Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1 - Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 35)

Biết thêm cách pha các màu da cam ,xanh lá cây và tím.

 - Nhận biết được các cặp màu bổ túc .

 - Pha được màu theo hướng dẫn

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên

 + Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.

 + Hình giới tiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

 + Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.

 

doc11 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1 - Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 35), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - HS yêu thích vẻ đẹp của hoa,lá trong thiên nhiên.Có ý thức bảo vệ cây cối . II. Chuẩn bị: - Giáo viên + Tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp. + Một số bông hoa, cành láđẹp để làm mẫu vẽ. + Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá. + Bài vẽ của HS các lớp trước. - Học sinh: + Một số hoa, lá thật hoặc ảnh. + Vở thực hành hoặc giấy vẽ. + Hộp màu, bút vẽ, tẩy... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: (5 phút) 2- Bài mới: Hoạt động 1: ( 25-30 phút) Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 - Dặn dò: (5 phút) - Kiểm tra dụng cụ học tập. - GTB Quan sát, nhận xét: - Cho HS xem một số tranh và một vài vật thật về hoa, lá và nêu theo gợi ý: Ví dụ: + Tên của bông hoa, chiếc lá ? + Hình dáng, đặc điểm của hoa, lá? + Màu sắc của hoa, lá? + Kể tên,hình dáng một số loại hoa, lá khác mà em biết. * Hoa, lá trong thiên nhiên có rất nhiều loại đẹp, chúng đa dạng và phong phú về hình dáng, màu sắc. Cách vẽ hoa, lá: - Vẽ minh họa trên bảng ( vừa vẽ vừa hướng dẫn cách vẽ) - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. Thực hành: *Lưu ý HS: - Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ. - Vẽ theo trình tự đã hướng dẫn Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại. + Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy. + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu. - Tuyên dương, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. - Quan sát các con vật, chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh Đề tài các con vật quen thuộc. - Chuẩn bị dụng cụ học tập cần có. - Hoa, lá sen. - Cánh xòe to, mỏng, mềm, đẹp. - Hoa màu hồng tươi, phớt trắng. lá màu xanh. - HS kể. - HS nêu cách vẽ: + Vẽ khung hình chung. + Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa, lá; + Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu; + Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá. + Vẽ màu theo ý thích - HS nhìn mẫu vẽ, vẽ vào vở. - HS nhận xét, xếp loại bài bạn. Tuần 3 Bài 3 Vẽ tranh ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC Người dạy :Trương Phước Bình Môn dạy : Mĩ thuật - Lớp 4 I.Mục tiêu: - Hiểu hình dáng ,đặc điểm, màu sắc của một số con vật quen thuộc. - Cách vẽ con vật. - vẽ được một vài con vật theo ý thích . - Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. II. Chuẩn bị: - Giáo viên + Tranh ảnh một số con vật. + Hình gợi ý cách vẽ . + Bài vẽ của HS các lớp trước. - Học sinh: + Vở thực hành hoặc giấy vẽ. + Hộp màu, bút vẽ, tẩy... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: (5 phút) 2- Bài mới: Hoạt động 1: ( 25-30 phút) Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 - Dặn dò: (5 phút) - Kiểm tra dụng cụ học tập. - GTB Tìm chọn nội dung đề tài: - Cho HS xem tranh, ảnh một số con vật và trả lời về: + Tên con vật? + Các bộ phận chính của con vật? + Đặc điểm nổi bật của con vật? + Kể tên những con vật khác mà em biết? Em thích con vật nào nhất? Vì sao? + Em sẽ vẽ con vật nào? + Nêu hình dáng, đặc điểm, màu sắc... của con vật em định vẽ? Cách vẽ con vật - Vẽ minh họa trên bảng ( vừa vẽ vừa hướng dẫn cách vẽ) - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. * Lưu ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho bức tranh sinh động như: mèo mẹ, mèo con, gà mẹ, gà con, cây cối... Thực hành: *Lưu ý HS: - Suy nghĩ, nhớ đặc điểm của con vật. - Sắp xếp hình vẽ cho cân đối. - Vẽ theo trình tự đã hướng dẫn Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại. + Cách chọn con vật. + Cách sắp xếp hình vẽ + Hình dáng con vật( rõ đặc điểm, sinh động) + Các hình ảnh phụ ( phù hợp) + Cách vẽ màu ( có đậm. có nhạt) Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc, chuẩn bị bài sau:Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc. - Chuẩn bị dụng cụ học tập cần có. - HS quan sát, trả lời câu hỏi và chọn nội dung. + Con mèo, chó, gà, vịt... + Đầu, mình, chân, đuôi. - HS quan sát, nêu cách vẽ: + Vẽ phác hình dáng chung của con vât. + Vẽ các bộ phận các chi tiết cho rõ đặc điểm. + Sửa chữa, hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu. - HS chọn nội dung và vẽ vào vở. - HS nhận xét, xếp loại bài bạn. Tuần 4 Bài 4 Vẽ trang trí CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC Người dạy :Trương Phước Bình Môn dạy : Mĩ thuật - Lớp 4 I.Mục tiêu: - Tìm hiểu vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc. - Biết cách chép họa tiết dân tộc. - Chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc. -Yêu quí ,trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. II. Chuẩn bị: - Giáo viên + Một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc + Hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc . + Bài vẽ của HS các lớp trước. - Học sinh: + Sưu tầm họa tiết dân tộc + Vở thực hành hoặc giấy vẽ. + Hộp màu, bút vẽ, tẩy... