên nhan chính dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹplà do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngòai ra , khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông. * Hoạt động 2 : Thảo luận -Làm việc theo thảo luận các câu hỏi trang 137 . Trình bày . * Kết luận : Mục bạn cần biết. C. Củng cố – dặn dò : Học bài trong sgk /136,137 IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 67 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG, KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC. Sgk/ 211 Thời gian : 35 phút I.Mục tiêu : Sau bài học, h.sinh có khả năng : Nêu một số nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. II.ĐDDH: - Hình trang 138 sgk III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : Nêu nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái . Nêu tác dụng của việc sử dụng phân bón hóa học , thuốc trừ sâu, đối với môi trường đất. * Bài mới : * Họat động 1 : Quan sát và thảo luận - H.sinh quan sát hình và thảo luận trả lời câu hỏi sgk – Trình bày, nhận xét. * Kết luận : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngàng công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất của cải vật chất. * Hoạt động 2 : Thảo luận - H.sinh thảo luận câu hỏi trang 139 - trình bày theo nhóm , trước lớp. C. Củng cố – dặn dò : Học bài trong sgk / 139 IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 68 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Sgk/ 140 Thời gian : 35 phút I. Mục tiêu: Sau bài học, h.sinh có khả năng : Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình. Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần gi7ũ vệ sinh môi trường. Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường. .ĐDDH: Hình trang 140, 141 sgk - Một số hình ảnh và thôn tin về biện pháp bảo vệ môi trường. III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : - Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước . Không khí và nước ô nhiễm gây tác hại gì ? * Bài mới : * Họat động 1 : Quan sát và thảo luận - H.sinh quan sát hình và thảo luận trả lời câu hỏi sgk – Trình bày, nhận xét. * Kết luận : Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của quốc gia nào , một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tùy lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường. * Hoạt động 2 : Triển lãm - H.sinh trình bày theo nhóm và cử bạn thuyết trình trong nhóm, trước lớp. C. Củng cố – dặn dò : Học bài trong sgk / 139 IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ---------------------- KHOA HỌC : Tiết : 69 ÔN TẬP : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Sgk/ 142 Thời gian : 35 phút I.Mục tiêu : Sau bài học, h.sinh được Củng cố , khắc sâu kiến thức về : Một số từi ngữ liên quan đến môi trường. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường. II.ĐDDH: - Phiếu học tập . III.Các hoạt động dạy học : * Kiểm tra bài cũ : - Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường. * Bài mới : * Họat động 1 : Trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng “ -Chia 2 nhóm chơi – G.viên đưa câu hỏi , h.sinh lắc chuông trả lời . * Hoạt động 2 : Làm bài tập trắc nghiệm - Làm bài cá nhân – kiểm tra miệng. Nhận xét . C. Củng cố – dặn dò : Ôn đề cương thi IV.Bổ sung: ---------------------- aëb ----------------------

File đính kèm:

  • docKHOA HỌC.doc