Giáo án lớp 4 - Ngô Văn Chinh

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài đọc.

II. Đồ dùng dạy - học:

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài giờ trước và tar lời các câu hỏi của bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc25 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Ngô Văn Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 (cuốn) Đáp số: 5500 cuốn. C. Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Khoa học kiểm tra học kì i I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: - Kiểm tra những kiến thức đã học ở học kỳ I. - HS làm được bài kiểm tra học kỳ. - Rèn luyện ý thức tự giác trong giờ kiểm tra. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động: 1. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. 2. GV phát đề cho từng HS, suy nghĩ làm bài. Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau: Lấy vào Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài Thải ra Thức ăn, nước Hô hấp Bài tiết nước tiểu Mồ hôi Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Để có thể khỏe mạnh bạn cần ăn: A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột. B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo. C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vitamin và khoáng. D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm. E. Tất cả các loại trên. b. Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là: A. Chọn thức ăn tươi sạch có giá trị dinh dưỡng không có màu sắc, mùi lạ. B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, han gỉ. C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn. D. Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay. E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. c. Để phòng bệnh do thiếu iốt, hàng ngày bạn nên sử dụng: A. Muối tinh. B. Bột ngọt. C. Muối bột canh có iốt. Câu 3: Nêu 3 điều em nên làm để: a. Phòng chống 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa. b. Phòng tránh tai nạn đuối nước. Câu 4: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (Cho ví dụ). - Nước chảy từ cao xuống thấp. - Nước có thể hòa tan 1 số chất. 3. GV thu bài kiểm tra về chấm. - Nhận xét giờ kiểm tra. - Dặn học sinh về chuẩn bị cho bài sau. Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009. kĩ thuật cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh quy trình mẫu khâu, thêu đã học. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1. - GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học. HS: Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lớt vặn, thêu móc xích. - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu các loại khâu, thêu đã học. HS: Nêu - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học. HS: Cả lớp nghe để nhớ lại cách khâu, thêu. 2. Hoạt động 2: Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn HS: Tự chọn sản phẩm thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. - Tuỳ khả năng ý thích, HS có thể cắt khâu thêu những sản phẩm đơn giản nhất. + Cắt, khâu, thêu khăn tay. + Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút. + Cắt, khâu, thêu váy liền áo cho búp bê, gối ôm - GV có thể yêu cầu HS nêu cách cắt, khâu, thêu sản phẩm mà mình chọn. HS: Nêu cách làm. - Các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn luyện tập miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. - Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. - GV chốt lại lời giải đúng. HS: Phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 3 câu. a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài. b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c. Đoạn 1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - GV nhắc HS chú ý: + Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài). + Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp. HS: Đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp. - GV nghe, nhận xét. - Chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm. - Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm. - GV nghe, nhận xét. HS: Đọc bài của mình. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ---------------------------------------------------------------- Toán luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và không chia hết cho 2, 5. - Nhận biết số chẵn và số lẻ. - Vận dụng các dấu hiệu để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và 5. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2: - Tìm vài số chia hết cho 2 - Tìm vài số không chia hết cho 2 HS: 2, 4, 6, 8, 10 HS: 3, 5, 7, 9, 11 - Một số HS lên bảng viết kết quả vào 2 cột. - HS quan sát, đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận. - Những số chia hết cho 2 là những số như thế nào? HS: là những số chẵn (các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8). - Những số không chia hết cho 2 là những số như thế nào? HS: là những số lẻ (các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9). 3. Giới thiệu cho HS số chẵn và số lẻ: - GV nêu: + Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn. Gọi HS nêu ví dụ về số chẵn: VD: 0, 2, 4, 6, 8 + Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ. VD: 1, 3, 5, 7, 9 4. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 (tương tự): - GV cho HS tìm vài số chia hết cho 5, vài số không chia hết cho 5. HS: 10, 15, 20, 25, 30, 9, 11, 12, 13, 24, 26 - Vậy những số chia hết cho 5 là những số như thế nào? - có tận cùng là 0 hoặc 5. 5. Thực hành: + Bài 1: - GV gọi 1 số HS trả lời miệng. HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - 1 số em trả lời miệng. + Bài 2: - GV và cả lớp nhận xét. HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó GV cho 1 vài HS lên bảng viết kết quả, cả lớp bổ sung. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 1 vài em lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) 340 ; 342 ; 344 ; 346 ; 348 ; 350. b) 8347 ; 8349 ; 8351 ; 8353 ; 8355 ; 8357 C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. -------------------------------------------------------------- Khoa học Bdhs: ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. - Rèn tính cẩn thận, yêu khoa học. II. Đồ dùng dạy - học: - Đồ dùng thực hành cho các nhóm. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi tên bài: 2. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí: - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm. - Đọc mục thực hành trang 66 SGK. - GV đi tới từng nhóm giúp đỡ. * HS: Làm thí nghiệm theo nhóm như gợi ý trong SGK. + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô xi. + Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni tơ. 3. Hoạt động 2:Tìm hiểu 1 số thành phần khác của không khí. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm thực hiện như chỉ dẫn của GV: + Quan sát hiện tượng. + Thảo luận và giải thích hiện tượng. - Đại diện các nhóm trình bày. - Thảo luận cả lớp: ? Yêu cầu HS nêu ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước - Vào những hôm trời nồm, nền nhà ướt. ? Em nhìn thấy trong không khí còn những gì - Bụi, khí độc, vi khuẩn. => Bài học ghi bảng. HS: Đọc lại. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------- Tiếng việt Bdhs: luyện tập miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về: - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Biết vận dụng kĩ năng quan sát để lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật II. Đồ dùng: - Vở BT Tiếng Việt 4 III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD học sinh làm và chữa bài tập: - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập. - Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi. Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống? HS: “Anh chàng phòng bảo vệ”. Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả? - Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống? - Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng - Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ. - HD học sinh viết dànm ýa. - Viết dàn ý cho bài văn miêu tả cái trống C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. --------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu - Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua - Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới - Giáo dục HS ý thức tự quản. II. Chuẩn bị Nội dung: + Sơ kết tuần 17 + Kế hoạch tuần 18 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Sơ kết công tác tuần 17 Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về : Đạo đức Nề nếp Học tập Lao động - vệ sinh Thể dục - sinh hoạt tập thể 3. Nêu kế hoạch tuần 18 - Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần - Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG. - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày thành lập QĐND VN 22/12. - Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.

File đính kèm:

  • docGA4tuan_17du_2_buoi.doc
Giáo án liên quan