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: (5 phút) 2- Bài mới: Hoạt động 1: ( 25-30 phút) Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 - Dặn dò: (5 phút) - Kiểm tra dụng cụ học tập. - GTB Quan sát, nhận xét - Giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc , gợi ý bằng các câu hỏi để HS quan sát, nhận biết: + Các họa tiết trang trí là những hình ảnh gì? + Hình hoa, lá, con vật ở các họa tiết trang trí có đặc điểm gì? + Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào? + Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu? Cách chép họa tiết trang trí dân tộc - Vẽ minh họa trên bảng ( vừa vẽ vừa hướng dẫn cách vẽ) - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. Thực hành: *Lưu ý HS: - Quan sát kĩ hình vẽ. - Sắp xếp hình vẽ cho cân đối. - Vẽ theo trình tự đã hướng dẫn Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại. + Cách vẽ hình ( giống mẫu...) + Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động) + Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa) - Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh. Bài sau: Thường thức mĩ thuật Xem tranh phong cảnh. - Chuẩn bị dụng cụ học tập cần có. - HS quan sát, trả lời câu hỏi : - Hình hoa, lá, con vật. - Đã được đơn giản và cách điệu. - Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ. - Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, khăn, áo - HS quan sát, nêu cách vẽ: + Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết. + Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phàn của họa tiết. + Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng. + Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu + Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích. - HS chọn và chép họa tiết trang trí dân tộc ở SGK. - HS nhận xét, xếp loại bài bạn. Tuần 5 Bài 5 Thường thức mĩ thuật XEM TRANH PHONG CẢNH Người dạy :Trương Phước Bình Môn dạy : Mĩ thuật - Lớp 4 I.Mục tiêu: - Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh. -HS yêu thích phong cảnh,có ý thức giữ gìn,bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - Giáo viên + Tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác. - Học sinh: + Tranh, ảnh phong cảnh. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: (5 phút) 2- Bài mới: Hoạt động 1: ( 25-30 phút) Hoạt động 2 - Dặn dò: (5 phút) - Kiểm tra dụng cụ học tập. - GTB: Giới thiệu các bức tranh đã chuẩn bị yêu cầu HS khi xem tranh cần chú ý: Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 – 1976) Cầu Thê Húc Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học) + Tên tranh: + Tên tác giả: + Các hình ảnh có trong tranh: + Màu sắc: + Chất liệu để vẽ tranh. *Nêu đặc điểm của tranh phong cảnh + Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động nhưng phong cảnh là chính. + Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc. ở nhà ... đẻ trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Xem tranh 1) Phong cảnh Sài Sơn:Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 – 1976) -Yêu cầu HS xem tranh và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý: + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Tranh vẽ đề tài gì ? + Màu sắc bức tranh như thế nào? Có những màu gì? + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? + Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? Tóm tắt: Tranh khắc gỗ phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây). Đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp. + Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khỏe khoắn, sinh động tạo nên vẻ đệp bình dị và trong sáng. 2) Phố cổ :Tranh sơn đầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) - Họa sĩ quê ở huyện Quốc Oai, tỉnhHà Tây.Ông say mê vẽ về đề tài phố cổ Hà Nội và rất thành công.Ông có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện rất riêng.Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. *Yêu cầu HS xem tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Bức tranh vẽ những hình ảnh gì? + Dáng vẻ của các ngôi nhà? + Màu sắc của bức tranh? *GV bổ sung : Hình ảnh, màu sắc, cách vẽ...gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra trong lòng phố cổ. 3) Cầu Thê Húc:Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học). * Gợi ý HS tìm hiểu bức tranh: + Các hình ảnh trong tranh? + Màu sắc? + Chất liệu? + Cách thể hiện? *Kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh, sạch, đẹp là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần giữ gìn , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Nhận xét, đánh giá - Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học. Quan sát các loại quả dạnh hình cầu, Chuẩn bị bài sau:Vẽ theo mẫu Vẽ quả dạng hình cầu. - Chuẩn bị dụng cụ học tập cần có. Phố cổ Tranh sơn đầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) - HS xem tranh, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi. - Người, cây, nhà, ao làng... - Nông thôn. - Màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng ... - Phong cảnh làng quê. - Các cô gái ở bên ao làng. *HS xem tranh thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời các câu hỏi: - Đường phố có những ngôi nhà... - Nhấp nhô, cổ kính. - Trầm ấm, giản dị. - Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá. - Tươi sáng, rực rỡ. - Màu bột. - Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng.

File đính kèm:

  • docMT4 Tuan 15(1).doc