Giáo án lớp 4 - Tập đọc - Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

-Thể hiện sự cảm thông . Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:

- Tranh minh hoạ trong SGK

- Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 

doc39 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tập đọc - Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô xi và thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các-bon-nic để tồn tại. + Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. + Con người , thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. *Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường - HS vẽ trên giấy A4 VD: Cơ thể người Lấy vào Thải ra Khí Khí ô-xi các-bô-níc Thức ăn Phân Nước Nước uống tiểu - Nhận xét tuyên dương - Liên hệ giáo dục HS. * Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị bài sau: “trao đổi chất ở người TT” - HS trả lời cá nhân. - Thảo luận nhóm.-Ghi vào phiếu. - HS trình bày kết quả - HS đọc mục Bạn cần biết - HS trả lời - Làm việc cá nhân - Trình bày sản phẩm - Trình bày ý tưởng của bản thân thể hiện qua hình vẽ như thế nào. KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC TIẾT 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mếm. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ hành vi trung thực trong học tập. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân. - Kĩ năng bình luận phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập. III. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm biøa màu đỏ, xanh và trắng IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Thảo luận. Giải quyết vấn đề. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài mới: * Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 3, SGK) - GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính: a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem; b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà;ø c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau. H : Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào ? Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó GV kết luận: - Cách giải quyết ( c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. * Hoạt động 2:Làm việc cá nhân ( BT1 SGK) GV nêu yêu cầu BT GV kết luận: - Việc (c) là trung thực trong học tập. - Các việc (a), (b). ( d) là thiếu trung thực trong học tập. * Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến (BT2 SGK) Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: - Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. - Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. - Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT2, HS biểu lộ thái độ GV kết luận: - Ý kiến (b), (c) là đúng - Ý kiến (a) là sai * Hoạt động nối tiếp: - HS sưu tầm các mẫu chuyện , tấm gương về trung thực trong học tập - Tự liên hệ ( BT6, SGK) HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống. HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống HS giơ tay Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm trình bày Lớp trao đổi bổ sung HS đọc Ghi nhớ HS làm việc cá nhân HS trình bày ý kiến trao đổi lẫn nhau HS đọc BT HS giơ tấm bìa HS giải thích lí do lựa chọn của mình Cả lớp trao đổi bổ sung - HS đọc Ghi nhớ SGK KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TIẾT 1 : MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU: - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng bản đồ, thảo luận nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Kiểm tra: Kiểm tra sách của HS Bài mới: * Hoạt động 1:Làm việc cả lớp - GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. - HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hoà. * Hoạt động 2:Làm việc nhóm - GV phát mỗi nhóm một tranh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó. - GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam. * Hoạt động 3:Làm việc cả lớp GV : để Tổ quốc ta tười đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước . Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó ? - GV kết luận * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS cách học: Để học tốt môn Lịch sử và Địa lí , các em cần tập quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập tìm kiếm tài liệu lịc sử, địa lí;mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và cùng tìm câu trả lời.Các em nên trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của chính mình. * Hoạt động nối tiếp: - Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp em hiểu biết gì ? Về nhà chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ. - HS trình bày. - Cả lớp nhận xét bổ sung - Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp. - HS phát biểu. - HS trả lời - HS đọc tóm tắt SGK KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TIẾT 2 : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng bản đồ, thảo luận nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Kiểm tra : Môn Lịch sử & Địa lí Môn Lịch sử & Địa lí lớp 4 giúp em hiểu điều gì? Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên & đời sống của người dân nơi em đang sinh sống? Bài mới: 1. Bản đồ * Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam) - GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng - Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ ( Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam.) - GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm & đền Ngọc Sơn trên từng hình. - Yêu cầu HS đọc SGK & trả lời các câu hỏi sau: + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường? - GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời 2. Một số yếu tố của bản đồ * Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau: + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Hoàn thiện bảng sau (dựa vào ví dụ để hoàn thiện bảng) Tên bản đồ Phạm vi thể hiện Thông tin chủ yếu Ví dụ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam Nước Việt Nam Vị trí , giới hạn, hình dáng của nước ta, thủ đô, một số thành phố, núi , sông, + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) như thế nào? + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 & cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? - GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & kí hiệu bản đồ. * Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ Bước 1: Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi - Hai em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, em khác nói kí hiệu đó thể hiện cái gì. * Hoạt động nối tiếp: - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ. - Bản đồ được dùng để làm gì? - Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ (tt). - HS trả lời - HS nhận xét - HS quan sát - Vài HS đọc - HS trả lời trước lớp - HS quan sát & chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm & đền Ngọc Sơn - HS trả lời - Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp - Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện câu trả lời. - HS quan sát & thực hành vẽ vào vở nháp. - HS thực hiện. - HS trả lời.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 1 LIEN.doc
Giáo án liên quan